Nhắc đến những ông hoàng trong làng thực phẩm, đồ uống cùng với Coca cola, Pepsi hay KFC, Nestlé là một trong những thương hiệu mà người dùng thế giới không thể bỏ lỡ. Ra đời từ những năm 1866 bởi bàn tay của một dược sĩ, sau 157 mùa xuân, Nestle từ một cơ sở sản xuất sữa bột dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh không tên tuổi đã vươn lên và thống trị vị trí tốp 1 tập đoàn dinh dưỡng lớn nhất toàn cầu. Đây cũng đồng thời là “vườn địa đàng” kiến tạo nên hàng triệu những cơ hội việc làm cho người dân toàn cầu.
Nội dung bài viết
1. Nestlé và hành trình từ dược sỹ trở thành ông chủ của ngành dinh dưỡng
Cha đẻ của Tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới là Henri Nestlé hay Heinrich Nestlé. Ông sinh sinh ngày 14 tháng 8 năm 1814 tại Francfort-sur-le-Main, thành phố Frankfurt, nước Đức trong một gia đình giàu có, gắn mác tư sản. Ông là con út trong gia đình có 11 người anh chị em. Biến cố đầu tiên đến với Henri Nestlé – “tác giả” của Tập đoàn Nestlé thời điểm vừa mới chào đời là cả 5 anh chị em của ông sớm ra đi vì mắc các căn bệnh truyền nhiễm.
Nỗi đau chồng chất trước khi sự ra đi của các con, ông bà Henri Nestlé – “tác giả” của Tập đoàn Nestlé đã gieo niềm hi vọng lớn vào Henri.
Ông được bố mẹ cho học trường Frankfurt ngay từ nhỏ. Vào năm 1833, khi Henri tròn 18 tuổi, chờ cho con trai hoàn thành chương trình thực tập dược sĩ tại Frankfurt – một trong những thành phố lớn nhất nước Đức bấy giờ, gia đình ông di cư đến Thụy Sĩ.
Thành phố Vevey – Xứ sở đồng hồ nhanh chóng trở thành địa hạt mang đến cho Henri cú sốc lớn thứ hai trong cuộc đời. Năm 1838 và 1 năm sau đó, Henri liên tục nhận tin dữ từ sự ra đi đột ngột cả cha và mẹ. Trước những xáo trộn của gia đình vì những mất mát. Nén những đau thương lại, Henri vẫn quyết định ở lại Vevey để thực hiện ước muốn nâng cao trình độ của bản thân và săn tìm một cơ hội nghề nghiệp.
Cũng trong năm 18139, ông được cấp bằng Dược tá tại Lausanne, Thụy Sĩ và bắt đầu con đường hành nghề như một dược sĩ tại đây. Cái tên Henri Nestlé chính thức ra đời trong thời gian này. Nhờ mối quan hệ khăng khít với Marc Nicollier, quản lý nơi ông làm việc, Henri đã có cơ hội được gặp gỡ với Justus von Liebig – một dược sĩ nổi tiếng người Đức.
Chính cuộc gặp này là phút “dạo đầu ngọt ngào” cho sự nghiệp dược sĩ của ông. Henri học tập, tích lũy được nhiều kiến thức uyên thâm từ người đồng hương của hương của mình từ kiến thức mới về dược lẫn những thí nghiệm hóa học hiện đại. Trình độ, kinh nghiệm của Henri dần dà được giới chuyên môn tại cơ Vayne đánh giá cao.
Năm 1843, Henri mua lại một cơ sở kinh doanh tại Veney và bắt đầu cuộc phiêu lưu vào ngành sản xuất thực phẩm, nước giải khát. Đây chính là bước đệm tốt nhất, dấu mốc đầu tiên ra đời Nestlé.
2. Hành trình được “Khai sinh” và phát triển của Tập đoàn Nestlé
2.1. Nestlé ra đời như thế nào từ ý tưởng bột ngũ cốc sơ sinh
Dấu son quan trọng trong bước đường hình thành và phát triển của tập đoàn Nestlé từ năm 1860 với ý tưởng sản xuất ra một thứ bột dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong bối cảnh tỷ lệ trẻ em sinh ra tại Thụy sĩ có tỷ lệ tử vong cao lên đến 15 -20%.
