Vai trò ngân hàng thế giới trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế . 1 số hoạt động của WB ở Việt Nam ?

WB là tên viết tắt của World Bank được biết đến với cái tên tiếng Việt là Ngân hàng thế giới. World Bank là một tổ chức tài chính quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc, cung cấp các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm mục đích theo đuổi các dự án vốn.

Với 189 quốc gia thành viên, các nhân viên đến từ 170 quốc gia và có văn phòng đại diện hơn 130 địa điểm, World Bank là đối tác toàn cầu hoạt động vì các giải pháp bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo và xây dựng sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển.

Chủ tịch hiện nay của World Bank là ông Ajay Banga, người Mỹ gốc Ấn. Ngày 02/6/2023 ông Ajay Banga được chọn làm Chủ tịch thứ 14 của World Bank và bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm. Trước đây, ông Ajay Banga từng là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Mastercard.

·       Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng thế giới

Mỗi đơn vị trong Ngân hàng Thế giới có chức năng và nhiệm vụ riêng:

  • Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) : Tổ chức IDA được thành lập vào năm 1960 với nhiệm vụ cung cấp các khoản tín dụng không lãi suất và viện trợ không hoàn lại cho các quốc gia để thực hiện xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa bỏ bất bình đẳng trong xã hội. Đối tượng hỗ trợ của IDA thường là những quốc gia rất nghèo trên thế giới.  Nguồn vốn của IDA chủ yếu đến từ đóng góp của các nước phát triển và giàu có trên thế giới. Điều kiện để được cấp IDA tùy thuộc vào trình độ phát triển và mức độ nghèo đói của các quốc gia, thường được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB.
  • Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD):Ngân hàng được thành lập năm 1945 với mục tiêu hoạt động là giảm thiểu đói nghèo và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển bằng cách cung cấp các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Các khoản vay được tính lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR (lãi suất tham chiếu mà các ngân hàng lớn trên thị trường tài chính London sử dụng để cho vay lẫn nhau) và có thời hạn vay dài từ 15-20 năm kèm thời gian ân hạn 5 năm
  • IBRD cho vay và trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên dựa trên 4 nguyên tắc chính như sau:

+ Đối tượng cho vay chỉ có thể là những nước có khả năng trả nợ

+ Việc cho vay có sự đảm bảo của chính phủ

+ Lãi suất cho vay thấp hơn một chút so với lãi suất thị trường

+ Không có quy định ràng buộc giữa việc vay vốn và nghĩa vụ mua hàng ở bất kỳ quốc gia thành viên nào

Thông qua hoạt động cho vay vốn và trợ giúp kỹ thuật, WB góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Cũng nhờ những khoản vay đến từ tổ chức quốc tế này mà việc hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng và vốn từ các thị trường tài chính quốc tế được phân bổ vào các dự án phát triển tại các nước đang phát triển.

·       Vai trò của Ngân hàng thế giới trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế

  1. Cung cấp Tài chính Phát triển:

– Cho vay ưu đãi và không ưu đãi: Ngân hàng Thế giới cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi (thậm chí là không lãi suất) cho các quốc gia đang phát triển để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

– Tài trợ cho các dự án lớn: WB có khả năng tài trợ cho các dự án quy mô lớn mà các quốc gia đang phát triển khó có thể tự mình thực hiện, như xây dựng đập thủy điện, hệ thống giao thông, hoặc các dự án năng lượng tái tạo.

– Hỗ trợ tài chính cho khu vực tư nhân: Thông qua Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, WB hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân tại các quốc gia đang phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

  1. Cung cấp Tư vấn Chính sách và Kỹ thuật:

– Tư vấn chính sách vĩ mô: WB cung cấp tư vấn về các chính sách kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, để giúp các quốc gia ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.

 

– Tư vấn về cải cách thể chế: WB hỗ trợ các quốc gia xây dựng các thể chế chính trị, pháp lý, và kinh tế vững mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển.

– Hỗ trợ kỹ thuật: WB cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia trong việc lập kế hoạch, thiết kế, và triển khai các dự án phát triển, đảm bảo hiệu quả và tính bền vững.

– Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm: WB là một trung tâm kiến thức toàn cầu, chia sẻ các nghiên cứu, báo cáo, và kinh nghiệm tốt nhất về phát triển kinh tế.

  1. Thúc đẩy Phát triển Bền vững:

– Tài trợ cho các dự án xanh: WB ngày càng tập trung vào việc tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, bảo tồn rừng, và các hoạt động bảo vệ môi trường khác, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững.

