Hiệp định CPTPP: 4 cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập

Ảnh đại diện

Việt Nam là quốc gia thứ 7 thông qua Hiệp định CPTPP, được coi là bước đi đầu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên trường thương mại quốc tế toàn cầu, Hiệp định CPTPP không chỉ đem lại cho Việt Nam những lợi ích và cơ hội mới mà còn đặt những thách thức cùng với nhiều sự áp lực.

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

Hiệp định CPTPP

HIỆP ĐỊNH CPTPP LÀ GÌ?

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại thành phố Santiago, Chile. Hiệp định CPTPP là thỏa thuận giữa 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam. Từ ngày 12/11/2018, Việt Nam đã thông qua thủ tục phê chuẩn và bắt đầu chính thức có hiệu lực 14/01/2019.

Ngoài ra, Hiệp định CPTPP còn là văn kiện thương mại bao trùm thị trường gần 500 triệu dân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có giá trị đóng góp khoảng 14% GDP của thế giới và khoảng 15% thương mại toàn cầu.

 

Đại diện các nước thành viên tại lễ ký kết Hiệp định CPTPP tại Chile
Đại diện các nước thành viên tại lễ ký kết Hiệp định CPTPP tại Chile

Các quốc gia thành viên đã thống nhất mục tiêu chính của hiệp định này chính là tăng cường các hợp tác kinh tế cùng với các chính sách, quy định thương mại giữa các quốc gia, rồi thông qua đó có thể xóa bỏ các rào cản thuế quan, thương mại đối với các loại hàng hóa, dịch vụ cũng như xuất, nhập khẩu giữa khác nước thành viên, hơn nữa còn hỗ trợ tăng cường thương mại, đầu tư, thúc đẩy những sang kiến và cùng nhau đẩy mạnh tăng trưởng lợi ích kinh tế và xã hội.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về CPTPP

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CPTPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM

CƠ HỘI

Hiệp định CPTPP là một Hiệp định mang tính chất toàn diện, bao trùm các nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và gồm nhiều chủ đề khác. Hiệp định sẽ tạo ra sự cải cách trong môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế – xã hội Việt Nam. Những cơ hội và lợi ích đó tương đối rõ rệt đối với Việt Nam, cụ thể như:

Thứ nhất, gia nhập Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư, với CPTPP, GDP được dự báo tăng thêm 1,32%; về xuất khẩu tăng thêm 4%, nhập khẩu tăng 3,8%. Cùng với đó là một số nhanh như dệt may, da giày và một số nhanh thâm dụng lao động khác của Việt Nam cũng sẽ được lợi và có khả năng tăng xuất khẩu.

Bên cách đó, Việt Nam còn có thể dễ dàng tiếp cận những thị trường tốt với lãi suất thuế quan thấp và mở rộng ra đến những thị trường mà Việt Nam chưa từng được thâm nhập như Canada, Mexico, Chile và Peru. CPTPP sẽ mang lại nguồn động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.

Với những tiến triển tích cực, theo Viện Nghiên Cứu Kinh tế quốc tế Peterson thì CPTPP giúp cho GDP Việt Nam tăng thêm tới hơn 2% vào giai đoạn 2030, hay thậm chí, sự tăng trưởng này còn có thể lên tới 3,5% nếu có sự kích thích phù hợp để tăng năng suất.

Thứ hai, Hiệp định CPTPP mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh trên trường quốc tế.

Việc ký kết Hiệp định CPTPP với những thị trường lớn như Nhật Bản, Mexico, New Zealand,…và có lộ trình giảm thuế xuất khẩu xuống 0% đến 5% thì các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội  nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm. Việc giảm thuế với các quốc gia thành viên nhập khẩu giúp mở rộng việc cung cấp các sản phẩm vào thị trường mới hay giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu các loại hàng hóa mới về sẽ có thêm nhiều sản phẩm chất lượng, mới lạ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhờ Hiệp định CPTPP mà khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có một sân chơi minh bạch, công bằng và là một bước đệm để các doanh nghiệp có những bước phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng vì thế mà được năng cao, sản phẩm, hàng hóa có cơ hội được cải thiện, các hoạt động sản xuất, dịch vụ bắt kịp được xu hướng hiện đại mới của thế giới và tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toan cầu.

Thứ ba, Hiệp định CPTPP thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ nước ngoài.

Quá trình toàn cầu hóa, tự do thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở thành xu thế tất yếu, CPTPP giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành một nơi đáng chú ý để thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn, hơn nữa có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao các công nghệ hiện đại mới từ các tập đoàn lớn từ nước ngoài.

Dòng chảy FDI giữa các nước thành viên CPTPP
Hiệp định CPTPP thu hút FDI vào Việt Nam

Khi đầu tư nước ngoài chảy vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng nhiều sẽ dẫn tới việc xây dựng thêm những khu công nghiệp mới để phục vụ các hoạt động sản xuất. Từ đó, các nhóm doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng sẽ đạp đà để tiện cho sự phát triển trong tầm trung và dài hạn. Sự đầu tư làm cho xuất khẩu dựa vào các chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục những hạn chế của quy tắc xuất xứ. Việc tăng trưởng đầu tư nước ngoài kéo theo sự tăng trưởng của những ngành liên quan.

