Tập Đoàn Amazon: Đế Chế Thương Mại Điện Tử Số 1 Toàn Cầu

Tập đoàn Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã không chỉ thay đổi cách chúng ta mua sắm và tiếp cận sản phẩm, mà còn trở thành biểu tượng của sự phát triển và thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử. Với lịch sử hình thành ấn tượng, Amazon đã vươn lên từ một cửa hàng sách trực tuyến nhỏ bé đến một tập đoàn toàn cầu với quy mô và tầm ảnh hưởng không thể phủ nhận. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình đầy cảm hứng của tập đoàn Amazon và những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của công ty này

I. Giới thiệu về Amazon

Thông tin chung về Tập đoàn Amazon
Thông tin chung về Tập đoàn Amazon

Thông tin chung về tập đoàn Amazon

Amazon là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington. Lĩnh vực chính mà tập đoàn Amazon đang tập trung là điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Doanh nghiệp này được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Google, Apple và Facebook.

Amazon được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Ngoài ra, tập đoàn Amazon còn là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI và nền tảng điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường. 

>>Xem thêm: Tìm hiểu về Amazon – Amazon là gì? Bạn biết gì về “ông trùm”?

Vị trí của tập đoàn Amazon trong ngành thương mại điện tử

Amazon đứng vị trí hàng đầu và có tầm quan trọng to lớn trong ngành thương mại điện tử. Với quy mô khổng lồ, sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ, tập đoàn Amazon đã tạo nên một hệ sinh thái mua sắm trực tuyến mạnh mẽ phủ sóng trên toàn cầu.

“Ông trùm” đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trong lòng người tiêu dùng. Bằng chứng là, khách hàng trên khắp thế giới hầu hết đều nhận ra tên tuổi cũng như biểu tượng của doanh nghiệp, và thường xuyên sử dụng nền tảng này để mua sắm trực tuyến.

Amazon có mặt ở hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới, và có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho hàng triệu khách hàng quốc tế. Sự mở rộng toàn cầu đã giúp tập đoàn Amazon đạt được quy mô kinh doanh rất lớn và trở thành nguồn cung hàng hóa quan trọng trên thị trường quốc tế.

II. Lịch sử hình thành và phát triển:

Sự khởi nguồn của tập đoàn Amazon (1994 – 1997)

Tập đoàn Amazon bắt đầu từ một hiệu sách
Một đế chế bắt đầu từ hiệu sách

Với việc nhận thấy nhu cầu mua sắm trên thế giới ngày một tăng cao cùng với đó là sự phát triển nở rộ của Internet, Jeff Bezos quyết định thành lập Amazon – một website bán hàng trực tuyến. Và tới tháng 7/1995, website chính thức được hình thành và đi vào hoạt động.

Mặt hàng đầu tiên được bán trên Amazon chính là sách. Đây cũng là lúc đánh dấu bước chuyển biến từ hoạt động mua sách truyền thống sang hình thức mua sách online. Thông qua hình thức mua sách mới, người dùng nhận thấy được những lợi ích thiết thực so với mua truyền thống. 

Đáng nói, vào năm 1997, Amazon ra mắt công khai trên sàn NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán tại mỹ và gây được sự chú ý lớn từ công chúng. Nó thu hút cả sự chú ý của các nhà đầu tư và giới truyền thông, tạo ra một tầm nhìn mới về tiềm năng của thương mại điện tử và tầm quan trọng của Amazon trong ngành này. Hơn nữa, vào cuối năm đó Amazon cũng giới thiệu nút mua sắm “1-Click”, cho phép khách hàng mua sách từ Amazon và đặt giao hàng chỉ bằng một lần nhấn nút.

Giai đoạn phát triển (2000 – 2010)

Tập đoàn Amazon mở rộng danh mục sản phẩm
Amazon mở rộng danh mục sản phẩm

Công ty mở rộng danh mục sản phẩm để bán thêm nhiều loại hàng hóa khác, bao gồm đồ điện tử tiêu dùng, đồ chơi, đồ trang sức, quần áo và nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty còn mở Amazon Marketplace – nơi cho phép người khác bán sản phẩm trên trang của mình. Trong thời gian này, Amazon cũng mở rộng quy mô quốc tế, mua lại các công ty bán hàng trực tuyến khác trên toàn thế giới, bao gồm Joyo.com (Trung Quốc) và BuyVIP (Tây Ban Nha).

Năm 2002, Amazon bước vào ngành dịch vụ đám mây với việc ra mắt Amazon Web Services (AWS), một nền tảng cung cấp dịch vụ đám mây cho các công ty và cá nhân, như máy chủ ảo, lưu trữ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích và nhiều dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, Amazon đã phát triển dịch vụ Prime của mình trong giai đoạn này. Cụ thể, Prime cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ bao gồm: truyền phát nội dung trực tuyến, giao hàng miễn phí và nhanh chóng,… Đặc biệt, năm 2007: Amazon giới thiệu Kindle, một thiết bị đọc sách điện tử, mở đường cho sự phát triển của ngành công nghiệp sách điện tử.

