Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) tại Việt Nam và 4 xu hướng phát triển trong tương lai

Chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các quốc gia có hệ thống logistics phát triển, đề cập đến quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa với việc duy trì điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Không chỉ giúp bảo quản hiệu quả đối với đa dạng loại hàng, chuỗi cung ứng lạnh còn đem lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Vậy cụ thể Cold chain là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng khám phá chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

1. Khái niệm chuỗi cung ứng lạnh.

Cold chain, hay còn được biết đến là chuỗi cung ứng lạnh, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Nó bao gồm khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ ổn định đối với các loại hàng hóa khác nhau, đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về bảo quản lạnh. Mục tiêu chính của coldchain là đảm bảo chất lượng và thời gian sử dụng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Ngày nay, ứng dụng của nó lan rộ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, hóa chất, bán lẻ, và công nghiệp thực phẩm. Các loại hàng hóa như nông sản tươi, thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh, hoa tươi cắt cành, và nhiều sản phẩm khác đều được quản lý thông qua coldchain logistics để đảm bảo an toàn và chất lượng.
Khái niệm chuỗi cung ứng lạnh

2. Cấu trúc của một chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam.

Một chuỗi cung ứng lạnh thông thường sẽ có các hệ thống Logistics cơ bản như sau:

  • Mạng lưới kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ dùng để bảo quản các mặt hàng dễ hư hỏng.
  • Hệ thống tải lạnh sẽ bao gồm các loại phương tiện như xe tải, container lạnh, các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động vận chuyển và giao nhận hàng nhằm duy trì được độ lạnh cần thiết.

Bên cạnh đó, từng loại hàng hóa sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau và chúng được chia thành 3 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Đông lạnh sâu: Có nhiệt độ bảo quản từ -28 độ C đến -30 độ C, đây được xem là mức nhiệt độ lạnh nhất chủ yếu dành vận chuyển hải sản.
  • Đông lạnh: Mức nhiệt độ dao động từ -16 độ C đến -20 độ C thường sử dụng để vận chuyển thịt.
  • Lạnh: Với mức nhiệt độ dao động từ 2 đến 4 độ C thường được sử dụng để vận chuyển trái cây và rau củ quả.

Đối với mặt tổ chức của một chuỗi cung ứng lạnh thì cần tập trung vào 3 vấn đề chính như sau:

  • Các trang thiết bị dự trữ và vận chuyển hàng hóa được an toàn đồng bộ trong điều kiện khí hậu được kiểm soát
  • Cần đào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và có thể duy trì các thiết bị chuyên dụng.
  • Cần quản lý chặt chẽ các thủ tục vận hành, quy trình kiểm soát, sử dụng các thiết bị được tối ưu.

3. Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh.

Coldchain được xem là nhân tố quan trọng luôn đảm bảo được tính toàn vẹn cho sản phẩm, hàng hóa. Việc bảo quản tốt chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro đến mức đáng kể. Dưới đây là một số vai trò cơ bản của nó:

3.1. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kéo dài thời gian lưu trữ, giảm tỷ lệ hư hỏng, giữ cho chất lượng của sản phẩm được tốt nhất.

Theo thống kê, chuỗi cung ứng lạnh có thời gian sử dụng hàng hóa kéo dài gấp 2 – 3 lần so với thông thường nên tỷ lệ hao hụt hay hư hỏng cũng giảm xuống khoảng 60 – 70%. Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp bởi họ có thêm thời gian để phân phối và đưa các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Giúp kéo dài thời gian lưu trữ, giảm tỷ lệ hư hỏng, giữ cho chất lượng của sản phẩm được tốt nhất.
Giúp kéo dài thời gian lưu trữ, giảm tỷ lệ hư hỏng, giữ cho chất lượng của sản phẩm được tốt nhất.

3.2. Chuỗi cung ứng lạnh giúp tạo lòng trung thành, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

Với những sản phẩm được bảo quản tốt thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Từ đó, gắn kết được mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng nhằm tạo ra doanh thu ổn định, đảm bảo cho tính bền vững của quy mô doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng lạnh giúp tạo lòng trung thành, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.
Giúp tạo lòng trung thành, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng.

3.3. Chuỗi cung ứng lạnh mở ra cơ hội hợp tác Quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, nền kinh tế bền vững.

Chất lượng của sản phẩm được nâng cao và giữ được lâu hơn giúp thỏa mãn nhu cầu đời sống của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc quản lý coldchain tốt sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm được xuất khẩu sang nước ngoài. Qua đó, các doanh nghiệp có thể thu hút thêm dòng tiền, ổn định doanh thu, phát triển mối hệ bền vững giữa các quốc gia với nhau.

Mở ra cơ hội hợp tác Quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, nền kinh tế bền vững.
Mở ra cơ hội hợp tác Quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, nền kinh tế bền vững.

4. Những khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam

Dưới đây là một số khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam như sau:

4.1. Thiếu hệ thống kho lạnh chuyên dụng cho quá trình bảo quản lạnh.

Theo thống kê, tất cả các hệ thống của kho lạnh trên toàn quốc không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Cơ cấu hiện tại của kho lạnh chưa thực sự phù hợp với yêu cầu. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu rất nhiều kho lạnh bảo quản sâu cho hàng hóa thủy sản, tổng công suất, trình độ công nghệ do phân bổ không đều.

