Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Cho đến nay, năm 2022 vẫn phải chịu hậu quả dai dẳng của cuộc khủng hoảng. Chuỗi cung ứng toàn cầu hay Việt Nam cũng không tránh khỏi sự suy giảm đáng kể về số lượng và chất lượng cung – cầu cũng như dịch vụ logistics. Vì vậy, phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 là nhu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.
Nội dung bài viết
Bối cảnh chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 trên thế giới
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nhiều nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19. Tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,..
Bối cảnh chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã thực hiện tốt việc ngăn chặn đại dịch và mở cửa lại nền kinh tế, phục hồi hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Hiện nay, đất nước đang dần chuyển giao từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, tối ưu hóa sản xuất và chi phí, xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro đang hiện diện mạnh mẽ, nhiều cơ hội và thách thức đan xen đặt ra cho Việt Nam. Vì vậy, việc tập trung phục hồi, phát triển quản trị chuỗi cung ứng và đạt được mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong và sau đại dịch COVID-19 là rất cần thiết.
Một số định hướng phát triển chuỗi cung ứng Việt Nam sau đại dịch
+ Thứ nhất, Việt Nam cần củng cố và tổ chức lại các chuỗi cung ứng cho sản xuất công nghiệp, tạo sự bền vững, linh hoạt hơn, phát triển các chuỗi cung ứng mới.
Việt Nam cần tập trung thúc đẩy cơ cấu lại lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xác định trọng tâm cốt lõi là phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ kiện trong nước để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam trong dài hạn.
Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam nên chú trọng hoàn thiện các văn bản chính sách liên quan, hệ thống pháp luật, chính sách về công nghiệp, hỗ trợ dịch vụ logistics ngày càng được hoàn thiện, phát triển và lớn mạnh. Sử dụng chức năng tích hợp trong quản trị chuỗi cung ứng để đạt được số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp dịch vụ vận tải hỗ trợ Việt Nam ngày càng được cải thiện rõ rệt.
+ Thứ hai, Việt Nam nên tập trung thực hiện cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, khai thác tốt và đa dạng hóa thị trường ngoài nước, tránh phụ thuộc vào một số thị trường trong tình hình mới.
Các bộ, ban ngành liên quan cần thường xuyên đôn đốc, rà soát, tính toán, xây dựng kịch bản khai thác phát triển quản trị chuỗi cung ứng, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu theo các nhóm ngành hàng Việt Nam có lợi thế, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết FTA. Các hoạt động nghiên cứu về thị hiếu, dung lượng thị trường, khả năng sản xuất trong nước… chi tiết đến từng mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế quan đã được thực hiện ngay.
Các ban quản trị chuỗi cung ứng của Việt Nam nên làm việc với từng hiệp hội, ngành hàng cụ thể để xác định rõ các chuỗi cung ứng mặt hàng Việt Nam có lợi thế cũng như các biện pháp, giải pháp cần triển khai hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế tham gia sâu trong các mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng.
+ Thứ ba, đẩy mạnh và phát triển rộng rãi hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước
Bộ công thương cần triển khai các biện pháp hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, trước hết là chuỗi cung ứng hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường nội địa, đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ và đẩy mạnh liên kết trong toàn chuỗi cung ứng, gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Đồng thời, tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối chuỗi cung ứng cung – cầu trên thị trường trong nước; tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa, kích cầu tiêu dùng nội địa nhằm tạo thuận lợi tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại.
Tóm lại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa nhằm tối ưu hóa sản xuất và chi phí, xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro đang hiện diện mạnh mẽ, nhiều cơ hội và thách thức đan xen đặt ra cho Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần đổi mới hơn nữa và chuẩn bị trước khối lượng, nhu cầu và xu hướng mới để chuẩn bị hoạt động phát triển lâu dài. Việt Nam cần tận dụng cơ hội nằm trong nhóm khu vực để tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng (cảng và đường sá) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, cũng như đảm bảo chuỗi cung ứng xanh và bền vững.
Bạn có thể tham khảo thêm về:
- Những lợi thế mới của logistics trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2022
- Covid-19 làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu
- Hậu Covid-19: Chuỗi cung ứng cho tương lai
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thu Hương – 17040623
Lớp: QH 2019E KTQT NN