85 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA INCOTERMS – KIM CHỈ NAM CHO CÁC DOANH NGHIỆP

85 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA INCOTERMS – KIM CHỈ NAM CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Incoterms ra đời năm bao nhiêu? Ai phát minh ra Incoterms? Cho đến nay Incoterms đã được sửa đổi bao nhiêu lần?

Chắc hẳn ai là “dân kinh tế ”  cũng không còn lạ lẫm với “incoterms” và tác dụng của nó đối với thương mại quốc tế Nhưng khi gặp những câu hỏi trên thì nhiều người sẽ khó có thể trả lời chính xác được. Muốn giải đáp câu hỏi đó, cách duy nhất là ngược dòng thời gian quay về quá khứ để tìm hiểu về 85 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA INCOTERMS – KIM CHỈ NAM CHO CÁC DOANH NGHIỆP

1.Incoterms là gì?

Incoterms by ICC

 

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương, là quy tắc giải quyết các điều kiện thương mại phản ánh thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng hóa giữa các bên mua và bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Incoterms giải quyết 03 vấn đề:

+ Trách nhiệm: Chỉ trách nhiệm trong giao nhận, nghĩa là trả lời câu hỏi Ai làm gì? ví dụ: Ai thu xếp vận chuyển hoặc bảo mật hàng hóa hoặc ai lấy chứng từ gửi hàng, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

+ Rủi ro: Xác định điểm di chuyển rủi ro và thất bại về hàng hóa

+ Chi phí: Chỉ ra sự phân chia chi phí giao nhận: Bên nào trả các loại chi phí, ví dụ chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói bao bì, bốc dỡ hàng…

2.Sự cần thiết ra đời Incoterms

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau về tập quán thương mại  Nhằm dễ dàng tìm hiểu, chấp nhận điều kiện, Phòng thương mại ICC quốc tế (Phòng thương mại quốc tế) có trụ sở tại Paris, đã được xây dựng INCOTERMS – Điều kiện thương mại quốc tế lần đầu tiên vào năm 1936 

Trước kia, thương nhân phải tự vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mất hàng tháng để thực hiện các giao dịch mua bán, lợi nhuận thu được nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Ngày nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải, hình thành các trung gian thương mại, tài chính.v.v thì người mua và người bán không cần gặp trực tiếp nhau mà vẫn có thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ. Chính sự phát triển này đòi hỏi phải có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi để điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp trong Thương mại quốc tế.

3.Quá trình phát triển của Incoterms.

Năm 1936, Incoterms phiên bản đầu tiên ra đời. Và đến nay, đã qua 85 năm, Incoterms đã qua 9 lần sửa đổi hoặc ban hành các phiên bản mới.

  • Incoterms 1936:  

Ban hành với 07 điều kiện giao hàng:

EXW (: Ex Works) – Giao tại xưởng

FCA (: Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở

FOT/FOR (:Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa

FAS (: Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu

FOB (: Free On Board) – Giao lên tàu

C&F (:Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí

CIF (: Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng.

  • Incoterms 1953: 

Ban hành với 09 điều kiện giao hàng:

07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936.

Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES (Delivered Ex Ship) –

Giao tại tàu; DEQ (Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ.

  • Incoterms 1953 ( lần sửa đổi 1 vào năm 1967 ): 

09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953

Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau.

  • Incoterms 1953 ( sửa đổi lần 2 vào năm 1976 ): 

– 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1)

– Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (FOB Airport) – Giao lên máy bay. 

  • Incoterms 1980:  

Ban hành với 14 điều kiện giao hàng:

12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2)

Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (Carriage and Insurance Paid to) -Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT (Carriage Paid to) – Cước phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.

  • Incoterms 1990: 

– Ban hành với 13 điều kiện giao hàng.

Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT.

Bổ sung điều kiện DDU (: Delivered Duty Unpaid) – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế.

  • Incoterms 2000:

Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ.

  • Incoterms 2010: 

Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện là  EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP , trong đó:

Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (Delivered At Place) – Giao tại nơi đến. 

  • Incoterms 2020: 

Incoterms version 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Gồm 11 quy tắc, trong đó có 4 điều khoản được thiết kế đặc biệt để vận chuyển bằng đường biển. 7 điều khoản còn lại áp dụng cho tất cả các loại hình vận tải (vận tải đa phương thức).

