Nguồn nhân lực là nguồn lực của tổ chức, là mấu chốt tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Trong thời đại 4.0, việc quản trị và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị.
Làm thế nào để việc quản trị nguồn nhân lực trở nên có ích đối với doanh nghiệp, các phương pháp quản trị nguồn nhân lực nào sẽ giúp lãnh đạo đưa ra các chính sách và chiến lược phù hợp để củng cố nguồn lực ?
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp quản trị nguồn nhân lực trong bài viết dưới đây:
Nội dung bài viết
1. Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Trong thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh, nguồn nhân lực được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhất là trong những năm gần đây, quản trị nguồn nhân lực càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
Nguồn nhân lực là tiềm năng, khả năng của con người để thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào đó cho cá nhân, tổ chức hoặc công ty. Nguồn nhân lực bao gồm cả trí lực và thể lực. Trí lực hay còn gọi là “chất xám” là khả năng suy nghĩ,học hỏi, tiếp thu kiến thức, suy luận, phán đoán. Còn thể lực thì chỉ về thể trạng, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chọi với bệnh tật. Có đủ cả hai yếu tố này thì một người sẽ sống và làm việc rất hiệu quả.
Nguồn nhân lực là tập hợp tất cả nhân lực có tham gia và góp phần trong hoạt động của một tổ chức, công ty. Nguồn nhân lực của công ty thì bao gồm cả lãnh đạo, trưởng phòng, các nhân viên ở các phòng ban.
Quản trị nguồn nhân lực (HRM) là tất cả những hoạt động liên quan đến việc quản lý con người, nó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa toàn thể nhân viên với công ty. Cụ thể hơn đó là các công việc hoạch định, triển khai, kiểm soát kế hoạch nhằm sử dụng nguồn lực của công ty một cách hiệu quả nhất, đem lại kết quả tối ưu. Ngoài ra cũng bao gồm việc giải quyết các vấn đề về đào tạo, phúc lợi, lương thưởng nhằm tạo động lực cho nhân viên. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược của công ty.
2. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực
Trong thời đại nền kinh tế không biên giới như hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô và dây chuyền sản xuất để để liên doanh, xuất khẩu ra các nước khác. Với quy mô lớn thì việc quản trị cũng trở nên khó khăn hơn cả về nguồn lực máy móc và con người. Trong đó, nguồn lực con người là quan trọng hơn cả nhưng cũng khó quản trị hơn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có những con người có khả năng quản lý nguồn nhân lực nội bộ thật tốt để khuyến khích nhân viên làm việc hết năng suất, mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp. Nếu tận dụng được tốt toàn bộ nhân lực thì đó sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trên thị trường năng động, cụ thể là ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, quản trị nhân lực còn giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân viên của mình để có thể tạo mối quan hệ tốt để dễ dàng giúp đỡ nhân viên nếu có gặp khó khăn và khuyến khích, động viên nhân viên cống hiến cho công ty.
3. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Đầu tư vào nhân sự và hỗ trợ họ một cách có chiến lược có thể nâng cao sự hài lòng và thúc đẩy hiệu suất làm việc. Do đó, vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là rất quan trọng để công ty phát triển về lâu dài.
Vai trò của quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò đáp ứng và bố trí đầy đủ nhân sự vào từng vị trí trong bộ máy tổ chức của công ty. Ngoài ra, tầm quan trọng của công việc này còn được thể hiện như sau:
Quản trị nguồn nhân lực giúp một cá nhân làm việc theo nhóm hiệu quả: Quản trị hiệu quả nguồn nhân lực sẽ hướng dẫn cho các cá nhân cách làm việc nhóm. Nhờ đó, tinh thần đồng đội và hiệu suất công việc có thể được nâng cao.
Quản trị nguồn nhân lực định hướng tương lai: Quản trị nguồn nhân lực đào tạo nhân viên liên tục cùng với những khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, nhờ đó có thể xác định được những nhân viên tiềm năng để thăng chức trong tương lai cho các công việc cấp cao.
Quản trị nguồn nhân lực là phân công đúng người: Nếu tuyển dụng có chiến lược nhân sự và phương pháp hiệu quả thì công ty sẽ tuyển được đúng người vào đúng việc. Khi nhân viên hài lòng với công việc sẽ hạn chế tình trạng bỏ việc, tiết kiệm chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo.