Tóm lại, trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, Amazon tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, bao gồm mở rộng danh mục sản phẩm, phát triển dịch vụ Prime, mở rộng quốc tế, tiếp cận ngành truyền thông giải trí và đổi mới sản phẩm. Các nỗ lực này đã giúp Amazon trở thành một trong những công ty công nghệ lớn và quyền lực nhất trên thế giới.

>> Xem thêm: Bí mật thành công của mô hình kinh doanh Amazon

Tập đoàn Amazon và sự đa dạng hóa thị trường (2010-2021)

Tập đoàn Amazon mở rộng thị trường
Tập đoàn Amazon mở rộng thị trường ở nhiều lĩnh vực

Sau nhiều năm phát triển, tập đoàn Amazon đã mở rộng thêm thị trường bằng cách bán đồ điện tử, phần mềm, trò chơi video, may mặc, đồ nội thất, thực phẩm, đồ chơi và trang sức,… Năm 2015, doanh nghiệp này đã vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Vào năm 2017, Amazon đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự hiện diện của công ty với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống. 

Thị trường mà tập đoàn Amazon khai thác cũng vô cùng rộng lớn, mang tính toàn cầu chứ không bó hẹp tại quốc gia hay khu vực nào. Năm 2018, Bezos tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon Prime, đã có trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid 19 xảy ra, Amazon đã phải đối mặt với nhiều vấn đề, được và mất đều có, như sự tăng trưởng về nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong thời gian làm việc, quản lý sự căng thẳng trong chuỗi cung ứng, hay phục vụ khách hàng, quản lý phản hồi từ công chúng.

Sự thay đổi ban lãnh đạo

Sự thay đổi trong ban lãnh đạo của Tập đoàn Amazon
Sự thay đổi trong ban lãnh đạo của Amazon

Đáng chú ý nhất phải nhắc đến sự thay đổi về mặt lãnh đạo khi Jeff Bezos từ chức CEO của Amazon vào năm 2021, Andy Jassy trở thành CEO mới, và Bezos vẫn giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty. Dù vị trí ban lãnh đạo có sự điều chỉnh nhưng tập đoàn Amazon vẫn duy trì được vị thế của mình trên thị trường

III. Lợi thế và thách thức 

Lợi thế của tập đoàn Amazon trên thị trường

Lợi thế của tập đoàn Amazon
Lợi thế của tập đoàn Amazon

Sự đa dạng và mở rộng sản phẩm

Tập đoàn Amazon đã từng bước mở rộng từ một cửa hàng sách trực tuyến đến một đại siêu thị trực tuyến, cung cấp hàng triệu sản phẩm từ nhiều ngành hàng khác nhau. Việc có một danh mục sản phẩm đa dạng tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.

Tầm ảnh hưởng toàn cầu

Nhờ mặt hàng đa dạng cùng quy mô toàn cầu, tập đoàn Amazon đã có cơ hội để mở rộng mạng lưới phát triển quốc tế. Khi hoạt động ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp thu hút được khách tại nhiều khu vực khác nhau, từ đó tạo ra mạng lưới cung ứng rộng khắp. Bên cạnh đó, công ty này còn đi đầu trong cuộc cách mạng ngành thương mại điện tử với nền tảng mua sắm trực tuyến đáng tin cậy, tiện lợi, nên tập đoàn Amazon đã thu hút hàng triệu lượt sử dụng trên toàn thế giới.

Công nghệ tiên tiến

Bởi công nghệ chính là một bệ phóng vững chắc, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, nên Amazon không hề chần chừ hay ngần ngại mà đầu tư máy móc, sở hữu cho mình những kĩ thuật, phương pháp tiên tiến nhất.

Đầu tiên, tập đoàn Amazon đã áp dụng trí tuệ nhân tạo và học máy vào nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Công nghệ đám mây (Amazon Web Services) cũng là một trong những điểm mạnh của doanh nghiệp khi là một trong những dịch vụ đám mây hàng đầu trên thế giới. Hơn nữa, tập đoàn Amazon còn sử dụng công nghệ xử lý dữ liệu lớn để phân tích thông tin khách hàng, xu hướng mua sắm và dữ liệu liên quan. 

