Sản xuất và xuất khẩu điện tử ở nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trường khá nhanh qua các năm và đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cho nền kinh tế.
Bất chấp khó khăn do dịch Covid-19, điện thoại và linh kiện từ đầu năm đến nay tiếp tục là điểm sáng trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm, có 9 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch XK; trong đó, trị giá XK của nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch XK và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nội dung bài viết
1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu điện tử của Việt Nam
1.1 Về sản xuất
Giai đoạn 2016-2020, ngành điện tử Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ. Bình quân trong giai đoạn này, chỉ số sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học mỗi năm tăng 13,94%, trong đó năm 2017 đạt mức tăng cao nhất 35,2%.
Trong quý I/2021, Việt Nam đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn. Điển hình là dự án LG Display Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD và chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về đây.
Dự án Nhà máy Fukang Technology với vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD để thực hiện việc sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang. Đây là dự án có ý nghĩa lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Gần đây nhất, Lenovo cũng liên tục tới Bắc Ninh, Bắc Giang để tìm kiếm cơ hội xây dựng nhà máy. Panasonic Việt Nam cũng tiếp nhận dây chuyền sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan.
Theo yêu cầu của Apple Inc, Foxconn đã triển khai kế hoạch nhằm đa dạng hóa sản xuất để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Theo đó, Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp cho 2 sản phẩm Apple tại nhà máy ở tỉnh Bắc Giang và dự kiến đi vào hoạt động trong đầu năm 2021. Foxconn cũng công bố khoản đầu tư 270 triệu USD thành lập công ty con mới có tên FuKang Technology Co Ltd nhằm hỗ trợ việc mở rộng ở Việt Nam. Foxconn dự kiến tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và đặt mục tiêu doanh thu 40 tỷ USD tại Việt Nam trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Như vậy, nếu như những kế hoạch nêu trên được thực hiện, có thể thấy, hầu hết tên tuổi lớn trên thị trường thiết bị di động, điện tử toàn cầu đều đã, đang hoặc có kế hoạch mở nhà máy ở Việt Nam. Sự có mặt của các “đại gia” công nghệ trong thời gian gần tới đây sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển, đóng góp cho xuất khẩu của đất nước.
Đón đầu xu hướng, Cục Công nghiệp cho biết, cơ quan này đã tham mưu và đồng thời tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, cùng với Hàn Quốc xây dựng Trung tâm Tư vấn và Giải pháp công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VITASK); thảo luận với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) về việc phối hợp với Hiệp hội DN cơ khí Hàn Quốc (KOAMI) thành lập Trung tâm Công nghệ máy móc Việt Nam – Hàn Quốc (VKMTC) tại TPHCM.
Với Nhật Bản, Cục Công nghiệp phối hợp với đại diện phía Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) để lên kế hoạch triển khai hoạt động hợp tác thuộc một số lĩnh vực, trong đó có công nghiệp điện tử trong những năm tới.
Bạn có thể tham khảo tại đây: Kỳ 7: Để doanh nghiệp Việt là “mắt xích” trong chuỗi sản xuất toàn cầu
1.2 Về xuất khẩu
Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đồ điện tử, đồ điện gia dụng chiếm 28,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này (điện thoại di động và linh kiện, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác) đạt 61,8 tỷ USD, tăng 14,45 tỷ USD, bằng 130% năm 2016.
Sự phát triển của những chiếc Smartphone
Sự hiện diện của smartphone ngày càng nhiều hơn và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người với những tiện ích như nghe nhạc, lướt web, ứng dụng mạng xã hội, chơi game, chụp ảnh, thực hiện các giao dịch tài chính…
Sau hơn 10 năm, thị trường smartphone cạnh tranh khốc liệt và phát triển như vũ bão, có những người thành công nắm giữ phần lớn thị phần, có những kẻ thất bại bị mua lại và sát nhập. Đến nay smartphone đã có rất nhiều khác biệt, tiện ích, gọn nhẹ, tích hợp nhiều thứ hơn dần trở thành một phần quan trọng trong thời kì công nghệ.
Trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 45,27 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm 2016. Trong đó, xuất khẩu điện thoại di động đạt 184,4 triệu chiếc và chủ yếu sang các thị trường như Nga, Đức, Áo, Indonesia, Mỹ, Ả rập…
95% kim ngạch xuất khẩu thuộc khối FDI
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử cũng đạt những kết quả ấn tượng: Dự kiến năm 2017, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu công nghiệp điện tử lớn của thế giới. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công. Sức lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp điện tử FDI với doanh nghiệp điện tử trong nước còn rất yếu.
Về cơ cấu sản phẩm, điện tử dân dụng chiếm đến 80%, còn lại là điện tử chuyên dụng với tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm khoảng 20 – 30%. Hầu hết sản phẩm trên thị trường điện tử hiện nay đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu. Trong số 80% sản phẩm điện tử dân dụng, vai trò thực sự của các doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt.
Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong nước nên phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc trực tiếp từ Nhật Bản.
Với thế mạnh là nhà cung cấp hàng đầu những phân tích và dự báo về các ngành kinh tế. Trung tâm thông tin Vibiz.vn phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra báo cáo “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2017 ngành điện tử”. Nội dung bài báo cáo đem lại cái nhìn toàn cảnh tình hình xuất nhập khẩu toàn ngành điện tử năm 2017 về kim ngạch, mặt hàng, thị trường, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… đồng thời báo cáo là sự phân tích, dự báo triển vọng và xu hướng phát triển ngành điện tử trong tương lai.
Bạn có thể tham khảo tại đây: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn 12 thế giới
2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu điện tử của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
2.1 Cơ hội cụ thể cho ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam trong thời gian tới
Thứ nhất, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam…) cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN ngành Công nghiệp điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới.
Trong thời gian qua, doanh số xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin thế giới.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Với một thị trường rộng lớn, nền kinh tế liên tục tăng trưởng khả quan, cùng với hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam ngày càng trở thành điểm thu hút đầu tư lý tưởng của các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên thế giới.
Thứ ba, giá các sản phẩm điện tử, viễn thông sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan và đây cũng là động lực phát triển nền công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông.
Thứ tư, cơ hội cho các DN Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn trong nước và quốc tế: Việt Nam đã gia nhập WTO với 150 nước thành viên (Chiếm hơn 90% dân số, 95% GDP, 95% giá trị thương mại toàn cầu); đã trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN; đã và đang hoàn tất các Hiệp định Thương mại tự do mới như: TPP, FTA EU – Việt Nam…
Thứ năm, cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam…
Tuy nhiên, ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn được đánh giá là ngành công nghiệp non trẻ. Hàng điện tử công nghiệp bao gồm các linh kiện điện tử và phụ tùng liên quan chiếm khoảng 3% sản phẩm điện tử và tin học. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam.
Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ vẫn là rào cản khó vượt qua. Khu vực tư nhân trong nước còn yếu, đầu tư nghiên cứu phát triển không đáng kể…
2.2 Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu điện tử của Việt Nam
Một là, sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà: Đây là thách thức rất lớn đối với các DN Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam hiện nay còn yếu. Điều này thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, trình độ cán bộ còn yếu, năng suất lao động thấp.
Hai là, áp lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng đè nặng lên hệ thống đại học Việt Nam. Việt Nam chưa có được đội ngũ đủ mạnh để thích ứng với yêu cầu đi trước đón đầu công nghệ, trong khi, “chất xám” của các DN Việt Nam bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia.
Ba là, tầm và quy mô của DN Việt Nam ở sân chơi quốc tế hầu hết còn khá nhỏ. Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm từ “cứng” sang “mềm” cũng là thách thức rất lớn đối với DN sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghiệp điện tử.
Bốn là, khi hội nhập các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu quan tâm vào lĩnh vực dịch vụ, sẽ ít DN quan tâm tới sản xuất thiết bị. Các nhà sản xuất trong nước vẫn có cơ hội phát triển, tuy nhiên, họ sẽ gặp thách thức lớn nhất là phải cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu. Không lâu nữa, thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn nhập linh kiện, chưa kể đến những thách thức khi Việt Nam tham gia Hiệp định Công nghệ thông tin mở rộng, do vậy lợi nhuận sản xuất công nghiệp còn rất thấp.
Bạn có thể tham khảo tại đây: Cơ hội và thách thức của ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam trong hội nhập
3. Một số kiến nghị, giải pháp cho ngành Công nghiệp điện tử ở Việt Nam
Để ngành công nghiệp điện tử phát triển bền vững, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện-điện tử tiêu dùng (như thuế phòng vệ, hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại, hàng giả và hàng nhâp lậu…). Đồng thời, tập trung hỗ trợ một số DN triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử hỗ trợ cho các DN này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện-điện tử gia dụng.
Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài nguyên thiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hóa và dịch vụ dựa trên tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn.
Khả năng cạnh tranh phải dựa trên sự đổi mới không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn bao gồm những cải tiến đối với quy trình sản xuất và sản phẩm, tinh thần DN, hệ thống giáo dục, các thể chế thân thiện với thị trường và khả năng quản lý đúng đắn nền kinh tế vĩ mô.
Muốn vậy, Nhà nước cần có sự đột phá trong điều hành thực hiện các giải pháp, chính sách đầu tư xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao, các phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm điện tử trọng điểm có tính chiến lược quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mua và chuyển giao công nghệ… phục vụ chiến lược công nghiệp hóa nói chung và phát triển ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng.
Có thể bạn quan tâm: TOP 3 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 2020
Thực hiện bởi
Vũ Thị Hồng Nhung – 18050546
QH2018E- KTQT CLC 5