Nội dung bài viết
1. Toàn cầu hóa kinh tế
Quan niệm về toàn cầu hóa kinh tế
Thuật ngữ toàn cầu hoá (globalization) lần đầu tiên xuất hiện trong từ điển của Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, tức là từ khi làn sóng “toàn cầu hoá mới” được xuất hiện gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nó bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Ba nhân tố: công nghệ – kỹ thuật mới, thông tin và tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Toàn cầu hóa là thuật ngữ bao gồm nhiều khía cạnh như về toàn cầu hóa thị trường, toàn cầu hóa văn hóa và nó ảnh hưởng tới lối sống của người dân mỗi quốc gia khi quốc gia đó bước vào quá trình toàn cầu hóa
Việc tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vi một nước đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vị thế giới và theo đó, sự phát triển của mọi nền kinh tế đều đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia – dân tộc. Do đó, toàn cầu hoá ngày nay được hiểu, về thực chất, trước hết là một hiện tượng kinh tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của mỗi nước dưới tác động của công nghệ, truyền thông và tiền vốn đã gia tăng mạnh mẽ, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Các hoạt động kinh tế liên kết trên một chỉnh thể thị trường toàn cầu và đồng thời với quá trình đó là sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc vào nhau giữa các nước và khu vực.
Toàn cầu hóa kinh tế là khuôn khổ để phân bố lại nguồn lực phát triển trên thế giới: nó đặt ra yêu cầu cho các quốc gia phải thực hiện dỡ bỏ các rào cản về thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, lao động và thể chế cho các quá trình phát triển toàn cầu. Nói cách khác, các nền kinh tế mỗi nước đều phải tiến hành tự do hoá bằng việc mở cửa thị trường và xâm nhập vào thị trường các nước và khu vực khác để tiếp cận vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý và các dịch vụ khác đã ngày càng trở nên đa dạng và có tính quốc tế cao.
Đặc trưng và biểu hiện mới của toàn cầu hóa kinh tế
Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến 3 lần có hiện tượng toàn cầu hoá” trước khi bước vào một thời đại “toàn cầu hoá mới” được bắt đầu từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Điểm chung của 3 lần “toàn cầu hoá” này là ở chỗ chúng đều là hệ quả của chiến tranh và chính sách thực dân để phân chia lại thị trường thế giới
Lần thứ nhất, vào cuối thế kỷ XV, sau khi Colombo tìm ra Châu Mỹ, Châu Âu “khai hoá” thế giới và theo đó, tư bản được tích luỹ lớn, nước anh trở thành bá chủ thế giới. Lần thứ hai, vào giữa thế kỷ XIX, người Châu Âu chinh phục châu á, nhật bản nắm lấy cơ hội tiến hành cuộc “Duy tân”, hưng thịnh đất nước. Lần thứ ba, chiến tranh thế giới II kết thúc với sự ra đời của một trật tự thế giới mới do các nước thắng trận dẫn dắt, các quốc gia thuộc các Châu Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập và hoà nhập vào cộng đồng thế giới.
Khác 3 lần trước, lần toàn cầu hóa thứ tư xuất hiện do bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.
Toàn cầu hóa kinh tế xét về bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ kinh tế, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước, các khu vực. Theo cách hiểu này, toàn cầu hoá ngày nay là sản phẩm của sự phát triển và văn minh nhân loại và do đó, nó là cơ hội để mọi quốc gia đón nhận, tự nguyên hội nhập và góp sức mình thúc đẩy sự phát triển toàn cầu.
Có thể thấy một số đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế như sau:
Một là, toàn cầu hoá kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự gia tăng nhanh chóng các luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ, dịch vụ, lao động… Trong đó toàn cầu hoá về tài chính là đặc trưng nổi bật chi phối các tiến trình tự do hoá về thương mại, dịch vụ và đầu tư đã kết với nhau thành một mạng trên quy mô toàn cầu. Ngày nay, giá trị trao đổi buôn bán trên phạm vi toàn cầu.
