7 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

7 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Tuy nhiên, như mọi hoạt động kinh tế khác, thị trường chứng khoán luôn luôn biến động, diễn ra theo chu kỳ tăng giảm và chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau.

Việc tìm hiểu và phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây sẽ giúp những nhà đầu tư chứng khoán tránh được những rủi ro, những giao dịch sai lầm không đáng có và dự đoán được tương lai của thị trường chứng khoán. Hãy cùng điểm qua 7 nhân tố ảnh hưởng qua bài viết dưới đây.

7 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam,đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
7 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Nền kinh tế:

Mọi biến động trên thị trường chứng khoán đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi tạo ra các công cụ có khả năng thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung phân phối vốn và chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Nhờ thị trường chứng khoán, chính phủ có thể huy động các nguồn lực tài chính mà không hề phải chịu áp lực về lạm phát, đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước còn rất nhiều hạn chế.

Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán đã hỗ trợ rất tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam hiệu quả hơn, cân đối hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của cả một nền kinh tế.

Khi nền kinh tế tăng trưởng thì hầu như các ngành các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng và thị trường chứng khoán cũng nằm trong số đó. Giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế tăng trưởng và có xu hướng giảm khi nền kinh tế kém phát triển. Việt Nam là  một quốc gia có tốc độ phát triển cao cộng với nền chính trị ổn định và mức thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có bước tiến nhảy vọt nói chung và giá cổ phiếu tăng nói riêng.

Tuy  nhiên  không  phải giá cổ phiếu nào  cũng tăng và giá lúc nào cũng tăng mà  nó còn phụ thuộc vào  nhiều nhân tố khác nữa. Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm  liền có tác dụng giữ cho thị trường chứng khoán ổn định, tăng cường niềm tin  của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có thể trông chờ vào  một sự khởi sắc của thị trường thì chỉ có thể vào cuối năm khi các nhà đầu tư có thể dự đoán kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Nền kinh tế ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
                   Nền kinh tế ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán

Xem thêm Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam tại đây

2. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ hay chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý đóng một vai trò quan trọng trong sự biến động của giá chứng khoán. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường và từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua hai kênh chính.

Đầu tiên, chính sách thắt chặt tiền tệ có thể được tiến hành thông qua việc tăng lãi suất chính sách ví dụ như lãi suất cơ bản, dẫn đến việc tăng lãi suất thị trường được sử dụng để chiết khấu dòng tiền trong mô hình định giá. Điều này dẫn đến giá  cổ phiếu giảm đi.

Kênh thứ hai là thông qua tác động của chính sách tiền tệ đối với sự mong đợi của dòng tiền trong tương lai chẳng hạn như thu nhập của công ty. Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Theo giải thích của Bernanke và Gertler (1995), tăng lãi suất gây ra bởi việc thắt chặt tiền tệ có thể làm giảm dòng tiền ròng công ty. Bởi vì thắt chặt chính sách tiền tệ làm giảm tổng cầu và chi tiêu tiêu dùng và tăng chi phí lãi vay phải trả.

Bên cạnh đó, khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm suy giảm khả năng tài chính của công ty, khiến công ty phải đối mặt với một phần bù rủi ro của nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cao hơn. Điều này buộc công ty phải hủy bỏ hoặc hoãn lại cơ hội đầu tư sinh lợi, dẫn đến làm giảm tiềm năng thu nhập trong tương lai của công ty. Mặt khác, các điều kiện thắt chặt tiền tệ có thể ngăn chặn việc cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua phần bù rủi ro. Những kỳ vọng về chu kỳ suy thoái, trong điều kiện thắt chặt tiền tệ có thể khiến các nhà đầu tư xem cổ phiếu là những khoản đầu tư nhiều rủi ro. Để bù đắp cho rủi ro tăng lên, nhà đầu tư yêu cầu mức chiết khấu cao hơn mà điều này chỉ có thể đạt được thông qua giá cổ phiếu thấp.

Chính sách tiền tệ, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

3. Lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Lạm phát thường được đo lường qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương và kênh thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó, lạm phát có thể ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng hóa. Lạm phát tăng khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp khác giá thành sản xuất tăng đẩy giá bán hàng hóa tăng theo, cầu hàng hóa giảm xuống khiến doanh thu giảm sút. Cổ phiếu của doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

Lạm phát, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
Lạm phát ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Giá của cổ phiếu hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả hoạt động kinh doanh hay sức khỏe của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không  gặp phải những biến cố bất ngờ dẫn đến phải thanh lý hay phá sản thì dòng tiền mà người nắm giữ cổ phiếu nhận được là cổ tức được chia hàng năm. Về bản chất, giá cổ phiếu do dòng tiền này và sự biến động của nó quyết định sự nóng lên của thị trường là do sự tăng giá của các cổ phiếu gây ra.

Về mối liên  hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh  lệch đáng kể qua theo dõi  tình hình.  Qua  một thời  gian dài,  nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh.