Quản trị nguồn nhân lực đóng góp vào việc cải thiện nền kinh tế: Có thể nói, nếu quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, hiệu suất tăng và lợi nhuận cao hơn sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế trong kỷ nguyên 4.0
4. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực
Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực
4.1 Thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự
Chức năng đầu tiên của quản trị nguồn nhân lực đó là đảm bảo có đủ số lượng nhân viên làm việc trong từng mảng hoạt động của công ty. Việc này bắt đầu từ tìm hiểu nhu cầu nhân sự của công ty, phân tích công việc đang thiếu nhân sự, hoạch định kế hoạch tuyển dụng. Để thực hiện tốt chức năng này, người quản trị nguồn nhân lực phải hiểu rõ tính chất công việc và nắm được khả năng chi trả của công ty để tiến hành tìm kiếm được các ứng viên phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu đó.
4.2 Khai thác, đào tạo và phát triển
Đây là chức năng tập trung vào việc sử dụng và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Họ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, cách quản lý công việc hiệu quả cho nhân viên. Giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình và có cơ hội phát triển kỹ năng cá nhân, đóng góp tốt cho công việc và sự phát triển của công ty.
4.3 Duy trì và sử dụng nguồn nhân lực
Với chức năng này, người làm trong bộ phận quản trị nguồn nhân lực có nhiệm vụ động viên, khuyến khích, kích thích nhân viên trong việc tạo mối quan hệ tốt với hai đối tượng. Thứ nhất là mối quan hệ với các đồng nghiệp, những người cùng làm việc trong doanh nghiệp để giúp đỡ nhau phát triển bản thân. Thứ hai là với chính doanh nghiệp, khiến nhân viên hài lòng với môi trường làm việc, các chính sách lương thưởng để mọi người yêu công ty và ở lại công ty cống hiến trong dài hạn.
4.4 Thông tin và dịch vụ về nhân sự (Quan hệ lao động)
Chức năng cuối cùng liên quan đến các quyền lợi mà nhân viên được nhận khi làm việc trong một doanh nghiệp như lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm,… Người làm quản trị nhân lực phải đề xuất, triển khai kế hoạch về các vấn đề này nhằm đảo bảo quyền lợi cho nhân viên. Họ cũng phải giải quyết các vấn đề phát sinh liên với cả nhân viên và nhà quản lý, đảm bảo cả hai bên đạt được thỏa thuận hợp lý nhất. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ thông tin các vấn đề quan trọng từ phía lãnh đạo cho toàn thể nhân viên trong công ty.
5. Top 5 bí kíp quản trị nguồn nhân lực trong kỉ nguyên 4.0
Top 5 bí kíp quản trị nguồn nhân sự trong kỉ nguyên 4.0
5.1 Tối ưu hóa các trải nghiệm tại doanh nghiệp
Môi trường vật lý, môi trường công nghệ, văn hoá doanh nghiệp là các khía cạnh cần chú trọng để tối ưu trải nghiệm nhân viên. Trong các phương pháp quản trị nguồn nhân lực, việc nâng cao trải nghiệm cho nhân viên là cách thức hữu hiệu để gia tăng hiệu suất và chất lượng công việc. Khi đội ngũ đạt trạng thái tinh thần cao nhất, họ có thể sáng tạo và đóng góp nhiều hơn những ý tưởng tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi cấp quản lý có xu hướng biết lắng nghe nhân viên của mình, nhân viên rất có thể sẽ trở nên gắn bó và nỗ lực làm việc vì doanh nghiệp nhiều hơn. Nghiên cứu của Harvard Business Review cho thấy khi nhóm người tham gia nghiên cứu được rèn luyện kỹ năng nghe, thì khả năng hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của người nói ở người nghe được cải thiện ít nhất 25%, thậm chí có thể lên đến 40%.
Để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa người và người thì việc lắng nghe cũng góp phần quan trọng không kém. Khi cấp quản trị dành một khoảng thời gian để lắng nghe nhân viên, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và cảm thấy muốn gắn bó lâu dài với công ty nhiều hơn.
