Nội dung bài viết
1. Giới Thiệu
Gần đây, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã và đang từng bước chú trọng hơn tới quá trình phát triển bền vững, thể hiện trong những cam kết quốc gia tại hội nghị COP 26. Vì vậy, tiêu chuẩn này lại càng trở nên quan trọng trong quá trình chuyển dịch quốc tế theo xu hướng kinh doanh bền vững. Đây cũng là lý do khiến cho việc phát triển theo hướng bền vững và các tiêu chí ESG đang trở thành lựa chọn mang tính quyết định tới sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Chủ động khai thác các tiêu chuẩn chính là nắm bắt xu hướng và không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư mới, tạo ra các giá trị kinh doanh để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp sẽ là yêu cầu thiết yếu và là kim chỉ nam để các doanh nghiệp mở rộng lâu dài.
2. Mục đích của ESG
Tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) có mục đích quan trọng là đánh giá và đo lường tác động của các doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và quản trị. Trong quá khứ, các công ty thường tập trung chủ yếu vào lợi nhuận tài chính và chỉ xem xét ít hoặc không quan tâm đến các yếu tố non-tài chính.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này đã mở ra một cách tiếp cận toàn diện hơn, nhìn nhận rằng hoạt động kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến cổ đông mà còn đến môi trường, xã hội và cộng đồng xung quanh. Mục tiêu chính của tiêu chuẩn ESG là khuyến khích các công ty tập trung vào việc tạo ra giá trị bền vững và lâu dài cho cả cổ đông và cộng đồng.
Đối với môi trường, việc nhằm đánh giá tác động của công ty đến biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên tự nhiên, quản lý rủi ro môi trường và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Việc đánh giá và theo dõi các yếu tố môi trường giúp đảm bảo rằng các công ty đang hoạt động một cách có trách nhiệm và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và vận hành.
Đối với xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý nhân viên, quan hệ lao động công bằng, an toàn và sức khỏe của nhân viên, quan hệ với cộng đồng, đạo đức kinh doanh và tôn trọng quyền con người. Qua việc đánh giá các yếu tố xã hội,khuyến khích các công ty xây dựng một môi trường làm việc bình đẳng, an toàn và tạo điều kiện cho sự phát triển và hạnh phúc của nhân viên. Ngoài ra, cũng đề cao quan hệ tương tác tích cực với cộng đồng, đảm bảo rằng doanh nghiệp góp phần vào sự phát triển cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội cần thiết.
Đối với quản trị, tiêu chuẩn nhằm đánh giá các khía cạnh về quản lý công ty, bao gồm cơ chế kiểm soát nội bộ, đội ngũ quản lý, quyền lực cổ đông và khả năng chống lại tham nhũng. Đánh giá các yếu tố quản trị giúp khám phá hiệu quả và tính minh bạch của các quy trình quản lý, đảm bảo sự trung thực và trách nhiệm trong quyết định quản trị, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công bền vững của công ty.
Mục đích cuối cùng của tiêu chuẩn là đảm bảo rằng các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm xã hội và môi trường. Bằng cách đánh giá và đo lường các yếu tố ESG, tiêu chuẩn này khuyến khích tăng cường trách nhiệm xã hội và môi trường của các công ty, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Tiêu chuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự minh bạch và tin cậy cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Các công ty tuân thủ tiêu chuẩn ESG có thể thu hút được sự quan tâm và ủng hộ từ phía các nhà đầu tư có tâm huyết với việc đầu tư bền vững và từ người tiêu dùng quan tâm đến việc mua sắm từ các công ty có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.
Tóm lại, mục đích là khuyến khích các công ty tập trung vào việc tạo ra giá trị bền vững dài hạn cho cả cổ đông và cộng đồng thông qua việc đánh giá và đo lường tác động của công ty đến môi trường, xã hội và quản trị. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội.
3. Tiêu Chuẩn đánh giá là gì và tại sao doanh nghiệp cần quan tâm trong tương lai?
ESG là viết tắt của Environment – Môi trường, Social – xã hội, Governance – Quản trị doanh nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này đo lường các yếu tố liên quan tới phát triển bền vững cùng với ảnh hưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng. Đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp sở hữu chỉ số đo lường càng cao thì năng lực thực hành càng tốt.