Hiệp định CPTPP đã thuận lợi tạo ra những hoạt động đầu tư qua biên giới, do vậy khi gia nhập vào Hiệp định thì Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để thu hút FDI từ các quốc gia thành viên, thậm chí là những quốc gia Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại tự do. Một nền kinh tế mà thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài thì sẽ có cơ hội để cải thiện sự phát triển kinh tế và nâng cao được đời sống của người dân.

Thứ tư, CTCPP góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp định CPTPP ngày càng đa dạng hơn, thúc đẩy tăng trường của nhiều ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt, ngành dệt may và da giày được coi là những ngành có quy mô sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất. Tốc độ xuất khẩu của dệt may tăng thêm từ 8,3% đến 10,8% và có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong CPTPP.

Việt Nam còn được hưởng những cam kết cắt giảm thuế quan từ hơn 90% hay thậm chí là 95% khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia thành viên CPTPP. Hiệp định CPTPP không chỉ làm tăng xuất khẩu mà còn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada,…

Tại đây các chuyên gia đã đưa ra những phân tích, nhận định, giải pháp để giúp các doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài
Hội thảo “CPTPP- Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam”

THÁCH THỨC

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mới mẻ hiện hữu ngay trước mắt, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức khi đối mặt với thị trường quốc tế.

Đầu tiên là, những áp lực cạnh tranh về kinh tế từ các doanh nghiệp nước ngoài.

So với Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài đều có những thuận lợi về tài chính, trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu trong việc hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan. Hơn nữa, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài đã gây nên sức ép và tạo ra một thách thức lớn. Việc mở cửa thương mại, nhập khẩu hàng hóa tràn lan từ các nước bạn khiến cho Việt Nam phải cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngay cả khi đang ở “sân nhà”.

Việc loại bỏ các rào cản thuế quan thông qua Hiệp định CPTPP buộc các quốc gia thành viên và doanh nghiệp phải chuyển đổi, cơ cấu lại để phù hợp với điều khoản quốc tế. Nếu không nhanh chóng thích nghi được, các doanh nghiệp sẽ tự đào thải chính mình và có thể phải đối mặt với nguy cơ thất bại. Điều này gây nên việc số lượng người lao động mất việc gia tăng.

Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế.

Hiệp định CPTPP đòi các tất cả các quốc gia đã ký kết phải linh hoạt chuyển mình trong việc cải cách các thể chế sao cho phù hợp, đồng thời, chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh mô hình tăng trưởng. Hiệp định CPTPP còn khiến các doanh nghiệp luôn phải sẵn sàng nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Để thực thi những cam kết trong Hiệp định CPTPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động…Mặc dù những cam kết này khá mới những lại hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước nên gánh nặng về thách thức hoàn toàn không có ảnh hưởng lớn.

Thứ ba, thách thức đáp ứng đạt các tiêu chuẩn của FTA thế hệ mới.

Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới, có tiêu chuẩn cao và toàn diện. Hiệp định không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống, như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,…mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống, như lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.

Vì là một văn kiện thương mại tiến bộ, nên khi Hiệp định CPTPP đặt ra các yêu cầu như vậy sẽ không tránh khỏi những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi phải đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực ấy một cách hoàn hảo nhất.

Các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới

Thứ tư, Hiệp định CPTPP thách thức về giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm doanh thu của nhà nước, tuy nhiên sự tác động sẽ không phải quá đột ngột do đã có đến 7/10 quốc gia thành viên có FTA với Việt Nam, ngoại trừ Canada, Mexico và Peru, nhưng thương mại vẫn còn khiêm tốn. Sức mạnh thương mại đôi bên không lớn bởi cơ cấu xuất, nhập của 3 nước này mang tính bổ sung với cơ cấu của Việt Nam. Vì vậy, hiện nay Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước.

Có thể bạn quan tâm: Tham gia CPTPP: Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam

KẾT LUẬN

Ta thấy, Hiệp định CPTPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao, với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay. Các nước thành viên CPTPP tạo thành một thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm khoảng 15% GDP, 15% tổng thương mại toàn cầu. Bởi vậy, khi chính thức gia nhập, Hiệp định đã đem lại không ít cơ hội tốt để giúp Việt Nam tận dụng được những lợi thế để vươn xa hơn ra ngoài thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những thách thức từ những sức ép của những đối thủ nặng kí.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết về Hội nhập kinh tế quốc tế tại đấy:

Việt Nam gia nhập WTO: 5 Cơ hội và thách thức

Hội nhập kinh tế quốc tế: 5 cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Người thực hiện: Nguyễn Phương Uyên

Mã sinh viên: 19051353

INE3104-6_Bài tập lớn