Ý tưởng này được tiến hành cùng với một cộng sự khác là Jean Balthasar Schnetzler – một nhà khoa học về thực phẩm có đầu óc cực kỳ thực tế. Vào năm 1867, Henri và Jean đã phát minh ra một thứ bột ăn dặm dinh dưỡng và cho trẻ sơ sinh và tiến hành thực nghiệm trực tiếp khi con trai của Jean Balthasar Schnetzler khi cậu bé ra đời.
Nhưng thành công lớn nhất của ông chủ Nestlé thời điểm này chính là nuôi sống một em bé trong điều kiện không cần dùng đến sữa mẹ. Vào năm 1868, một em bé chưa tròn 1 tháng tuổi, không thể bú mẹ được “cứu sống” bởi bột ăn dặm do Nestlé vạch ra ý tưởng đã ngay lập tức trở thành làn sóng tin thống trị khắp trời Âu. Nhanh chóng, thứ bột kì diệu của Nestle trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ có con nhỏ.
Nestlé ra đời như thế nào từ ý tưởng bột ngũ cốc sơ sinh…
Với sự kết hợp hài hòa bởi bánh mỳ, sữa chất lượng cao và đường, sản phẩm đầu tay của Nestlé ươm ủ tham vọng gia nhập thị trường sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em đã thành công. Heri, ngay lập tức trang bị cơ sở vật chất để chắp cánh ý tưởng của mình. Năm 1867, nhà máy sản xuất hàng sản phẩm ““Farine Lactée Nestlé” – thứ bột thần kỳ dành cho trẻ sơ sinh đã ra đời.
2.2. Đến tập đoàn hàng đầu về thực phẩm và nước giải khát
Sau một quá trình cải tiến không ngừng về mặt chất lượng, sản lượng, quy mô của loại dinh dưỡng “Farine Lactée Nestlé” cũng được ông chủ Nestlé nghiên cứu kỹ càng và bắt tay vào bước tiến hành mở rộng. Từ thập niên 70 của thế kỷ 19, sản phẩm dinh dưỡng từ trong nội bộ Thụy Sỹ đã trở thành mặt hàng bán chạy xuất hiện rộng rãi tại thị trường châu Âu. Cũng trong thời điểm này, cha đẻ của Nestle đã thấu hiểu được tầm vóc và giá trị của thương hiệu.
Ông quyết định lấy họ của mình làm tên của tập đoàn và ý nghĩa triết tự sâu xa của họ của mình “chiếc tổ chim” làm biểu tượng logo cho thương hiệu mình. Sau 140 năm ra đời, hiện nay, hình ảnh logo tổ chim vẫn gắn liền với Nestlé
Bước ngoặt của Tập đoàn Nestlé được ghi dấu từ năm 1875, thời điểm ông chủ Henri chính thức tìm người kế nhiệm của mình bằng việc bán lại công ty. Thủ tục chuyển giao với số tiền khoảng 1 triệu Franc và chuyển nhượng lô gô và chữ ký Nestlé khi Heri tròn 61 tuổi. Cho thời điểm hiện tại, chưa ai có thể giải thích được lý do người đàn ông này bán đi tâm huyết đã gây dựng cả đời.
Ngay sau khi nhượng quyền, “Farine Lactée Henri Nestlé” đã được tiếp quản và tái thiết lập với bộ máy chủ tịch hội động quản trị Pierre-Samuel Roussy, Jules Monnerat và Gustave Marquis và bắt đầu kỷ nguyên cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường lẫn mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Đến năm 1905, “ “Farine Lactée Henri Nestlé” chính thức thôn tính Công ty Anglo-Swiss Condensed Milk – một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thêm là sữa đặc có đường. Cả hai công ty chính thức hợp nhất và đổi tên thành Tập đoàn Nestlé.