Đọc thêm tại : https://aitcv.ac.vn/tieu-chuan-esg-la-gi-3-trong-tam-doanh-nghiep-can-tim-hieu-truoc-khi-chuyen-doi-theo-xu-the/
3.1. Môi Trường (Environment)
Tiêu chuẩn Môi trường tập trung vào cách các doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Điều này bao gồm quản lý tài nguyên, giảm lượng khí nhà kính, và việc thúc đẩy các chiến lược bảo vệ môi trường. Bảo vệ và bảo quản tài nguyên tự nhiên, giảm sự lãng phí và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên như nước, đất, rừng, và khoáng sản. Xử lý chất thải và chất thải nguy hại một cách bền vững, thúc đẩy tái chế và tái sử dụng, và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
3.2. Xã Hội (Social)
Mảng Xã hội của Tiêu Chuẩn ESG liên quan đến cách doanh nghiệp tương tác với cộng đồng và nhân viên. Các vấn đề như quyền lợi lao động, an sinh xã hội, và thái độ đối với các vấn đề xã hội được đánh giá. Đảm bảo tuân thủ quyền lao động cơ bản, đảm bảo mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, và tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng và khuyến khích sự đóng góp của nhân viên.
3.3. Quản Lý (Governance)
Yếu tố quản trị bao gồm các chính sách quản trị rủi ro, minh bạch tài chính, đạo đức kinh doanh và đội ngũ lãnh đạo. Tiêu chuẩn Governance – quản lý tập trung vào cách một doanh nghiệp được điều hành và quản lý. Thúc đẩy một văn hóa kinh doanh đạo đức, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro kinh doanh một cách bền vững, bao gồm cả rủi ro tài chính, rủi ro hợp pháp và rủi ro liên quan đến hậu quả môi trường và xã hội. Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của ban điều hành và cổ đông trong quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Thực hiện tiêu chuẩn ESG theo các khía cạnh môi trường, xã hội và quản lý giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy, tạo ra giá trị bền vững và tăng cường lòng tin của các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng.
4. Xu hướng ESG trên thế giới
Đối mặt với xu hướng toàn cầu về Tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp (ESG), nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và châu Úc đang tích cực thúc đẩy các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường và xây dựng cân bằng xã hội.
Theo dõi của Bloomberg Intelligence, dự kiến tổng tài sản ESG trên toàn cầu sẽ đạt khoảng 50 nghìn tỷ USD vào năm 2025, tương đương với 1/3 tổng số tài sản được quản lý trên thế giới. Xu hướng này đã và đang tiếp tục tăng trưởng ổn định kể từ khi con số này vượt qua mức 35 nghìn tỷ USD từ năm 2020.
Ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho các công ty đa quốc gia được hưởng lãi suất ưu đãi hoặc điều kiện thế chấp thuận lợi, miễn là họ có thể chứng minh được hoạt động theo tiêu chí thông qua dữ liệu và số liệu rõ ràng. Tất cả các sản phẩm ngân hàng ra mắt trên thị trường đều đang chịu sự đánh giá về khía cạnh bền vững.
Quỹ đầu tư của Vietcombank hợp tác với các tổ chức đầu tư quốc tế như Tập đoàn đầu tư đa quốc gia và quỹ Vinacapital đã lưu ý rằng, trong các đàm phán về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, một trong những câu hỏi hàng đầu từ phía đối tác quốc tế thường là về việc thực hiện tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào.
Theo các tổ chức đầu tư, việc nghiên cứu sâu sắc mới chỉ rõ rằng những yếu tố tưởng như không liên quan đến tài chính,thực sự mang lại ý nghĩa tài chính lớn, vì một doanh nghiệp thực sự cam kết với phát triển bền vững. Ngược lại, nếu chỉ hướng đến lợi nhuận ngắn hạn mà không quan tâm đến ảnh hưởng môi trường, doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều rủi ro trong dài hạn.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh chiến lược trong việc tổ chức của mình theo hướng của xu hướng. Sự chậm trễ trong việc thích ứng có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn khi cố gắng tiếp cận các thị trường chính như Mỹ, EU, và đồng thời đe dọa khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường trong tương lai.
Một số doanh nghiệp ESG tại Việt Nam có thể kể đến như:
- VinFast: VinFast là công ty chú trọng sản xuất xe điện để giảm khí thải ra môi trường, cũng ưu tiên cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua các dịch vụ thông minh và thân thiện với người dùng. Năm 2022, VinFast nhận được đánh giá 23,3 điểm ESG từ Morningstar Sustainalytics. Công ty được liệt kê trong số 10 nhà sản xuất ô tô hàng đầu toàn cầu với thứ hạng ESG cao nhất. Đáng chú ý, VinFast đạt được đánh giá cao nhất ở hạng mục tiềm ẩn rủi ro thấp so với các hãng xe điện thuần túy khác.
- FPT: Tập đoàn FPT có những đóng góp tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời FPT cũng góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của nhiều tỉnh, thành phố. Ngoài ra, FPT cung cấp những giải pháp hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp khác. Từ đó giúp họ nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng lợi nhuận, tạo thêm việc làm.
