Tài chính doanh nghiệp – 9 nguyên tắc “cốt tử” trong quản lý bạn cần phải biết

nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Tài chính như dòng máu trong cơ thể của doanh nghiệp, muốn có một doanh nghiệp luôn trong tình trạng sức khỏe tốt, có thể vận hành trơn tru, dòng máu ấy phải chảy xuyên suốt và điều độ. Doanh nghiệp khi hoạt động thì việc quản lý tài chính cần phải thực hiện một cách hiệu quả, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ các nguyên tắc. Vậy đâu là các nguyên tắc “cốt tử” trong quản lý tài chính doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và chính xác nhất.

Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?

9 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp

Trong kinh tế học, quản lý tài chính doanh nghiệp (Financial Management) là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính như: mua sắm, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết.

Quản lý tài chính doanh nghiệp và tài chính kế toán là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Việc quản lý tài chính cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp.

Quản lý tài chính là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp bởi quản lý tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách quản lý tài chính khác nhau, nhưng nhìn chung vai trò của quản lý tài chính đối với doanh nghiệp đều giống nhau. Quản lý doanh nghiệp hay hiểu đơn giản là quản lý dòng tiền vào ra có các vai trò sau:

  • Hoạch định các kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp
  • Phân bổ sử dụng nguồn tài chính
  • Kiểm soát hoạt động và tình trạng doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền.
  • Quản lý và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
  • Quyết định những hạng mục đầu tư và tài trợ
  • Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế

9 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý tài chính một cách có hệ thống

Việc không tối ưu được hệ thống tạo ra sự lãng phí về thời gian, tiền bạc và sức lực trong doanh nghiệp. Vì thế quản lý tài chính có hệ thống một cách khoa học giúp doanh nghiệp hoạt động nhanh chóng và tiết kiệm được nguồn lực.

Một số giải pháp như sử dụng phần mềm tài chính – kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình tài chính thuận tiện, chính xác cũng như mang lại nhiều chức năng khác.

Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất lợi nhuận

Cân bằng rủi ro và lợi nhuận trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Cân bằng rủi ro và tỷ suất lợi nhuận

Khi doanh nghiệp ra quyết định đầu tư hay mở rộng lĩnh vực kinh doanh, luôn kèm với nó là rủi ro. Rủi ro càng cao, tỷ suất sinh lời càng cao và ngược lại.

Do đó, tùy vào hướng đi của mỗi doanh nghiệp cần có sự cân bằng giữa 2 yếu tố trên, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xem xét các báo cáo kinh doanh thường niên để nhận biết được khả năng rủi ro xảy ra và tỷ suất lợi nhuận hiện tại có đủ an toàn hay không. Doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

 

Dùng tiền tạo ra tiền

Dùng tiền tạo ra tiền trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Dùng tiền tạo ra tiền

Với sự biến động của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra khắp nơi trên thế giới, các yếu tố lạm phát, lãi suất,….thay đổi và khó lường. Vì thế nếu doanh nghiệp để nguồn tiền của mình nhàn rỗi sẽ khiến nguồn tiền ấy giảm giá trị trong tương lai, không phát huy được khả năng đầu tư từ nó.

Hiểu rõ được bối cảnh và tình hình, liên tục đầu tư khoản tiền rảnh rỗi mang đến những nguồn lợi nhuận thụ động, gia tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp.

 

Chi tiêu phải luôn ít hơn số tiền kiếm được

Hãy thử hình dung nếu doanh nghiệp của bạn luôn chi tiêu nhiều hơn là số tiền kiếm được, doanh nghiệp sẽ rất “ đau đầu” về tình hình tài chính ấy, một bức tranh ảm đạm gây ra bởi thiếu hụt dòng tiền.

Một nguyên tắc luôn cần phải áp dụng trong doanh nghiệp là chi ít hơn thu. Bằng cách theo dõi biến động dòng tiền vào ra, đánh giá lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất. Ngoài ra, việc áp dụng phần mềm quản lý thông minh rất hữu hiệu trong nguyên tắc này.

 

Lập kế hoạch dự báo dòng tiền

Dự báo dòng tiền trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Dự báo dòng tiền

Để giữ cho tình hình “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp luôn trong tình trạng khỏe mạnh, doanh nghiệp cần xem xét đảm bảo các khoản tiền phân bổ trong hiện tại và tương lai.