Thiếu hệ thống kho lạnh chuyên dụng cho quá trình bảo quản lạnh.
Thiếu hệ thống kho lạnh chuyên dụng cho quá trình bảo quản lạnh.

4.2. Không đáp ứng đủ các phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh.

Để vận chuyển hàng đông lạnh, đa phần các nhà doanh nghiệp thường sử dụng container, xe tải, tàu chở hàng, để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, các phương tiện này còn thiếu cả chất lượng vận hành không đảm bảo. Ví dụ như ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu của cả nước, chính vì thế chi phí vận tải khá cao lên đến 25% giá thành sản phẩm.

Không đáp ứng đủ các phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh.
Không đáp ứng đủ các phương tiện vận chuyển và công nghệ bốc xếp hàng lạnh.

4.3. Nguồn Nhân Sự Thiếu Trình Độ.

Việt Nam mặc dù là một quốc gia với nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên nguồn lao động này lại thiếu chất lượng, trình độ kỹ năng và kiến thức cần thiết không chỉ trong chuyên môn mà còn về các luật lệ, quy định của nước sở tại (đặc biệt ở các cấp quản lý, chuyên gia) để có thể ứng dụng vào công việc mà các chủ doanh nghiệp đề ra. Đồng thời, chuỗi cung ứng lạnh hiện nay tại Việt Nam vẫn đang được vận hành đa phần bởi hình thức quy trình thủ công, và việc này dẫn đến các lỗi liên quan đến con người thường thấy như: thói quen làm việc chưa chuyên nghiệp, kỹ năng xử lý xếp dỡ hàng hóa kém và khâu xử lý giấy tờ thiếu sót hoặc không hợp lệ dẫn đến trì trệ cho doanh nghiệp.

Nguồn nhân sự thiếu trình độ là thử thách mà nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và đang dự kiến đầu tư cần phải được giải quyết vì vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mang lại mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

5. Tiềm năng và sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh trong tương lai.

Đầu tư vào Cold chain logistic mặc dù đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì các cơ sở bảo quản lạnh và hệ thống cơ sở hạ tầng trong chuỗi. Tuy nhiên, lĩnh vực này mang lại tiềm năng rất lớn trong nước  do hiện nay rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và đa số các nhà đầu tư là các quỹ đầu tư, các tập đoàn logistics nước ngoài. Theo dự đoán trong tương lai, hệ thống hậu cần lạnh sẽ có sự tăng trưởng vượt bật trong những năm tới.

5.1. Giảm lãng phí rau, trái cây cũng như các sản phẩm tươi sống khác.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng giá trị xuất khẩu rau và trái cây tại Việt Nam chiếm một phần lớn thị trường, còn lại là thị trường bưu chính và lỗ thu hoạch năm. Chính vì thế, chính phủ Việt Nam mong muốn giảm tỷ lệ tổn thất bằng cách phát triển chuỗi cung ứng lạnh.

5.2. Nguồn thu lợi nhuận dài hạn

Các doanh nghiệp có thể đạt được một mức lợi nhuận đáng kể thông qua việc đầu tư vào hệ thống dây chuyền lạnh có chất lượng tốt. Với tình hình đô thị hóa ngày càng phát triển, sự lãng phí thực phẩm và gia tăng sức chi tiêu dùng đều là lý do để phát triển chuỗi cung ứng lạnh trong những năm tới.

Tiến hành đầu tư vào các cơ sở vật chất và thiết bị kho lạnh chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận nếu có kế hoạch đầu tư đúng mức và giảm thiểu chi phí bảo trì cũng như bảo dưỡng.

5.3. Hiệu quả về mặt chi phí

Tiến hành đầu tư vào các phương tiện dùng để bảo quản lạnh là một cách để tiết kiệm được tối đa chi phí trong việc thay thế bổ sung sản phẩm và giảm thiểu lượng hàng hóa, sản phẩm thất thoát ra môi trường bên ngoài. Khi đầu tư vào kho lạnh và cơ sở hạ tầng phục vụ cho kho lạnh, doanh nghiệp sẽ phải chi một lượng chi phí ban đầu nhất định nhưng chất lượng của sản phẩm được bảo quản sẽ tốt hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn so với các sản phẩm thông thường.

5.4. Nhu cầu về logistics chuỗi lạnh ngày càng tăng

Số lượng kho lạnh hiện nay còn rất hạn chế và chủ yếu đều được xây dựng ở khu vực phía nam và khoảng 60% trong số đó được xây dựng từ các nhà đầu tư nước ngoài.  Các nhà cung cấp kho lạnh địa phương tại Việt Nam chỉ chiếm hơn  30%  và trong đó khoảng 14% là các doanh nghiệp nhỏ lẻ.

Như vậy, coldchain logistics đang dần phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở các thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây được xem là chìa khóa cho những thách thức về khả năng duy trì và kiểm soát mức nhiệt độ thích hợp trong quá trình quản lý coldchain logistics. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về phương pháp này. Dưới đây là một số website bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về khái niệm, lợi ích của coldchain logistics:

https://als.com.vn/chuoi-cung-ung-lanh-la-gi

https://www.finlogistics.vn/chuoi-cung-ung-lanh/

https://viindoo.com/vi/blog/quan-tri-doanh-nghiep-3/chuoi-cung-ung-lanh-754

https://www.thegioidakho.vn/blogs/dich-vu-chuoi-cung-ung-lanh/loi-ich-cua-chuoi-cung-ung-lanh-cold-chain