Có vô vàn những yếu tố khiến cho nền kinh tế thế giới luôn biến động không ngừng. Trong đó, thất nghiệp luôn là vấn đề nóng hổi, nhức nhối gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế toàn thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem, vậy thực chất thất nghiệp là gì, và 5 giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp giúp cải thiện nền kinh tế toàn cầu.
Video Làn sóng mất việc có thể kéo dài sang 2023 | CafeLand
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”.
| Xem thêm: Website: ILO – văn phòng Hà Nội
Ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp quy về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Theo quan điểm của các chuyên gia tổng hợp được: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang đi tìm việc làm”.
Trong tình hình dịch bệnh Covid vừa mới qua đi, nền kinh tế suy yếu, lạm phát gia tăng như hiện nay thì tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động với người lao động. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang hoạt động kinh doanh thua lỗ, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế hiện nay.
Vậy, thực chất thất nghiệp là gì, giải pháp để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp? Và tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế như thế nào? Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Nội dung bài viết
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.
Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:
Cần áp dụng chính sách tài khóa, tiền tệ để gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.Để xảy ra tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà những người công nhân bị thất nghiệp làm ra.
Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
Kích cầu
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia đã từng áp dụng trước đây.
Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng không chỉ giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn nàn” của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái.
Một khi vấn đề yếu kém của cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại.
Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố triển khai giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới. Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm.
Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng.
Trong bối cảnh lực lượng lao động mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tối thiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho lao động nghèo. Quỹ này cũng cho người lao động mất việc làm vay vốn để tạo công việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định cuộc sống.
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
Những biện pháp khác
+Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.
+Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.
+Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.
+Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dễ dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
+Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
+Hạn chế tăng dân số.
+Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.
+Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
+Khuyến khích sử dụng lao động nữ.
Tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế
1.Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế
Khái niệm thất nghiệp là gì chưa phải tất cả, tác động của thất nghiệp là gì mới là cái chúng ta cần quan tâm và khắc phục. Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế khi lực lượng lao động bị lãng phí và không được tận dụng cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên do gây lạm phát.
Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm 2020 cao hơn 0,31% so với năm 2019 vì tác động của dịch Covid gây ra khiến nhiều nhãn hàng phải đóng cửa hàng trăm cửa hàng, công ty đình trệ sản xuất. Điều này phản ánh sự thụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua do đại dịch xuất hiện.
| Xem thêm: Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư
| Xem thêm: Bài viết về covid 19 – bước ngoặt của nền kinh tế thế giới tại đây
2.Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Khi thấy được tác động của thất nghiệp là gì, người lao động chính là người hiểu nhất. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân của người lao động, không có tiền dẫn đến tiêu thụ giảm, kế sinh nhai bị mất đi. Nếu là một sinh viên ở tỉnh lên thành phố học và làm việc, họ sẽ chịu áp lực nặng nề khi thất nghiệp vì không có tiền để duy trì hoạt động đời sống hàng ngày.
Trong một gia đình, một hoặc hai cá thể thất nghiệp sẽ tạo ra gánh nặng cho những người còn lại – họ chính là người đau đầu với tác động của thất nghiệp là gì. Đặc biệt trong những gia đình có con nhỏ, cha mẹ là nguồn thu nhập chính, thử hỏi nếu họ thất nghiệp ai sẽ lo cho những đứa trẻ vấn đề ăn học và sức khỏe. Đề cập đến đây, ta đủ thấy được tác động nghiêm trọng của thất nghiệp mang lại cho xã hội và nền kinh tế Việt Nam.
3.Gây nguy hại đến trật tự xã hội
Đặt ra một vấn đề, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, những người mất đi thu nhập ngày càng nhiều, tỷ lệ đói nghèo tăng cao dẫn đến vấn đề xã hội bất ổn. Những người lao động có nhiều thời gian rảnh, lại không có thu nhập dẫn đến tình trạng trộm cắp, cướp, mại dâm chỉ vì đói nghèo và túng tiền.
Tóm lược
Thất nghiệp là hiện tượng Kinh tế – Xã hội nan giải, là một thách thức lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nó thường tác động đồng thời đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, giải quyết tình trạng thất nghiệp không phải là việc làm “một sớm, một chiều”, và không chỉ bằng một chính sách hay một biện pháp, mà phải được thực hiện đồng bộ cả hệ thống các giải pháp phát triển trong tiến trình thực thi chiến lược tổng thể của một quốc gia, đòi hỏi những quyết sách đúng đắn của Chính phủ về giáo dục – đào tạo, lao động – việc làm.
| Xem thêm: Top 5 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2022
Sinh viên: Đàm Thái Đức – 20050063