Với tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động ở Việt Nam trên 80% và số lượng người sở hữu tài khoản ngân hàng dưới 15% dân số, có thể nhận định thị trường Việt Nam là rất có tiềm năng về M-Commerce trong tương lai khi những rào cản về chính sách, cơ sở hạ tầng được phá bỏ đồng thời với một chiến lược kinh doanh rõ ràng và quyết liệt.
Vậy M-Commerce khác gì với E-Commerce ? Tiềm năng của xu hướng kinh doanh M-Commerce như thế nào tại Việt Nam hiện nay ? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra tiềm năng của M-Commerce tại thị trường Việt Nam.
Nội dung bài viết
1. Thương mại điện tử (M-Commerce) là gì ?
Thương mại điện tử (EC hay eCommerce: Electronic Commerce) là từ dùng để mô tả quá trình mua, bán và trao hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính bao gồm cả mạng Internet.
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
2. Các hình thức thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung “kỹ thuật số” cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ “meta” đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của thương mại điện tử.
Hiện nay các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm :
- Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
- Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
- Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
- Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
- Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
- Chính phủ với Chính phủ (G2G)
- Chính phủ với Công dân (G2C)
- Khách hàng với Khách hàng (C2C)
- Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Bên cạnh các kiểu E-commerce truyền thống bên trên, nhiều thể loại E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song với sự phát triển của công nghệ. Nổi bật có thể kể đến T-commerce và M-commerce.
- T-Commerce (thương mại truyền hình)
- M-Commerce (thương mại di động)
3. Thương mại di động (M-Commerce) là gì ?
M-Commerce là thương mại điện tử trên các thiết bị di động, về cơ bản là các giao dịch điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động thông qua mạng không dây.
Về cơ bản, giữa M-Commerce và E-Commerce không khác quá nhiều với nhau. Cả hai đều là hình thức mang lại cho người dùng sự tiếp cận với các sản phẩm, mặt hàng trên nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, phạm vi của M-Commerce hẹp hơn so với E-Commerce do các thiết bị được sử dụng phổ biến là điện thoại di động và máy tính bảng; dựa trên một số hệ điều hành thông dụng như IOS, Android hay một số nền tảng web dành riêng cho di động
Bạn có thể đọc mCommerce – ‘Át chủ bài’ của thị trường thương mại điện tử tại đây>>
4. Những đặc điểm nổi bật của M-Commerce ?
4.1. M-Commerce tiện dụng:
Ðối với M-Commerce, điện thoại di động (ĐTDĐ) chính là phương tiện kết nối cho phép thuê bao thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như: dịch vụ tài chính, mua hàng, thanh toán…
Sự gắn kết giữa người sử dụng với chiếc máy ÐTDÐ cá nhân đã mang lại hàng loạt ứng dụng mới với khả năng tiếp thị, khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn và khả năng truy nhập mọi lúc, mọi nơi.
4.2. Tính phổ thông :
Tính phổ thông là ưu điểm chính của thương mại di động (m-commerce). Người dùng có thể lấy bất kỳ thông tin nào họ thích, bất kỳ khi nào họ muốn không cần quan tâm đến vị trí của họ, thông qua các thiết bị di động kết nối Internet.
Trong các ứng dụng thương mại di động (m-commerce), người dùng vẫn có thể hoạt động bình thường, chẳng hạn như gặp gỡ mọi người hay đi lại, trong khi thực hiện giao dịch hay nhận thông tin. Với khả năng này, thương mại di động (m-commerce) làm cho dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi nảy sinh nhu cầu.
4.3. Khả năng định vị chính xác :
Khả năng biết được vị trí vật lý của người dùng tại một thời điểm cụ thể cũng làm tăng giá trị của thương mại di động (M-Commerce). Với thông tin về định vị, ta có thể cung cấp các ứng dụng dựa trên vị trí. Ví dụ, khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng thông báo cho họ biết khi nào bạn bè hay đồng nghiệp của họ sẽ ở gần. Nó cũng sẽ giúp người dùng định vị một nhà hàng hay một máy rút tiền tự động gần nhất.
4.4. Tính cá nhân hóa cao :
Một số lượng thông tin, dịch vụ và ứng dụng khổng lồ tồn tại trên Internet, và tính thích đáng (relevant) của thông tin người dùng nhận được là rất quan trọng. Bởi vì người sử dụng thiết bị di động thường yêu cầu các tập ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các ứng dụng thương mại di động (m-commerce) có thể được cá nhân hóa để biểu diễn thông tin hay cung cấp dịch vụ một cách thích đáng đến người dùng chuyên biệt.
4.5. Khả năng tiếp cận :
Thông qua thiết bị di động, các nhà kinh doanh có thể tiếp xúc với khách hàng bất kỳ lúc nào. Mặt khác, với một thiết bị di động, người dùng có thể giao tiếp với người khác bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, người dùng có thể giới hạn khả năng tiếp xúc của họ với một số người cá biệt và tại các thời gian cá biệt.