5. Cách thức thực hiện tiêu chuẩn cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững
Theo quy định tại Việt Nam, chỉ những doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán mới phải tiến hành công bố thông tin về Tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp (ESG). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu dưới 100 tỷ đồng cũng đang rất quan tâm và mong muốn áp dụng vào hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Để triển khai, doanh nghiệp cần chú ý đến ba khía cạnh quan trọng:
5.1. Môi trường (Environmental)
Khía cạnh đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn này là Môi trường, đánh giá mức độ tác động của doanh nghiệp đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất, vận hành và quản lý. Điều này bao gồm các khía cạnh như biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, và xử lý tái chế chất thải. Cụ thể hơn như là:
- Đánh giá tác động môi trường: Đo lường và đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, bao gồm việc sử dụng tài nguyên tự nhiên, khí thải, nước thải, và quản lý chất thải.
- Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên: Áp dụng các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và thúc đẩy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
- Quản lý rủi ro môi trường: Đảm bảo rằng doanh nghiệp có chính sách và quy trình để quản lý rủi ro môi trường, bao gồm cả khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
5.2. Xã hội (Social)
Khía cạnh thứ hai là Xã hội, giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến mối quan hệ xã hội. Điều này bao gồm quan hệ với khách hàng và đối tác, điều kiện làm việc cho nhân viên, bảo vệ quyền riêng tư và an ninh thông tin:
- Quản lý nhân viên: Tạo ra môi trường làm việc công bằng, đảm bảo an toàn và thúc đẩy phát triển cá nhân của nhân viên. Đảm bảo tuân thủ các quy định lao động, đảm bảo các quyền cơ bản của nhân viên như lương công bằng, không phân biệt đối xử và sự đa dạng.
- Tương tác với cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng nơi hoạt động, tham gia vào các hoạt động xã hội và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
- Quản lý chuỗi cung ứng: Đảm bảo rằng tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.
5.3 Quản trị doanh nghiệp trong ESG (Governance)
Khía cạnh cuối cùng là Quản trị doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả, minh bạch và tuân thủ quy định trong hoạt động. Các yếu tố quan trọng ở đây bao gồm công bố báo cáo, chống hối lộ và tham nhũng, cũng như tính đa dạng và hòa nhập trong hội đồng quản trị:
- Xác định mục tiêu và chỉ số : Đặt mục tiêu và chỉ số cụ thể liên quan đến các yếu tố ESG, và đảm bảo rằng các chỉ số này được theo dõi và báo cáo định kỳ.
- Liên kết với chiến lược kinh doanh: Đảm bảo rằng tiêu chuẩn ESG được tích hợp vào chiến lược kinh doanh của công ty và trở thành một phần cốt lõi của hoạt động kinh doanh hàng ngày.
- Đánh giá và báo cáo ESG: Thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu quả tiêu chuẩn ESG và báo cáo công khai các kết quả này để tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của doanh nghiệp.
6. Kết Luận
Tiêu Chuẩn ESG không chỉ là một xu hướng tạm thời mà còn là bước tiến lớn trong việc định hình mô hình kinh doanh cho tương lai. Doanh nghiệp không chỉ đang đối mặt với yêu cầu từ cộng đồng và nhà đầu tư mà còn đang xây dựng cơ sở vững chắc cho sự thành công và bền vững. Việc thực hiện này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn là đầu tư vào sự bền vững của doanh nghiệp trong thời gian dài.
Tiêu chuẩn này đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc cách mạng kinh tế hiện đang diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Đây là một cách tiếp cận toàn diện và bền vững để đánh giá và đo lường hiệu quả của một doanh nghiệp từ các khía cạnh môi trường, xã hội và quản lý. Tiêu chuẩn đặt ra các tiêu chí và chỉ số để đo lường và quản lý tác động của một doanh nghiệp lên môi trường, xã hội và quản lý, mà không chỉ tập trung vào mục tiêu tài chính.
Tuy tiêu chuẩn ESG không phải là một hệ thống quy định cụ thể, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc bền vững trong hoạt động của mình.
CÁC BÀI VIẾT VỀ ESG VÀ CHỦ ĐỀ KINH DOANH HAY:
CHINH PHỤC THẾ GIỚI KINH DOANH: LÀM THẾ NÀO BLOCKCHAIN ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI 4.0?
Ý tưởng kinh doanh Tết – Mách bạn 10 mặt hàng kinh doanh “một vốn bốn lời”.
TOP 10 ý tưởng kinh doanh hốt bạc dịp Tết 2024
Đinh Thị Ngọc Anh_20050748
Lớp: INE3104_10