– Ưu tiên các vấn đề xã hội: WB quan tâm đến các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, giáo dục, y tế, và giảm nghèo, đảm bảo rằng các dự án phát triển mang lại lợi ích cho mọi người.

– Ứng phó với biến đổi khí hậu: WB hỗ trợ các quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các dự án giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường khả năng thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.

  1. Hợp tác và Điều phối:

– Hợp tác với các tổ chức quốc tế: WB hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và các tổ chức khu vực để giải quyết các vấn đề phát triển toàn cầu.

– Điều phối các nguồn lực: WB đóng vai trò điều phối các nguồn lực tài chính từ các quốc gia phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển.

 

– Tạo diễn đàn đối thoại: WB tạo ra các diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia, các tổ chức, và các chuyên gia để thảo luận về các vấn đề phát triển và chia sẻ kinh nghiệm.

  1. Các Lĩnh vực Ưu tiên:

Ngân hàng Thế giới tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau đây:

  • Giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung: WB cam kết giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung ở các quốc gia đang phát triển.
  • Phát triển con người: WB đầu tư vào giáo dục, y tế, và các chương trình bảo trợ xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Phát triển cơ sở hạ tầng: WB tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện, nước để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
  • Phát triển nông nghiệp: WB hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.
  • Quản trị và thể chế: WB hỗ trợ xây dựng các thể chế vững mạnh và chính phủ hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm.

·       Hoạt động của WB ở Việt Nam như thế nào ?

ngân hàng thế giới
Hội thảo “Các vấn đề đương đại trong Kinh tế, Quản trị và Kinh doanh” (CIEMB 2020)

Ngày 14/09/1994, World Bank chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội.

Theo WB, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm nước Đông Nam Á gồm 12 nước là Brunây, Fiji, Indonesia, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam.

Trước đây, WB xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) làm cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam. Từ năm 2012, WB đã chuyển đổi thành Chiến lược Hợp tác Quốc gia (CPS) để phản ánh đúng tầm quan hệ giữa hai bên là quan hệ đối tác cùng phát triển. Đến nay, là Khung Đối tác Quốc gia Việt Nam (CPF) với mục tiêu Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ. Khung Đối tác Quốc gia Việt Nam (CPF) của World Bank được thông qua năm 2017 là tài liệu định hướng cho các hoạt động hợp tác của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từ 2018 đến 2022 và tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên như sau:
– Phát triển bao trùm và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân

– Đầu tư vào con người và tri thức

– Bền vững môi trường và năng lực ứng phó

– Thúc đẩy quản trị tốt

Khung Đối tác Quốc gia cho giai đoạn 2023-2027 hiện đang trong quá trình chuẩn bị được dựa trên Chiến lược Phát triển Kinh tế – Xã hội giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và tập trung vào các kết quả cấp cao để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

·       Một số thành quả đạt được của WB tại Việt Nam

ngân hàng thế giới tại việt nam
Cuộc họp giữa chính phủ Việt Nam với phái đoàn đến từ WB

 

 

  •  COVID-19 : Kể từ khi ca lây nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Việt Nam vào đầu năm 2020, World Bank đã đồng hành cùng Việt Nam xây dựng chiến lược ứng phó quốc gia từ quản lý khủng hoảng y tế đến thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững. Khoản tài trợ từ Quỹ Tài trợ Khẩn cấp Đại dịch đã giúp tăng cường năng lực xét nghiệm cho 84 phòng thí nghiệm trên toàn quốc, cắt giảm thời gian từ lúc lấy mẫu xét nghiệm đến khi công bố kết quả từ 24-48 giờ xuống còn 4-6 giờ. Dựa trên kinh nghiệm ở nhiều quốc gia, World Bank đã đưa ra các chuyên đề tư vấn chính sách đa ngành từ chiến lược bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương khỏi tác động tiêu cực của COVID-19 đến thúc đẩy phục hồi trên diện rộng. Trong đại dịch COVID-19, World Bank đã thực hiện bảy khảo sát tần suất cao theo dõi tình hình hộ gia đình và doanh nghiệp.

    Năng lượng sạch: Dự án Phát triển Năng lượng Tái tạo ở Việt Nam hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn, góp phần tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo lên gần 10% trong tổng công suất phát điện của Việt Nam. Dự án đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vốn đầu tư ban đầu để xây dựng năng lực và chính sách khuyến khích cần thiết cho tất cả các bên liên quan, tạo tiền đề cho phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn. Ngoài ra, 19 công trình thủy điện nhỏ đã được xây dựng với tổng công suất 320 MW, hàng năm cung cấp lượng điện lên đến 1.260GWh. Tất cả các công trình này đều tuân thủ thông lệ toàn cầu tốt nhất về xã hội và môi trường trên, đặt ra những chuẩn mực mới tại Việt Nam.