Thách thức mà tập đoàn Amazon phải đối mặt

Thách thức của tập đoàn Amazon
Thách thức của tập đoàn Amazon

Quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển

Quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển là một thách thức quan trọng mà tập đoàn Amazon phải đối mặt do quy mô kinh doanh rất lớn của họ. Điều này đòi hỏi sự tương tác liên tục cùng sự phối hợp nhịp nhàng với các đối tác cung ứng để đảm bảo sự đồng nhất trong quy trình cung ứng hàng.

Vì doanh nghiệp phải xử lý hàng triệu lượt giao hàng hàng ngày trên toàn cầu, nên việc giao hàng đúng hẹn hay vận chuyển đồng nhất trên quy mô lớn sẽ rất phức tạp. Nhằm đảm bảo sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp đã đầu tư vào các hệ thống vận chuyển tiên tiến, bao gồm sử dụng công nghệ, hợp tác với các đối tác vận chuyển.

Quản lý dữ liệu và bảo mật

Tập đoàn Amazon phải ghi nhận và xử lý một lượng lớn dữ liệu từ khách hàng và giao dịch mua sắm. Điều này đặt ra thách thức về bảo mật dữ liệu và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư, đòi hỏi Amazon phải có các biện pháp bảo mật và quản lý dữ liệu mạnh mẽ.

Quản lý danh tiếng và quan hệ công chúng

Với sự phát triển và quy mô toàn cầu, Amazon đối mặt với áp lực quản lý danh tiếng và quan hệ công chúng. Công ty phải đảm bảo rằng hành động và quyết định của mình không gây tranh cãi và luôn tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý.

IV. Định hướng trong tương lai của tập đoàn Amazon

Định hướng trong tương lai của tập đoàn Amazon
Định hướng trong tương lai của tập đoàn Amazon

Tập đoàn Amazon đang định hướng và đầu tư vào nhiều lĩnh vực để đảm bảo sự phát triển và thành công trong tương lai. Việc mở rộng quốc tế, phát triển dịch vụ và sản phẩm mới, hay sử dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, mở rộng dịch vụ đám mây,… là những yếu tố quan trọng nhằm xác định đúng hướng đi, nâng cao triển vọng phát triển trong tương lai.

Đẩy mạnh mô hình kinh doanh Marketplace

Tập đoàn Amazon đã thành công trong việc phát triển mô hình kinh doanh Marketplace, nơi cho phép các doanh nghiệp nhỏ và người bán độc lập bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này. Định hướng tiếp theo của công ty là tiếp tục tăng cường mô hình kinh doanh này song song với cung cấp nền tảng tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và người bán độc lập để tiếp cận hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.

Mở rộng quốc tế và khám phá thị trường mới

Tập đoàn Amazon đã có một sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng công ty không ngừng tìm cách mở rộng và khám phá thêm thị trường mới. Định hướng tiếp theo của Amazon là tìm kiếm cơ hội phát triển trong các nền kinh tế mới nổi và mở rộng hoạt động vào các thị trường chưa được khai thác đầy đủ. Việc mở rộng quốc tế sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng, tăng cường sự cạnh tranh của công ty trên phạm vi toàn cầu.

Đổi mới công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Amazon đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và trí tuệ nhân tạo để mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tương tác hơn cho khách hàng. Định hướng tương lai của công ty là tiếp tục đổi mới công nghệ và khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo. Việc phát triển các công nghệ mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp tập đoàn tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo và cải tiến dịch vụ của họ.

Sự cam kết và trách nhiệm đối với xã hội

Amazon đã cam kết trở thành một công ty bền vững và có tác động tích cực đến cộng đồng. Định hướng trong tương lai của công ty là tiếp tục tăng cường sự bền vững và trách nhiệm xã hội. Điều này bao gồm mục tiêu trở thành một tập đoàn không gây khí thải carbon vào năm 2040 và hỗ trợ các dự án và sáng kiến ​​xanh khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất

Định hướng chính của tập đoàn Amazon là tạo ra một trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. Công ty liên tục nghiên cứu và áp dụng các cải tiến để cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi, an toàn và tương tác cho khách hàng. Từ việc cải thiện quy trình đặt hàng và giao hàng đến cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao, Amazon luôn tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Tạm kết, với sự tăng trưởng ấn tượng và tầm ảnh hưởng to lớn, không thể phủ nhận rằng Amazon đã trở thành một đế chế lớn trong ngành công nghiệp hiện đại. Tập đoàn ban đầu chỉ là một hiệu sách trực tuyến, sau đó đã ngoạn mục trở thành một biểu tượng của sự sáng tạo, đổi mới và thay đổi. Amazon đã chứng minh rằng với tầm nhìn và quyết tâm, không có giới bất kỳ giới hạn nào về những gì chúng ta có thể đạt được.

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Việt Hương

Mã sinh viên: 21050230

Lớp: QH-2021-E QTKD CLC 1

Mã lớp học phần: INE3104 5