Thu nhập công ty hay lợi nhuận của công ty là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào  cũng có  mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù nhà đầu tư theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng họ có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán Việt Nam

5. Quy luật cung cầu thị trường

Quy luật hay nguyên lý cung – cầu thể hiện sự điều chỉnh giữa lượng cung và lượng cầu trong thị trường để xác định mức giá cùng lượng giao dịch cân bằng. Theo quy luật này, giá cả hàng hóa lên xuống không chỉ do giá trị nội tại của chúng, mà dựa vào nhu cầu thị trường.

Trong  kinh  doanh,  quy  luật cung  cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Khi cầu lớn hơn cung, giá có xu hướng tăng, ngược lại, cầu nhỏ hơn cung thì giá có chiều hướng giảm. Đầu tư chứng khoán cũng không phải là một ngoại lệ, thị trường chứng khoán cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Nhiều nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng phần lớn nhà đầu tư có xu hướng mua bán theo cảm xúc hơn là phân tích các yếu tố để đi đến quyết định. Điều này làm cho quy luật cung – cầu trong thị trường chứng khoán khó dò đoán hơn, nhưng mặt khác lại trở thành trợ thủ đắc lực cho ai không bị chi phối bởi nó. Hiểu biết về quy luật cung – cầu sẽ giúp nhà đầu tư có những đánh giá khách quan hơn về diễn biến giá chứng khoán, hạn chế chạy theo đám đông.

Quy luật cung cầu ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
   Quy luật cung cầu ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

Xem thêm Tâm lý nhà đầu tư nhìn từ quy luật cung cầu tại đây

6. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP được tính dựa trên tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tổng đầu tư và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy, sự tăng trưởng của GDP sẽ giúp chỉ ra được tỷ lệ có việc làm và thu nhập của người dân đang tăng lên dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa được kích thích tăng theo, thúc đẩy sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng sự phát triển của nền kinh tế.

Chính những điều này sẽ thu hút được sự quan tâm và dòng vốn từ các nhà đầu tư giúp cho giá cổ phiếu tăng lên. Ngược lại, GDP thấp hay sự sụt giảm GDP cũng sẽ là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang gặp những khó khăn, bất lợi trong sản xuất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm gần đây, trước dịch bệnh Covid 19 khiến nền kinh tế cả thế giới bị ảnh hưởng nặng nề thi nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP dương với ước tính đạt 2,91% – thuộc nhóm những nước cao trên thế giới. Điều này cho thấy rằng dư địa và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn lớn, phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về dư địa tăng trưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.

Tổng sản phẩm quốc nội ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
               GDP ảnh hưởng đến sự biến động thị trường chứng khoán Việt Nam

7. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà một đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định. Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc tác động tới tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng quỹ dữ trữ ngoại hối tiến hành mua bán trên thị trường ngoại hối nhằm tác động trực tiếp tới giá trị tương quan của Việt Nam đồng và các ngoại tệ khác. Khi tỷ giá giữa đồng ngoại tệ trên Việt Nam đồng đặc biệt là USD/VNĐ tăng sẽ gây tác động tiêu cực tới một số ngành trong khi một số ngành lại được hưởng lợi.

Tỷ giá tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có khoản nợ nước ngoài hoặc doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Các doanh nghiệp này sẽ phải giải bài toán cân đối giá bán sản phẩm đầu ra sao cho vừa bù đắp được chi phí đầu vào lại vừa đảm bảo giữ được thị phần, doanh thu.

Ở chiều hướng ngước lại, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá, từ đó phản ánh tích cực lên giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó, việc tỷ giá giữa đồng ngoại tệ trên Việt Nam đồng tăng sẽ có thể tác động tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư như lạm phát, nợ công. Điều này có thể gây tác động tiêu cực tới các quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.

, đầu tư chứng khoán, thị trường chứng khoán, đầu tư chứng khoán, Sàn giao dịch chứng khoán, Nhà đầu tư, Giá cổ phiếu, Cách đầu tư chứng khoán, Nhân tố ảnh hưởng, Nền kinh tế, Chung khoan, Giao dich chung khoan, biến động
                                                                Tỷ giá hối đoái

Qua những yếu tố trên, có thể thấy thị trường chứng khoán rất nhạy cảm và luôn biến động. Mỗi một nhân tố đều có tác động lớn nhỏ đến thị trường khiến giá cổ phiếu thay đổi. Càng nắm rõ những yếu tố này, nhà đầu tư sẽ càng có cái nhìn tổng quát về thị trường chứng khoán. Qua đó dự đoán được xu hướng thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp, giảm thiểu sự rủi ro trong việc đầu tư chứng khoán.

Xem thêm Tổng quan thị trường chứng khoán tại đây

Các bài viết liên quan tại đây

Bí kíp đầu tư 2022 – Tác động của Lãi suất đến thị trường chứng khoán

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh

Mã sinh viên: 19051462

Lớp học phần: INE3104 1