  • Môi trường và các nguồn Tài nguyên thiên nhiên: Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, khởi động từ năm 2016, đã hỗ trợ hơn một triệu nông dân trong vùng chuyển đổi sinh kế thích ứng với khí hậu và tiết kiệm tài nguyên hơn. Dự án đã tận dụng mạng lưới các nhà khoa học rộng khắp cùng với nông dân phát triển các mô hình sản xuất có thể giúp giải quyết những thách thức về sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội đặc thù từng vùng, đồng thời nhân rộng các mô hình này. Dự án cũng hỗ trợ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng thuận lợi đồng thời tăng cường hợp tác, điều phối vùng để quản lý nguồn tài nguyên nước và đất. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã luật hóa việc thành lập thị trường carbon có hiệu lực từ tháng 1/2022. Chương trình Quan hệ đối tác Xây dựng Thị trường Carbon (2016 – 2021) góp phần đặt nền tảng pháp lý và xây dựng năng lực cho Chính phủ Việt Nam để có thể sử dụng công cụ thị trường này. Chương trình cũng hỗ trợ chính phủ trong việc đánh giá các lỗ hổng về thể chế, chính sách và kỹ thuật định giá carbon đồng thời xây dựng quy trình định giá carbon bao gồm các bước thu thập dữ liệu, đo lường, báo cáo, xác minh và ghi nhận.
  • Giáo dục: Chương trình Nâng cao Năng lực Giáo viên mới hoàn thành đã cải thiện chất lượng dạy và học thông qua triển khai các khóa đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực chuyên môn qua hình thức trực tuyến cho hơn 530.000 giáo viên và hiệu trưởng các trường phổ thông. Đồng thời, Dự án Nâng cao Chất lượng Giáo dục Học sinh Khiếm thính đã hỗ trợ xây dựng tài liệu Việt ngữ ký hiệu cho giáo dục tiểu học, góp phần cải thiện đáng kể số lượng đăng ký và kết quả học tập của học sinh khiếm thính.
  • Y tế: Ngân hàng Thế giới đồng hành cùng các nỗ lực của Việt Nam đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, với chi phí hợp lý. Tại các tỉnh miền Bắc, 13,7 triệu người dân – nhiều người trong số họ đến từ các vùng sâu vùng xa – được tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng. Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế khu vực Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng đã nâng cao năng lực điều trị cho 74 bệnh viện công lập tuyến huyện và tỉnh thông qua việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và đào tạo nâng cao tay nghề cho các y, bác sĩ. Các can thiệp chính về tim mạch, sản/phụ khoa, nhi khoa, ung thư và chấn thương hiện đã có sẵn tại các bệnh viện này, giúp bệnh nhân không cần phải đi tới các bệnh viện xa nhà. Ngân hàng Thế giới cũng đang hỗ trợ chính phủ trong việc cải thiện tài chính y tế, từ đó đạt được hiệu quả và bền vững về mặt tài chính.
  • Giảm Nghèo:Việt Nam đã có những bước tiến lớn về giảm nghèo và cải thiện chất lượng sống cho hàng triệu người. Ngân hàng Thế giới đã song hành với Việt Nam trên những chặng đường cuối cùng về xóa nghèo. Tính đến năm 2020, tỉ lệ nghèo chỉ còn 3,8% tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017).

Vai trò của Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho thấy đây là một tổ chức quốc tế phức tạp với nhiều hoạt động đa dạng. WB không chỉ là một định chế tài chính cung cấp các khoản vay, mà còn là một đối tác phát triển quan trọng, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thông qua tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kiến thức.

Các hoạt động của WB trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế đến nông nghiệp, quản trị công và bảo vệ môi trường, cho thấy cam kết của tổ chức trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống trên toàn cầu

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng hoạt động của WB cũng không tránh khỏi những thách thức và tranh cãi. Các chính sách của WB đôi khi bị chỉ trích vì những ảnh hưởng tiêu cực đến một số cộng đồng địa phương hoặc các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, việc đánh giá vai trò của WB cần phải được nhìn nhận một cách đa chiều, xem xét cả những mặt tích cực và những hạn chế của tổ chức này

 

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Bảo-22051628

Lớp INE3014 4