3. Những giai đoạn và thành quả to lớn của Nestle thu về trong sự nghiệp
Từ một sản phẩm không tên tuổi được phát minh bởi người đàn ông người Henri cho thành quả đầu tay là thứ bột ăn dặm cho trẻ sơ sinh, đến những năm 1905, Nestlé chính thức trở thành tập đoàn thế giới về thực phẩm và nước giải pháp khi liên tục mở rộng quy mô sản xuất cũng như sáp nhập các công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngay thời điểm 8 năm đầu hình thành dưới sự thống trị của “Farine Lactée Henri Nestlé”Nestlé đã được Henri gắn với phạm vi xuất khẩu của thương hiệu ra khắp châu Âu với khoảng 1 triệu hộp sữa ăn dặm cho trẻ sơ sinh cho các nước tiêu biểu như Đức, Áo, Nga và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ, các bác sĩ khoa nhi lựa chọn để thay thế sữa mẹ. Cùng trong thời gian này, thị trường mới của Nestlé khuynh đảo sang châu Á với châu Mỹ khi khi lấn sân sáng tận Mexico, Argentina, Scandinavia và Indonesia.
Sau cú sáp nhập với công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss, Nestlé lần lượt có thêm nhiều nhà máy xuất hiện tại Mỹ, Anh, Tây Ban Nha. Nhu cầu về các sản phẩm sữa trong thế chiến 1 đã làm sản lượng của Nestlé tăng vọt giai đoạn từ 1905 – 1918 dưới hình thức hợp đồng mua bán với chính phục.
Vào những năm 1920, các hợp đồng với chính phủ về các sản phẩm sữa có vẻ vơi dần. Người dùng bắt đầu chuyển sang thị hiếu sử dụng sữa tươi. Giới điều hành của Nestlé đã rất thính nhạy với thông tin này và tiếp tục đổi mới sản phẩm của mình. Nestlé mở ra sản xuất ra dòng thực phẩm gắn liền với Socola.
Giai đoạn 1938 – 1945, nhân loại bước vào kỷ nguyên đau thương khi thế chiến hai tiếp tục nổ bởi sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Trớ trêu thay, chiến tranh lại chính là lò truyền bá, tiêu thụ sản phẩm mới nhất của Nestlé. Lợi nhuận giảm sâu từ hơn 20 triệu USD xuống còn 6 triệu đô la từ năm 1938 – 1939 đã được đội ngũ ý tưởng của công ty “phục thù” thành công với sự ra mắt sản phẩm mới là Nescafe.
Sản phẩm được sử dụng đông đảo bởi quân đội Mỹ. Đây chính là cú hích giúp hãng thực phẩm này củng cố một vị trí quan trọng trong làng thực phẩm thế giới ngay trong những thời điểm khó khăn nhất.
Sự thăng hạng về sản lượng của Nestlé chưa có dấu hiệu chững lại chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Từ năm 1947 – 1971, Nestle không những cho ra đời thêm những sản phẩm mới mà tiếp tục những thương vụ mua lại cổ phần và sáp nhập với nhiều tên tuổi lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Mở màn là công ty sáp nhập với hãng sản xuất xúp và gia vị Maggi vào năm 1947. Nestle tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng khi mua lại Cross & Blackwell và Findus lần lượt vào năm 1953 và năm 1960.
Nestle thôn tính nhiều thương hiệu lớn
Chưa hết, Nestlé trở thành “ông hoàng” ngành thực phẩm khi đưa tiếp về tay mình Libby’s vào năm 1971, và Stouffer’s vào năm 1973. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những gì Nestlé làm được. Đến 1974, thương hiệu tổ chim chính thức nắm cổ phẩm của tại L’Oréal – thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu tại Pháp. Đến thời điểm hiện tại, con số % cổ phần do Tập đoàn Nestle đã vượt 26%.