4.6. Tính tương giao :
Trong sự so sánh với môi trường máy tính để bàn, các giao dịch, các giao tiếp,các điều khoản dịch vụ là những tương tác trực tiếp và ở mức độ cao trong môi trường các máy tính di động. Các công việc kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ khách hàng và cung ứng các dịch vụ yêu cầu một mức độ cao của tính tương giao với khách hàng có thể để tìm ra một thành phần gia tăng giá trị cao trong các thiết bị di động.
5. Sự phát triển của M-Commerce trong thị trường thương mại điện tử ?
Theo thống kê, tính đến năm 2021, số lượng các kết nối di động còn nhiều hơn dân số thế giới. Do đó, thị trường mCommerce đang mở rộng nhanh chóng. Đến năm 2025, mCommerce dự kiến sẽ tăng gấp đôi thị phần trong doanh số bán lẻ tại Mỹ.
Thương mại di động gồm có 3 hình thức: Mobile Shopping, Mobile Banking và Mobile Payments. Mobile shopping bao gồm các ứng dụng, trang web hay các mạng xã hội có tích hợp tính năng mua sắm. Mobile Banking là các thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng của Ngân hàng. Mobile Payments gồm các thanh toán trực tuyến qua ví di động.
M-Commerce chiếm một phần đáng kể trong doanh số ngành thương mại điện tử toàn cầu. Tính đến tháng 5/2021, nó chiếm 65% tổng doanh số thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới.
Tổng doanh số thương mại điện tử được thực hiện qua thiết bị di động tại châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu với 79,7%. Lý do là vì dân số từ 15 đến 24 tuổi chiếm 19% tổng dân số của khu vực, đa số là những người trẻ, dễ dàng nắm bắt và sử dụng công nghệ.
Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh kỹ thuật số, đặc biệt là ở Trung Quốc khiến có thể giúp giải thích tại sao mComerce lại phát triển nhanh chóng trong khu vực. Ở vị trí thứ hai là khu vực Trung Đông và châu Phi với 65% và thứ ba là Đông Nam Á 63,5%.
Mặc dù thị trường mCommerce của mỗi khu vực có sự chênh lệch, dự kiến sẽ có tăng trưởng trên toàn cầu. Trong 5 năm tới, thị trường M-Commerce thế giới dự kiến sẽ tăng lên 2,7 nghìn tỉ USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là khoảng 34%.
6. Tiềm năng của mô hình M-Commerce tại thị trường Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới công nghệ, đặc biệt là sự cải tiến của các thiết bị di động đã và đang đưa M-Commerce trở thành một trong những xu hướng hốt bạc của nhiều đơn vị kinh doanh và mang lại sự tiện dụng không kể xiết cho người tiêu dùng bận rộn.
Sự phát triển này được minh chứng bằng việc, vào năm 2013, theo Flurry Analytics Report, Việt Nam đã là nước có tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng các sản phẩm di động nằm trong top đầu thế giới với tỷ lệ khoảng 266% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 cho biết, doanh thu của nền thương mại điện tử Việt Nam trên nền tảng sử dụng các thiết bị di động đạt đến 2,97 tỷ USD và chiếm khoảng trên 2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với đó là các dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên điện thoại. Từ đó có thể thấy rằng, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự đi lên của M-Commerce bởi bùng nổ của nền tảng mua sắm trực tuyến mở rộng.
Biểu hiện rõ nhất chính là việc sử dụng các ứng dung mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo,… ngày một nhiều của khách hàng Việt Nam. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ nhắn tin, trao đổi thông tin hàng hóa trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Instagram, Messenger, Zalo,… Ngoài việc sử dụng các tính năng mua sắm trực tuyến, tỷ lệ khách hàng ưa chuộng việc mua sắm online ngày càng tăng khi tiếp tục có những tính năng thanh toán qua ví điện tử trên điện thoại hay các ứng dụng tài chính cài đặt trên các thiết bị di động.
Kết luận lại, chúng ta nhìn thấy tiềm năng của Thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa với tốc độ chóng mặt qua các năm. Hiện nay, do Đại dịch Covid-19 khiến người dân không thể đi lại và mua sắm tại cửa hàng, M-Commerce lại càng phổ biến hơn – trở thành con “Át chủ bài” của thị trường thương mại điện tử.
Đọc thêm các bài viết khác liên quan đến thương mại điện tử tại :
4 yếu tố phát triển thương mại điện tử trong giáo dục Việt Nam
5 điều đặc biệt của mô hình kinh doanh thương mại điện tử Amazon
Covid-19 – “cú hích” làm bùng nổ dịch vụ ngân hàng điện tử
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Thị Thương Huế
BÀI TẬP LỚN_INE3104-5