4.Vài nét mới về Incoterm 2020 – kim chỉ nam cho các doanh nghiệp

4.1.Sự mất biến của EXW, DDP và FAS 

EXW – Giao hàng thường được sử dụng bởi các công ty có ít kinh nghiệm xuất khẩu. 

DDP được áp dụng cho hàng hóa sử dụng làm mẫu hoặc phụ tùng.

Hiện nay, hai điều khoản này mâu thuẫn với Bộ luật hải quan mới của Châu Âu trong một số cách sử dụng cụ thể.

FAS (Free along ship – Giao dọc mạn tàu) hiếm khi được sử dụng trong thực tế. Khó khăn của điều kiện giao hàng này đó chính là việc không xác định được thời gian mà tàu cập bến. Để tránh các vấn đề này, người ta thường sử dụng FCA (Free Carrier – Giao cho người chuyên chở thay cho FAS.

Vì những lý do trên, Incoterms 2020 đã loại bỏ EXW, DDP và FAS.

4.2.DDP đã được tách thành 2 điều kiện mới.

Incoterms  2020 đã tách DDP thành DTP và DDP. Hai điều kiện này vẫn quy định trách nhiệm nộp thuế hải quan thuộc về người bán khi hàng hóa được giao đến nơi giao hàng cuối cùng. Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng hơn về nơi giao hàng cuối cùng. Cụ thể:

  • DTP ( Delivered at Terminal Paid): giao tại điểm tập kết đã thông quan. DTP quy định nơi giao hàng cuối cùng là ga (có thể là cảng biển, cảng hàng không, trung tâm vận tải…)
  • DPP (Delivered at Place Paid): giao ngoài điểm tập kết đã thông quan. Điều khoản này quy định nơi giao hàng cuối cùng là bất kỳ địa điểm nào khác không phải là ga vận tải.

4.3.FCA được mở rộng hơn trong 

FCA là một trong những điều khoản được sử dụng nhiều nhất với 40% giao dịch thương mại sử dụng bởi tính linh hoạt về nơi giao hàng. Bên cạnh đó nó cũng đa dạng về các phương thức vận tải, đặc biệt phù hợp với vận tải đa phương thức. Chính vì thế FCA được ICC mở rộng thành 2 điều kiện: cho vận tải đường bộ và vận tải đường biển.

Với việc mở rộng FCA và loại bỏ EXW, nhà xuất khẩu có thể kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa  vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm lớn hơn và người mua được bảo vệ nhiều hơn trong vấn đề chuyển giao rủi ro.

4.4.FOB và CIF đã được sửa đổi

Thông thường, những người tham gia giao dịch thương mại quốc tế hay dùng FOB và CIF để áp dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì dùng FCA và CIP.

Hiện tại, khoảng 80% hàng hóa được giao bằng container, nên ICC sửa đổi điều kiện FOB và CIF để có thể sử dụng cho hàng container.

4.5.CNI ra đời 

CNI (Cost and Insurance – Tiền hàng và Bảo hiểm) là mới tài khoản của Incoterms 2020. Sự việc ra đời của điều khoản này giải quyết lỗ hổng giữa FCA và CFR / CIF, quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm và rủi ro của người dùng mua và người bán. Cụ thể, ro rủi ro và trách nhiệm được chuyển từ người bán sang người mua tại cửa hàng đi.

Ngoài ra, điều kiện này cũng cho phép người bán chịu trách nhiệm khi người mua sẽ chịu rủi ro khi vận chuyển.

Trên đây là bức tranh khái quát về quá trình phát triển của Incoterms và một số lưu ý mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý khi sử dụng Incoterms 2020. Có thể thấy trải qua 85 năm và 9 lần sửa đổi, bộ Điều kiện thương mại quốc tế ngày càng hoàn thiện và rõ ràng hơn, dễ dàng ứng dụng ở tại nhiều quốc gia trên thế giới dù có khác biệt về ngôn ngữ hay tập quán thương mại… hy vọng bài viết  85 NĂM PHÁT TRIỂN CỦA INCOTERMS – KIM CHỈ NAM CHO CÁC DOANH NGHIỆPsẽ giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện nhiều kiến thức về Incoterms và sẽ khong mắc phải những sai lầm khi sử dụng.

 

Xem thêm:  Tổng quan toàn bộ các điều khoản 2020

Các bài viết liên quan:  tại đây

 

Người thực hiện:

Trần Thị Thủy Tiên

Mã sinh viên: 16041316

Lớp: INE3104 2