Hai là, trong nền kinh tế toàn cầu, quản lý vĩ mô dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của một quốc gia. Sự phát triển của kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin đã cung cấp những phương tiện hoàn hảo hơn để áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực quản lý và theo đó, đã trở thành phương tiện lưu chuyển tiền vốn toàn cầu.
Ba là, từ tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất – một “sân chơi chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ nào.
Bốn là, sự phát triển kinh tế toàn cầu từng bước hình thành luật pháp, các quy định, các tiêu chuẩn và chính sách xuyên quốc gia.
Năm là, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, xu hướng liên kết khu vực và quốc tế được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Sáu là, một đặc trưng khác khá nổi bật ở làn sóng toàn cầu thứ tư là hầu hết các nước đang phát triển và kinh tế chuyển đổi đã thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Họ đã và đang trở thành các chủ thể tích cực tham gia vào việc hình thành một hệ thống thương mại “công bằng”, không phân biệt đối xử, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia.
Cuối cùng, toàn cầu hóa kinh tế gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước với nhau làm cho sự phát triển của mỗi nước ngàu càng liên hệ mật thiết với nhau hơn: các nước phải dựa vào nhau, cùng chia sẻ những cơ hội và thách thức, hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề chúng của thế giới và các vấn đề riêng không còn là của từng quốc gia.
2. Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến nay.
Cơ hội và tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế việt nam
Xét theo khía cạnh tích cực, toàn cầu hóa kinh tế có những cơ hội và tác động tích cực đối với nền kinh tế việt nam sau đây:
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới nói chung và cho nền kinh tế thế giới nói riêng. Việt Nam tuy không có ưu thế về công nghệ, vốn, chất lượng nguồn lục… so với các nước phát triển trên thế giới nhưng nhờ mô thức kinh tế thị trường mở của toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam dần có điều kiện phát huy “hiệu ứng hội nhập” để bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng.
Một số cơ chế tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế với nền kinh tế Việt Nam như: sự mở cửa thương mại, FDI được lưu chuyển tự do (lâu dài sẽ tác động đến khối lượng tăng trưởng hàng hóa nên việt nam có cơ hội tăng được tỷ lệ đầu tư vào sản phẩm xã hội), tự do hóa lưu thông vốn,
Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy việt nam cải tổ và bắt nhịp vàoq úa trình hình thành một thị trường thế giới thống nhất như một chỉnh thể. Đây là cơ hội tốt để việt nam tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu, mở cửa thị trường bên trong nhằm hình thành đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu.
Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế truyền bá và chuyển giao trên quy mô lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế đến với Việt Nam, tạo tiền để và điều kiện cho Việt Nam thực hiện các bước phát triển rút ngắn.
Thứ tư, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự cải cách sâu rộng nền kinh tế Việt Nam, cũng như gia tăng tiến trình hội nhập khu vực quốc tế để Việt Nam có thể nâng cao được thế thương lượng cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thế giới.
Thứ năm, toàn cầu hóa kinh tế là các “ngoại áp” có tác động làm thay đổi tư duy và phương thức quản lý, điều hành của chính phủ một các tích cực đối với các quá trình phát triển.
Thứ sáu, toàn cầu hóa kinh tế mang lại lợi ích nhiều mặt cho các tầng lớp cư dân. Trong điều kiện ngày nay, mọi người có thể tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ mới, rẻ từ khắp nơi trên thế giới, những người làm việc trong các công sở, cơ quan kinh tế… Nắm giữ thông tin kinh tế, trải qua giáo dục chuyên sâu, được hưởng lương cao; còn những người lao động ở các nước nghèo sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động quốc tế, đang ngày càng có khuynh hướng di chuyển tự do, nhất là lao động có kỹ năng.
