Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm hiện nay bởi những hậu quả khôn lường mà hiện tượng này để lại đến toàn cầu. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân và các giải pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu toàn cầu là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Nó là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đến các thành phần cũng như giảm khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên, tác động lớn đến hoạt động của hệ thống kinh tế – xã hội, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến khá phức tạp, cần phải hiểu rõ những nguyên nhân để cùng thực hiện những giải pháp sao cho hiệu quả nhất.
Biến đổi khí hậu là gì
2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?
2.1. Nguyên nhân khách quan của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân khách quan bao gồm: Những biến đổi tự nhiên từ sự thay đổi quỹ đạo trái đất, hoạt động của mặt trời, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
2.2. Nguyên nhân chủ quan của biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chủ quan liên quan đến những tác động của con người. Nguyên nhân này đến từ quá trình sử dụng đất, nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí Cacbonic và các khí nhà kính từ các hoạt động của con người.
Gia tăng nồng độ khí CO2 dẫn đến biến đổi khí hậu
Tham khảo thêm nguyên nhân biến đổi khí hậu tại đây
3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu khiến thời tiết cũng biến chuyển theo hướng cực đoan và ngày càng khắc nghiệt. Dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu IPCC chỉ ra rằng: Thế giới sẽ còn phải đón nhận những hiện tượng khắc nghiệt của thời tiết khốc liệt hơn nữa.
Thời tiết ngày càng khắc nhiệt dẫn đến biến đổi khí hậu
- Mực nước biển tăng cao: Sự nóng lên của trái đất cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ của nước biển. Nước biển đang dần ấm lên, thậm chí cả những vùng biển sâu nhất.
- Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland: Trong những năm trở lại đây, vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.
- Nền nhiệt độ liên tục thay đổi: Mỗi năm nền nhiệt độ trung bình lại cao hơn năm trước. Trong thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74o
- Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên.
4. Hậu quả biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, các quốc gia khác mà còn tác động rất xấu đến môi trường sống của hệ sinh vật trên toàn cầu. Các hậu quả khôn lường phải kể đến như:
- Tác động đến môi trường: Tỉ lệ ô nhiễm môi trường do bụi, ô nhiễm không khí và nguồn nước đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của toàn nhân loại.
- Tác động đến nhiệt độ: Nhiệt độ toàn cầu có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người cũng như sự phát triển của hệ sinh vật.
- Tác động về lượng mưa: Lượng mưa trên trái đất có xu hương tăng lên. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt cũng xảy ra rất nhiều trong nhưng năm gần đây.
- Tác động đến mực nước biển gây thu nhỏ diện tích đất: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mực nước biển đã tăng lên đáng kể, diện tích đất giảm, đất nông nghiệp nhiễm mặn, sản lượng lúa kém ảnh hưởng tới kinh tế, lương thực của đất nước.
- Tác động đến môi trường sinh thái biển, nuôi trồng thủy hải sản: Biến đổi khí hậu khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước biển dâng lên cao gây bão lụt, sóng thần, hải lưu… khiến môi trường sinh thái biển thay đổi, tình trạng nuôi trong thủy sản giảm thậm chí một số sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Mỗi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, mua gió ngập lụt, nắng nóng kéo dài, khói bụi ở mức đáng báo động…do biến đổi khí hậusẽ gây những tác động rất xấu đến sức khỏe của mỗi người, giảm tuổi thọ bởi các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp, tim mạch ngày càng gia tăng.
Biến đổi khí hậu tác động xấu đến sức khỏe con người
5. 14 giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả
Quá trình công nghiệp hóa làm gia tăng lượng khí thải vào bầu khí quyển nhanh chóng. Kéo theo đó là tình trạng biến đổi khí quyển, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, hạn hán, nước biển dâng cao… Do đó để để giảm tác động của biến đổi khí hậu hãy thực hiện những biện pháp sau:
Cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu
Mỗi người cần tham khảo, tìm hiểu về các chính sách, kế hoạch ứng phó khi xảy ra biến đổi khí hậu của quốc gia, địa phương… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ vậy mà có thêm cơ sở, động lực thuyết phục người khác cùng thực hiện tốt giảm thiểu sự biến đổi khí hậu,.
Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch bao gồm: Than, dầu đốt, khí thiên nhiên. Những loại này khi sử dụng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, hiện nay chưa có biện pháp nào có thể thay thế nguồn nhiên liệu này. Vì thế để phòng ngừa biến đổi khí hậu, cách tốt nhất là hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trước khi con người tìm ra nguồn nhiên liệu thay thế.
Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng xây dựng
Nhà ở chiếm gần đến 1/3 lượng phát tán khí thải gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Do đó, cải tạo nâng cấp hạ xây dựng là hết sức cần thiết trong phòng ngừa biến đổi khí hậu.
Cụ thể như:
- Xây dựng cầu thang điều chỉnh nhiệt, tăng cười hệ thống chống ồn… để tiết kiệm được nguyên liệu và giảm tối đa khí thải phát tán.
- Những công trình cầu đường cần được đầu tư thỏa đáng.
Giảm tiêu thụ
Giảm tiêu thụ không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu mà còn là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu. Bởi lẽ, việc ày giúp giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên nhân bất thường.
Chẳng hạn như sử dụng nhiều các loại bao bì, nhất là loại được sản xuất từ nhựa plastics sẽ gây hiệu ứng ô nhiễm trắng…
Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn
Ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho cơ thể. Do đó cần bổ sung các loại rau, củ quả vào trong chế độ ăn uống. Đứng trên góc độ bảo vệ môi trường thì ngành chăn nuôi thải ra bầu khí quyển nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều rau, hoa quả trong khẩu phần ăn sẽ khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ. Đó là không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học sẽ giúp bảo vệ môi trường.
Ngăn chặn nạn chặt phá rừng
Hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan… Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi.
Ngăn chặn chặt phá rừng
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 – 2 con
Dân số tăng lên nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, quần áo, giày dép… tăng lên. Kéo theo sẽ tạo ra nguồn phát tán gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính lớn, đặc biệt là ở những nước đang pháp triển.
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 – 2 con là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu khả thi và bền vững nhất trong tương lai.
Làm việc gần nhà
Làm việc gần nhà là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế thì lại không như vậy. Giả sử đi làm xa lượng CO2 do phương tiện thải ra không khí là rất lớn. Do đó, có thể làm việc gần nhà không dùng xe mà có thể đi bộ hoặc xe đạp giúp bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe.
Tiết kiệm điện
Tiết kiệm điện là một trong những biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu. Các gia đình nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn compact, pin nạp. Ban ngày thì nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì sử dụng điện.
Khi không sử dụng các thiết bị điện hãy rút hẳn phích điện. Khi đi ra ngoài hoặc không dùng thì cần tắt đèn. Bật điều hòa thì chỉ để mức 25 – 26 độ C.
Tiết kiệm điện
Hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp
Thay vì việc sử dụng các hóa chất tổng hợp khó tiêu hủy, hãy dùng những chất có nguồn gốc xuất xứ từ thực vật hoặc thay bằng các giải pháp sinh học.
Hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm
Túi nilon không chỉ gây biến đổi khí hậu ngay từ việc sản xuất mà kể cả việc sử dụng. Quá trình sản xuất túi nilon cần sử dụng khí đốt, dầu mỏ, kim loại nặng, chất hóa dẻo, phẩm màu… Đây là những chất cực kì có hại đối với sức khỏe con người và môi trường.
Bên cạnh đó, túi nilon rất khó phân hủy ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
Tìm kiếm nguồn năng lượng mới
Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch tạo ra lượng khí thải lớn gây hiệu ứng nhà kính. Chính vì thế, để khắc phục biến đổi khí hậu thì cần phải tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế. Đây là thách thức to lớn của con người.
Một vài nguồn năng lượng thay thế như:
- Năng lượng gió, nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời
- Ethanol từ cây trồng
- Nhiên liệu sinh học
- Hydro từ quá trình thủy phân nước
Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng
Cây xanh giúp phủ xanh đồi trọc, hấp thụ khí CO2. Chúng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn và khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả.
Vì vậy, hãy chung tay cùng tham gia trồng cây, bảo vệ rừng. Đồng thời tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức hơn trong việc bảo vệ và trồng cây gây rừng.
Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng
Ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ trái đất
Để có thể hạn chế biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm mới. Chẳng hạn như:
- Kỹ thuật phong bế mặt trời, kỹ thuật địa chất.
- Kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào không khí làm lạnh bầu khí quyển.
- Lắp đặt rất nhiều gương nhỏ để làm lệch ánh sáng mặt trời.
- Bao phủ vỏ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng trở lại mặt trời.
- Tạo ra các đại dương chứa sắt.
- Các biện pháp tăng cường dưỡng chất cho cây trồng hấp thụ CO2 nhiều hơn.
Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu, để lại những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sự sinh tồn của toàn nhân loại. Mỗi chúng ta hãy có ý thức để hành động từ những việc làm nhỏ nhất để giảm thiểu tình trạng trên, chính là bảo vệ chính bạn và môi trường sống xung quanh.