Lập kế hoạch về dự báo dòng tiền sẽ giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát được dòng tiền, đưa ra quyết định sáng suốt trong tương lai và chủ động sắp xếp tài chính, khi cần thiết. Điều này giảm áp lực về mặt thời gian thời gian tiếp theo, có hướng đi với việc sử dụng dòng tiền tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

 

Lưu ý đến thuế

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi đầu tư, kinh doanh tạo ra lợi nhuận, doanh thu chịu thuế sẽ phải nộp thuế cho nhà nước. Chính vì thế chú ý đến thuế là một nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trang bị những kiến thức về các khoản thuế, cách thức đóng thuế,… giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định và trách nhiệm của mình. Một số lưu ý về ưu đãi thuế sử dụng mặt bằng, tài nguyên,.. có thể là đòn bẩy giúp doanh nghiệp. Tuy nhiên điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra gây kìm hãm tới sự phát triển.

Ví dụ: Thời điểm dịch COVID-19 gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp, việc miễn giảm Thuế cho doanh nghiệp khó khăn trong thời gian này đã được Nhà nước triển khai. Điều đó yêu cầu tính cập nhật thông tin của doanh nghiệp cần được thực hiện một cách liên tục để được hưởng các chính sách hỗ trợ cần thiết.

Giảm thiểu nợ với những tài sản tạo thu nhập

giảm thiểu nợ với các tài sản tạo thu nhập trong quản lý doanh nghiệp
Giảm thiểu nợ với các tài sản tạo thu nhập

Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu, cha nghèo” đã từng có một câu nói rất hay “Người giàu mua tài sản, người nghèo mua tiêu sản”. Tiêu sản hay tài sản tạo thu nhập của doanh nghiệp là các khoản nợ vay ngân hàng (chi phí sử dụng vốn), nợ thẻ tín dụng, tiền thuê nhà và cơ sở vật chất, các tài sản bị hao mòn khác, thuế… Các loại chi phí này sẽ tăng dần theo thời gian sở hữu hoặc sử dụng chúng.

Doanh nghiệp cần giảm thiểu nợ với những tiêu sản này để có thể tiết kiệm được phần nào chi phí mà doanh nghiệp phải trả. Trong trường hợp bắt buộc phải nợ, doanh nghiệp hãy chọn lựa cách nợ một cách không ngoan và dành ngân sách cho các mặt hàng giữ giá trị của chúng theo thời gian, như bất động sản, các khoản đầu tư tài chính, đào tạo nhân viên hoặc văn hóa doanh nghiệp.

Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ

Việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điểm khác biệt, cũng như mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Điều này tạo ra được nhiều nguồn thu và lợi nhuận mới cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không bị áp đặt trong một lĩnh vực cụ thể mà có thể phát triển ra nhiều lực vực khác, tạo ra giá trị, gia tăng tệp khách hàng. Nếu không may 1 sản phẩm, dự án thất bại sẽ không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và tồn tại của công ty.

Tuy nhiên, cần cân nhắc kĩ và lập kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện đa dạng hóa.

 

Luôn có phương án dự phòng

Phương án dự phòng trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Phương án dự phòng

Khi doanh nghiệp chấp nhận thực hiện phương án hoặc đầu tư dù tốt đến đâu thì vẫn có khả năng xảy ra rủi ro. Điều này là không thể lường trước được (ví dụ như: dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng đến kinh tế tài chính toàn cầu). Vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực thực hiện, phát triển, doanh nghiệp cần có các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng luôn có phương án cho tình huống xấu nhất để đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ sẽ không làm sai lệch mục tiêu dài hạn và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Việc có thêm một phương án B, C hoặc thậm chí D là điều mà hầu hết các nhà quản lý tài chính cần phải làm.

 

Lời kết

Việc quản lý tài chính trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt mang lại sự sống còn cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tài chính kém hiệu quả sẽ là nguy cơ rất lớn đi đến bờ vực phá sản

Bài viết trên cung cấp, 9 nguyên tắc “cốt tử” trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn áp dụng vào quá trình phát triển doanh nghiệp

 

Người viết: Vũ Bảo Ngọc

Mã sinh viên: 19051547

 

——————————————-

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết trên Web về chủ đề Tài chính:

Tài chính cá nhân: https://clibme.com/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-5-buoc-lam-chu-tuong-lai/

Tài chính công: https://clibme.com/tai-chinh-cong-va-5-thach-thuc-nen-kinh-te-viet-nam/

Dịch vụ tài chính: https://clibme.com/dich-vu-tai-chinh-la-gi/

Cùng cập nhật tin tức mới nhất tại Website này nhé: clibme.com

5 thoughts on “Tài chính doanh nghiệp – 9 nguyên tắc “cốt tử” trong quản lý bạn cần phải biết

Comments are closed.