Đến năm 1977, Nestle chính thức sở hữu công ty Alcon Laboratories Inc – đơn vị được mệnh danh là ông hoàng của ngành thực phẩm tại Mỹ. Đây được giới chuyên môn đánh giá là dự án đầu tư mạo hiểm thứ 2 của Nestle trong lĩnh vực thực phẩm từ trước đó.
Sau 7 năm vắng bóng, Nestlé chính thức khởi động lại hoạt động mua bán các công ty ở nhiều lĩnh vực là Carnation – Công ty thực phẩm lớn tại xứ sở cờ hoa và công ty bánh kẹo Rowntree của Anh vào năm 1988.
Vào đầu thập niên 90, Nestlé chứng kiến một sự bùng nổ về doanh số khi rào cản thương mại thế giới được dỡ bỏ. Đồng nghĩa với đó hàng loạt những cái tên khác như San Pellegrino (1997), Spillers Pet Foods (1998) và Ralston Purina (2002) trở thành viên mới trong ngôi nhà Nestle.
Trong đó có hai thương vụ được cho lớn nhất của Nestlé xảy ra vào năm 2002. Đó là khi công ty thống trị hãng Dreyer’s – một công ty kem nổi tiếng tại Hoa Kỳ với Chef America, Inc. với tổng giá trị vào thời điểm này khoảng 2,6 tỷ đô la mỹ. Trong năm 2005, sự phát triển vượt bậc của Nestlé, đặc biệt trong mảng thực phẩm sinh lời là Kem đã thúc đẩy công ty mua lại Delta Ice Cream của Hy Lạp với giá 240 triệu euro. Từ năm 2006, Nestle “chiếm đóng” hoàn toàn hãng Dreyer’s và trở thành công ty sản xuất kem lớn nhất toàn cầu với thị phần trên 17%.
Thành quả của tập đoàn Nestlé trong hành trình 157 tuổi
Đây cũng là tên tuổi lớn mua lại tập đoàn Technocom của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại Ukraina trước khi ông về Việt Nam và trở thành đại gia bất động sản thay vì ông vua của thực phẩm mỳ gói trên xứ người.
Cùng với những thương vụ sáp nhập và mở rộng thị phần của mình, Nestlé không ngừng gia tăng doanh thu. Thậm chí, đây còn đế chế vượt qua nhiều tên tuổi lừng danh khác để bá chủ vị trí công ty sản xuất thực phẩm, nước giải khát hàng đầu thế giới.
Trong năm 2003, doanh thu của Nestlé được thống kê đạt khoảng 88 tỷ CHF. Trong đó, hoạt động chi cho đầu tư và nghiên cứu khoảng 1 tỷ CHF. Trong đó, thị phần công ty nắm giữ khoảng 27% từ các sản phẩm đồ uống, 26% từ thực phẩm và khoảng 18% nguồn thu đến từ thức ăn được chế biến sẵn. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tính đến năm 2008 đã cán mốc 106 tỷ Đô La và yên vị trong tốp 1 thương hiệu về thức phẩm về đồ uống.
Nestlé ở Việt Nam
Nestlé cũng là ngôi nhà chung kiến tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động với số lượng nhân viên trên toàn thế giới đạt khoảng trên 400.000 với hệ thống trên 500 nhà máy khắp thế giới.
Tại Việt Nam, Tập đoàn với khẩu hiệu “Good Food, Good Life” nổi tiếng có mặt tại Sài Gòn từ năm 1912 và hiện tại đang sở hữu 4 nhà máy. Đây đồng thời là đơn vị liên doanh với công ty Lavie – công ty chuyên sản xuất nước đóng chai.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh hãng thực phẩm lớn nhất thế giới Nestlé. Mong rằng, thông tin này thực sự hữu ích cho tất cả các bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Bí Quyết Thâm Nhập Thị Trường Quốc Tế Của Top 3 Thương Hiệu Cà Phê Việt Nam
3 thương vụ M&A đã biến Nestlé trở thành thương hiệu tầm cỡ thế giới
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Linh
Mã sinh viên: 20050121
Lớp: QH – 2020 – E KTQT CLC 1
Mã lớp học phần: INE3104 5