M&A là gì? Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021 diễn biến ra sao?

M&A là gì

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.

Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

 

Diễn biến của thị trường M&A tại Việt Nam năm 2021

Thời gian gần đây, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam bùng nổ với hàng loạt các thương vụ có giá trị lớn. Đáng chú ý, M&A có sự góp mặt của các nhà đầu tư (NĐT) đến từ trong nước tăng cao với hơn 130 thương vụ, chiếm 1,6 tỷ USD trong năm 2021.

Sự trỗi dậy của các NĐT trong nước

Trước đây, các hoạt động M&A chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thị trường đang chứng kiến sự chuyển hướng của các công ty trong nước khi họ ngày càng tích cực hơn trong hoạt động M&A.

M&A Việt Nam 2021

Báo cáo của Công ty kiểm toán KPMG cho thấy, 10 tháng năm 2021, các nhà đầu tư trong nước đã thể hiện sự tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động M&A với 133 giao dịch đã được thực hiện, chiếm 1,6 tỷ USD trong tổng giá trị thương vụ M&A Việt Nam.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã hoàn thành lần lượt là 30 và 19 giao dịch. So về giá trị thương vụ, các NĐT trong nước chỉ kém 68 triệu USD so với các NĐT đến từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu ngoại trừ thương vụ Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui mua 49% cổ phần của FE Credit trị giá 1,3 tỷ USD, các công ty Việt Nam sẽ vượt xa các NĐT Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị thương vụ.

M&A để vươn ra toàn cầu

Với cơ hội mới trong tương lai gần, các NĐT trong và ngoài nước cho rằng đây chính là thời điểm thích hợp để M&A. Bởi thời gian này, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến các NĐT nước ngoài nên sự hiện diện đầu tư xuyên biên giới của họ trong ngắn hạn bị hạn chế. Chính vì vậy, năm 2020, các NĐT nước ngoài bị sụt giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Đồng thời, các công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng gặp khó khăn và cần được rót vốn, đầu tư cấp bách để tồn tại, phát triển qua đại dịch.

Chính vì vậy, mặc dù năm 2020 – 2021 Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng các giao dịch M&A vẫn bùng nổ và sôi động. Đây cũng chính là cơ hội cho các NĐT trong nước trỗi dậy thực hiện các thương vụ M&A nhằm nắm bắt mở rộng thị phần, thâm nhập vào các thị trường và ngành mới, đồng thời hình thành các mối quan hệ chiến lược.

M&A

Theo đó, giá trị thương vụ trong nước đã tăng 2,2 tỷ USD vào năm 2020, tăng trưởng 201% so với năm 2019. Năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đợt dịch thứ 4 nên số thương vụ M&A trong năm có giảm. Tuy nhiên, các NĐT trong nước vẫn chú trọng đến việc đầu tư, giá trị giao dịch do đó được duy trì ở mức ổn định với 1,6 tỷ USD trong 10 tháng năm 2021.

Vingroup, Masan, Hòa Phát, Công ty Sữa Việt Nam, Novaland là 5 tập đoàn, đơn vị có hoạt động M&A thuộc hàng lớn nhất trên thị trường, cả mặt giá trị và số lượng giao dịch trong 2 năm qua.

Cụ thể hơn, những tập đoàn lớn đã làm khuấy động thị trường với nhiều thương vụ bom tấn trong vai trò là bên mua và bên bán khi họ đã nâng giá trị thương vụ gấp 5 lần, từ 248 triệu USD năm 2019 lên 1,21 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 53% tổng giá trị M&A trong nước.

Bất chấp đợt bùng phát dịch lần thứ 4 vào giữa năm 2021, nhóm này vẫn thể hiện nỗ lực lớn trong việc tìm kiếm các khoản đầu tư chất lượng. Qua đó, họ đã đóng góp 11 thương vụ với tổng giá trị lên đến 1,13 tỷ USD trong 10 tháng năm 2021, chiếm 70% tổng giá trị giao dịch trong nước.

Quy mô hoạt động của 5 tập đoàn, đợn vị này cũng đã tăng lên đáng kể theo thời gian, không chỉ dựa vào năng lực quản trị và khả năng thực thi của đội ngũ lãnh đạo mà còn nhờ cách tiếp cận mạnh mẽ với chiến lược M&A. Chính vì vậy, nhóm này đã đạt được bước phát triển vượt bậc, cả về vốn hóa thị trường lẫn doanh thu, đặc biệt là Tập đoàn Masan, Hòa Phát và NovaLand, khi những doanh nghiệp này hưởng lợi lớn từ các khoản đầu tư chiến lược trong hành trình phát triển của mình.

Cụ thể, doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đã tăng gấp đôi, từ 2,7 tỷ USD vào năm 2019 đã lên đến 5,7 tỷ USD; cùng vốn hóa thị trường của tập đoàn này đã tăng gần gấp 4 lần, từ 2,8 tỷ USD năm 2019 lên 10,9 tỷ USD đến thời điểm tháng 10/2021.

Tương tự, Tập đoàn Masan cũng đã thành công trong việc triển khai một hệ sinh thái tiêu dùng được tích hợp và hỗ trợ từ nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập. Vốn hóa thị trường và doanh thu của Tập đoàn Masan đều đạt mức cao nhất lịch sử, lần lượt là 7,7 tỷ USD và 3,8 tỷ USD.

Tham khảo các nội dung khác về Kinh tế Quốc tế:

FDI là gì? 4 điều quan trọng bạn cần biết

Hiệp định CPTPP: Hướng đi nào cho Việt Nam trong năm 2022?

EVFTA thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh COVID19

Tham khảo thêm về tình hình M&A toàn cầu:

Người thực hiện: Trần Phương Dung

MSV: 20050186

Lớp: INE3104 3