Kế toán doanh nghiệp là một trong những vị trí quan trọng, góp phần vào sự thành công và duy trì tính ổn định của một doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên khi đứng trước cánh cổng đại học – một trong những sự lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời đã chọn lựa cho mình con đường kế toán doanh nghiệp.
Đa phần trong số họ đều quan niệm rằng công việc kế toán doanh nghiệp có thể đem lại cho họ mức lương cao và một công việc ổn định sau khi hoàn thành chương trình học trên ghế nhà trường. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu được về kế toán doanh nghiệp.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những điều cơ bản liên quan trực tiếp đến kế toán doanh nghiệp, nhằm giúp các bạn có cái gì khái quát và toàn diện hơn về ngành nghề này. Hy vọng bài viết cũng bổ ích đối với các bạn học sinh, sinh viên còn đang mơ hồ trên con đường lựa chọn ngành nghề của bản thân và đặc biệt có hứng thú với kế toán doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
1. Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là người cực kỳ quan trọng với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động các thông tin về tài chính, kinh tế. Để thuận lợi cho công việc, kế toán doanh nghiệp thường được
Các kế toán viên sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể thoàn hành công việc hiệu quả, nhanh chóng. Có 2 mảng bộ phận chính của kế toán doanh nghiệp mà chúng ta thường gọi là kế toán nội bộ và kế toán thuế.
2. Công việc của kế toán doanh nghiệp là gì?
Nhiệm vụ của một kế toán doanh nghiệp như sau:
- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán, kiểm toán theo chế độ kế toán.
- Tiến hành kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các khoản công nợ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích thông tin số liệu kế toán.
- Phát hiện các sai sót trong quá trình xử lý số liệu.
- Cung cấp thông tin tài chính nhằm đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tổng hợp thông tin, lập báo cáo tình chính cho doanh nghiệp.Các hoạt động liên quan khác.
3. Các thành phần của kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp được phân thành các thành phần sau, theo quy định pháp luật hiện hành:
- Kế toán: Kế toán hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm; Kế toán chi phí và hạch toán giá thành
- Giao dịch: Giao dịch tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình, giao dịch ngoại tệ
- Hạch toán: Hạch toán với đối tác (người bán, người mua); hạch toán tiền lương với người lao động; hạch toán với người nhận tạo ứng; hạch toán với ngân sách.
4. Quy trình mà một kế toán doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện
Quy trình kế toán trong một doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động liền kề, có sự kết nối của các phòng ban, tổ chức. Tất cả các nghiệp vụ phát sinh như mua bán, thanh lý, biếu tặng, đi vay,… phải đi cùng với hoạt động của kế toán. Và quy trình làm việc kế toán doanh nghiệp được mô tả theo các bước sau:
- Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các hoạt động, sản xuất hàng ngày xảy ra tại doanh nghiệp sẽ được kế toán thu thập chứng từ, tính toán và tổng hợp lại từ các phòng ban khác.
- Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc
Việc lập các chứng từ gốc giúp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế. Những tài liệu này được kế toán sắp xếp một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc rà soát
- Bước 3: Ghi các sổ kế toán
Kế toán doanh nghiệp tiến hành ghi chép, nhập liệu chứng từ vào các sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết,…
- Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển
Vào thời điểm kết thúc niên độ, kế toán doanh nghiệp phải xử lý các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ các khoản chi phí,… từ đó kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí hình thành kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Phân loại từng khoản mục cụ thể từ đó lập các bảng cân đối phát sinh để xem tình hình biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ như thế nào. Sau đó, kết hợp với các sổ sách lập báo cáo tài chính.
- Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
Đây được coi là bước quan trọng nhất vì gồm nhiều hoạt động phức tạp, đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải thận trọng. Và cần phải áp dụng 4 mẫu báo cáo chính: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
5. Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán là cách thức, công cụ giúp kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả quản lý. Do đặc điểm của các khoản mục trên báo cáo tài chính khác nhau nên người ta phân loại các phương pháp hạch toán như sau:
5.1. Phương pháp chứng từ kế toán
Đây là phương pháp hình thành lên các chứng từ mà nó phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tổ chức, điều này giúp kế toán thu thập đầy đủ thông tin và làm cơ sở ghi chép vào sổ sách. Nó bao gồm các hoạt động: lập chứng từ gốc, tổ chức sắp xếp các chứng từ, luân chuyển các chứng từ đến các bộ phận liên quan,..
5.2. Phương pháp tài khoản kế toán
Phương pháp này nhằm phân loại, theo dõi và kiểm soát thường xuyên tình hình biến động của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Từ đây, kế toán doanh nghiệp dễ dàng cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình sử dụng vốn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
5.3. Phương pháp tính giá
Là cách mà kế toán viên đo lường, ghi nhận giá trị của tài sản trong doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất định. Phương pháp này cũng hỗ trợ kế toán thuế xác định các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế nhằm hình thành nên tờ khai thuế. Không những thế, các khoản mục phân bổ chi phí hay đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tính toán theo các nguyên tắc luật định nhằm phản ánh thực tế về các đối tượng đó.
5.4. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Từ những số liệu trên sổ sách, kế toán doanh nghiệp sẽ tổng hợp theo các mối quan hệ để lập nên các báo cáo nhằm nêu lên bức tranh tổng thể của doanh nghiệp bao gồm tình hình tài sản, hiệu quả sử dụng vốn,….
6. Ý nghĩa của kế toán trong doanh nghiệp
Trong kinh doanh, khả năng hiểu và nắm rõ thông tin tài chính sẽ giúp chúng ta kiểm soát được nguồn tài chính của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận tạo ra. Khả năng đó sẽ làm cho công ty có giá trị nhiều hơn bằng cách hiểu rõ về kế toán. Như vậy, kế toán mang lại ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp như:
- Ghi chép lưu trữ các tài liệu chứng từ: Kế toán doanh nghiệp đặc biệt đảm bảo cho những nhà quản lý các hồ sơ tài chính bảo mật và đáng tin cậy
- Phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Những thông tin kế toán được tóm tắt trên báo cáo tài chính, cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lập kế hoạch và kiểm soát tài chính: Qua những thông tin từ các năm hoạt động kinh doanh, kế toán doanh nghiệp sẽ tổ chức lập các bảng ngân sách và dự báo. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được các chi phí và nguồn tài chính của mình.
Bài viết có liên quan:
Những điều sinh viên cần biết khi lựa chọn ngành Kế toán năm 2022
Hướng đi nào cho ngành Kế toán Việt Nam thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
IFRS – chuẩn mực sinh viên Kế toán Việt Nam nên học năm 2022
Người thực hiện: Nguyễn Hà Trang
Mã sinh viên: 18041600
Lớp học phần: INE3104 3