Thách thức và tác động tiêu cực chủ yếu của toàn cầu hóa đối với nền kinh tế việt nam
Xét theo khía cạnh tiêu cực hay nói đúng hơn là tạo ra thách thức cho các nền kinh tế quốc gia, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động chính sau đây:
Thứ nhất, sản xuất kinh doanh bên trong mỗi nước luôn chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hoá – dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu, bởi lẽ, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia, dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi quan thuế cũng như các rào cản khác về đầu tư, tài chính, kỹ thuật, thể chế…
Thứ hai, toàn cầu hoá kinh tế sẽ làm nóng lên bầu không khí cạnh tranh quốc tế. Hợp tác được coi là xu thế chính nhưng điều đó không có nghĩa là loại trừ cạnh tranh. Trái lại, trong giới hạn của không gian kinh tế toàn cầu, sự hiện diện đồng thời của mọi đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Tất nhiên, điều đó cũng có nghĩa là kéo theo cuộc chiến đào thải lẫn nhau giữa các quốc gia.
Thứ ba, toàn cầu hoá kinh tế làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Cơ hội mà toàn cầu hoá kinh tế mang lại cho các nước là như nhau song do toàn cầu hoá được khởi xướng và dẫn dắt từ các nước phát triển nhất nên hầu như các nước như Mỹ, EU và Nhật Bản là những nước được hưởng lợi nhiều hơn, cùng một điều kiện như nhau, do “hiệu ứng” của quy luật phát triển không đều, những nước kém phát triển có thể là kẻ bất lợi trong toàn cầu hoá.
Thứ tư, toàn cầu hoá kinh tế có thể làm cho mọi hoạt động và đời sống con người thêm kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội đến môi trường; từ an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn quốc gia và an toàn của hệ thống thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu. Sự đổ vỡ của một khâu quản lý hay “khủng hoảng” của một quốc gia nào đó, theo hiệu ứng lan truyền, có thể làm rung chuyển đến tất cả các nước và khu vực khác trong đó có cả việt nam.
Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế để thích ứng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế là quá trình xóa bỏ khác biệt giữa các nước, xác lập tiêu chí phát triển chung, trong đó cùng với việc làm rõ quyển lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm về mọi mặt của từng quốc gia thành viên, là việc hy sinh một phần lợi ích ngắn hạn để đạt được lợi ích dài hạn, và toàn diện cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Có thể hiểu điều này đơn giản hơn rằng mức độ hội nhập càng cao thì phần quyền quyết định quốc gia trong đó bao gồm cả việt nam có thể bị giảm.
3. Kết luận và liên hệ thực tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Tuy nhiên, diễn biến của quá trình toàn cầu hóa thì rất khó lường. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, số lượng người tham gia vào nền kinh tế thế giới đã tăng từ khoảng 1 tỷ lên đến 4 – 5 tỷ người – số lượng này đã làm tăng mạnh lực lượng sản xuất, thiết lập nên các trung tâm sản xuất và dịch vụ mới ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh nhu cầu về năng lượng và hàng hóa, tạo ra các cơ hội to lớn để thúc đẩy tiêu dùng.
Nhiều quỹ tiết kiệm mới đang cùng các luồng vốn toàn cầu đổ vào các cơ hội đầu tư tại cả các thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển đang chuyển đổi. Việc chuyển giao kỹ năng, công nghệ, thông tin và các kinh nghiệm thực tiễn đang được xúc tiến mạnh mẽ.
Để tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh tế, để trở thành một công dân toàn cầu thì bản thân mỗi người dân Việt Nam cần ở rộng tầm nhìn, vạch rõ tư tưởng, không ngừng học hỏi, tiếp nhận tri và hành động tức thì. Cần chủ động sẵn sàng chấp nhận thay đổi lối sống khi tham gia hội nhập kinh tế với các nước trên toàn cầu.
Posted by: Nguyen Van Huy
Mã: 19051487
QH 2019 E QTKD CLC 3