5.2 Xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Trong quá trình xây dựng các phương pháp quản lý nhân sự, nhà quản lý cần song song với việc đánh giá lại chiến lược đào tạo lực lượng lao động. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có một cái nhìn toàn diện hơn về nguồn cung nhân sự, xác định rõ đâu là nhóm kỹ năng còn thiếu, nhóm kỹ năng cần thiết cho tương lai; đánh giá hiệu quả thực thi sau một thời gian triển khai.
Vấn đề này hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng và xem là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh, cần đầu tư chi phí và thời gian cho công tác này thông qua việc cử nhân sự đi học trong/ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Mặt khác, có thể mời chuyên gia tư vấn hoặc cố vấn độc lập về huấn luyện cho cán bộ chủ chốt để lĩnh hội trực tiếp kiến thức và cách làm thực tiễn để áp dụng vào hoạt động của tổ chức.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ theo mô hình “ba nhà”: Nhà trường – Doanh nghiệp – Người lao động. Dựa trên nhu cầu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, Nhà trường tiến hành đào tạo theo đơn đặt hàng khi tuyển chọn, đào tạo phù hợp với năng lực, nhu cầu. Biện pháp này không được đi sau các biện pháp trên, mà tiến hành ngay và đồng thời để đảm bảo nhu cầu cạnh tranh về nguồn nhân lực cũng như tạo giá trị doanh nghiệp, thông qua đó, nhân rộng mô hình cho các doanh nghiệp khác.
5.3 Ứng dụng đổi mới công nghệ để giải quyết bài toán quản lý nhân sự
Ứng dụng phần mềm quản trị nhân sự đã giúp doanh nghiệp có những thay đổi về cách thức quản trị nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp xu hướng 4.0.
Người làm quản trị nguồn nhân lực phải có góc nhìn mới để thúc đẩy sự “tiến hóa”, đương đầu với tốc độ cũng như biến động của thị trường đầy mơ hồ và phức tạp này. Cuộc cách mạng 4.0 đã tác động tích cực đến xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay. Nó giúp phát huy tài năng đội ngũ hiệu quả và gắn kết nhân lực hơn.
Phần mềm quản trị nhân lực lên ngôi thông qua việc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm thời gian, nhân lực, quản lý trở nên dễ dàng hơn.
5.4 Kết nối đội ngũ nhân viên trên một nền tảng duy nhất
Xu hướng kết nối đi ngũ nhân viên trên một nền tảng
Việc thiết lập văn phòng số, tạo ra không gian làm việc và sinh hoạt nội bộ cho mọi thành viên trong việc quản trị nguồn nhân lực; thuận tiện trong việc cập nhật thông tin qua Bảng tin, hoặc nhận mọi thông báo quan trọng trong Nhóm chat. Ngoài ra, nhân sự có thể gặp mặt online dễ dàng chỉ với một lần chạm nhờ chức năng Video Call hay họp trực tuyến Zoom, tạo các cuộc họp online khi làm việc từ xa một cách nhanh chóng.
5.5 Quản trị nguồn nhân lực từ xa
Quản lý nhân lực từ xa là một trong những xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong thời đại 4.0 được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Đại dịch Covid 19 đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với mô hình làm việc từ xa này.
Hầu hết đội ngũ nhân viên được khảo sát đều mong muốn làm việc từ xa. Bởi nó không gò bó về thời gian và địa lý.
Sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, Internet of Thing đã xóa bỏ giới hạn về khoảng cách làm việc. Từ đó tạo sự thuận lợi trong việc triển khai mô hình làm việc từ xa của doanh nghiệp.
6. Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích tổng quan về quản trị nguồn nhân lực cũng như xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số 4.0. Các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo để vạch ra chiến lược phù hợp nhất để việc quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Quản trị nguồn nhân lực – Bí quyết thành công của doanh nghiệp 2023
Làm thế nào để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?
Quản trị nguồn nhân lực là gì? Vai trò, mục tiêu và chức năng
Nền tảng trao đổi nội bộ: Nên dùng Slack hay Mattermost?
5 yếu tố của môi trường làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh
Mã sinh viên: 21050783
Mã lớp học phần: INE3104 10