Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, Xuất Nhập Khẩu và Logistics đã trở thành những ngành nghề thu hút được sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 5 sự khác nhau đầy đủ giữa Xuất Nhập Khẩu và Logistics.
Nội dung bài viết
1. Phạm vi hoạt động
- Xuất Nhập Khẩu: Chỉ bao gồm các hoạt động quốc tế, là việc giao dịch mới giữa Việt Nam và các quốc gia khác.
- Logistics: Bao quát cả hoạt động quốc tế lẫn nội địa, bao gồm việc lưu trữ, vận chuyển và quản trị nguồn cung trong nước.
2. Nội dung công việc
- Xuất Nhập Khẩu:
- – Nghiên cứu thị trường.
- – Lựa chọn đối tác giao dịch.
- – Xây dựng hợp đồng, xác định giá cả và chi phí.
- -Tổ chức giao nhận hàng hóa quốc tế.
- Logistics:
- Quản trị hàng tồn kho, dự báo nhu cầu.
- Xử lý đơn hàng, đóng gói.
- Lựa chọn nhà cung cấp, quản trị vận tải.
- Thông quan hải quan, lậu trữ và giao nhận hàng.
3. Vai trò trong chuỗi cung ứng
- Xuất Nhập Khẩu:Xuất Nhập Khẩu có vai trò như sau:Xuất khẩu:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước
Nhập khẩu:
- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Logistics:
- Tối ưu hoá quá trình vận chuyển và giao nhận.
- Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
- Tăng cường sự hài lòng của khách hàng qua dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả.
- Giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…
- Nâng cao hiệu quả trong quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng có khoảng cách xa về địa lý của xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
- Giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá và đáp ứng dịch vụ cho khách hàng hiệu quả, nhanh chóng. Việc xây dựng những phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng… và sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại sẽ là những điều kiện tốt để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống Logistics hiệu quả. Uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ tốt và hoàn thiện hơn.
4. Yếu tố thực hiện
- Xuất Nhập Khẩu:
- Cần kiến thức chuyên môn về thương mại quốc tế, luật hải quan.
- Kỹ năng giao dịch, đàm phán quốc tế.
- Logistics:
- Kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng, vận tải và kho bãi.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi và xử lý hàng hoá.
5. Mối quan hệ giữa Xuất Nhập Khẩu và LOGISTICS
Mặc dù có những điểm khác biệt, Xuất Nhập Khẩu và Logistics là hai ngành nghề liên quan mật thiết. Logistics đóng vai trò như một phần quan trọng để Xuất Nhập Khẩu hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, nhu cầu Xuất Nhập Khẩu là nguồn động lực giúp Logistics phát triển.
Xuất nhập khẩu và Logistics là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu như mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua. Có Logistics thì hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu mới đến được tay người mua.
Cho nên có thể nói, không có Logistics thì không thể thực hiện hoạt động Xuất nhập khẩu. Đối với Logistics, nếu không có nhu cầu đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua, thì Logistics cũng không có ý nghĩa gì. Và vì vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu về thực chất đang là một trong những bộ phận không thể thiếu giúp thúc đẩy và vận hành Logistics và ngược lại.
6. Cơ hội việc làm
Ngành Xuất Nhập Khẩu:
Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí làm việc trong ngành:
Nhân viên mua hàng (Purchasing Officer): Làm việc với nhà cung cấp (qua Internet và các nguồn thông tin khác); phân tích Báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…) ; soạn thảo Hợp đồng ngoại thương (Purchase Order); chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..); thực hiện các công việc cần thiết về vận tải (liên hệ Forwarder, …)…
Nhân viên Nhập Khẩu (Import Executive): Công việc tương tự 1 Purchasing Official nhưng đa số nhân viên Nhập khẩu đơn thuần không phải tìm kiếm nhà cung cấp; thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định, các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hiệu nào đó…
Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Công việc của 1 Nhân viên Sales tương tự như Sales nội địa nhưng phải tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài. – Phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng như (thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C/O…. )
Nhân viên Xuất khẩu (Export Executive): Công việc tương tự như Nhân viên Sales Xuất nhập khẩu nhưng không phải tìm kiếm khách hàng do công ty đã có đầu ra ổn định. Nhân viên này chỉ thực hiện các công việc liên quan đến xuất khẩu đơn thuần.
Nhân viên chứng từ: Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn (chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ Xuất nhập khẩu). Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan (chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc với Hải quan).
Nhân viên Xuất nhập khẩu hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.
Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng: Những nhân viên này phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.
Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia.
Ngành Logistic
Vị trí cho kỹ sư mới tốt nghiệp rất đa dạng gồm nhân viên phân tích và hoạch định nhu cầu khách hàng.
Các vị Trí trong ngành Logistic Bao gồm:
- Nhân viên hoạch định sản xuất
- Nhân viên thu mua
- Quản trị nguyên vật liệu
- Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
- Vận tải, phân phối
- Chuyên viên tư vấn và phân tích
Về sự nghiệp lâu dài sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…
Tổng kết
Việc hiểu rõ sự khác nhau giữa Xuất Nhập Khẩu và Logistics không chỉ giúp bạn lựa chọn hướng đi nghề nghiệp phù hợp, mà còn gia tăng hiểu quả trong công việc. Dù bạn quan tâm đến lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu hay Logistic, đều có những cơ hội lớn đang chờ đón bạn!
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quang Hưng
Mã Sinh Viên: 22050145
Lớp: QH2022E -QTKD 6
Mã lớp học phần: INE3104 3