Đại học đừng học đại – Tại sao ngành tài chính ngân hàng tại UEB nên là lựa chọn top 1 ?

Hình ảnh cho thấy khuôn viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB). Tòa nhà có kiến trúc hiện đại với các mảng tường sơn trắng và đỏ nổi bật, nhiều cửa sổ xanh tạo không gian thoáng đãng. Cây xanh được bố trí dọc các tầng, mang đến vẻ tươi mát và gần gũi thiên nhiên. Trên tòa nhà là biển hiệu ghi tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh: "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ" và "VNU UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS". Bầu trời xanh trong tạo điểm nhấn sáng sủa, nổi bật kiến trúc của ngôi trường.

Hiện nay, ngành Tài chính Ngân hàng là một lĩnh vực đang hot và được nhà nước quan tâm phát triển. Ngành Tài chính Ngân hàng tại Đại học Kinh tế – ĐHQGHN (UEB) bắt kịp những xu hướng đó, đáp ứng đầu ra chất lượng cho thị trường lao động đang nóng lên từng ngày. Hãy cũng tìm hiểu kỹ càng hơn qua bài viết sau nhé.

1.Giới thiệu về ngành Tài chính Ngân hàng

Ngành Tài chính Ngân hàng là một ngành nghề bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc luân chuyển tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể, Tài chính – Ngân hàng tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính,…và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính; các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng như: Thị trường chứng khoán, Ngân hàng đầu tư, Quản trị tín dụng,…)

Dù cho nền kinh tế có trầm lặng đi chẳng nữa thì ngành tài chính – ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết, nó liên quan đến các dịch vụ giao dịch tiền tệ và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách tiền tệ. Đây là một trong những ngành nghề trọng điểm, cần một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao cùng với sự hồi phục trở lại của lĩnh vực Tài chính, ngân hàng trong thời gian gần đây. Vì vậy, ngành Tài Chính – Ngân Hàng đang thu hút số lượng các bạn trẻ quan tâm và chọn làm nghề nghiệp trong tương lai.

Tùy theo trình độ và kinh nghiệm làm việc, mức lương ngành Tài chính – ngân hàng sẽ chia thành 3 cấp độ:

  • Sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, cho có kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cơ bản dao động khoảng từ 6 – 9 triệu đồng/tháng.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm: mức lương cơ bản khoảng 10 – 15 triệu/tháng.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề 3 – 5 năm: các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương lên đến 20 – 25 triệu/tháng.

Với triết lý đào tạo của Trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN là “Giáo dục chuẩn quốc tế, kiến tạo, tư duy tự lập, hài hòa, giữ vững bản sắc, trở thành chuyên gia, lãnh đạo”, mục tiêu của Chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng là đào tạo cử nhân chuyên sâu về tài chính – ngân hàng, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng và kỹ năng thực hành tốt để có thể thực hiện công việc một cách khoa học, sáng tạo và có hiệu quả trong lĩnh vực tài chính -ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan.

Bức ảnh mô tả lĩnh vực Tài chính & Ngân hàng, với các yếu tố đồ họa nổi bật như:Tiền xu xếp chồng tượng trưng cho tài chính, đầu tư và tiết kiệm. Đường biểu đồ phát triển thể hiện xu hướng tăng trưởng và phân tích dữ liệu tài chính. Nền ánh sáng xanh và thành phố hiện đại tạo cảm giác công nghệ, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa. Dòng chữ "Banking & Finance" nằm giữa ảnh, nhấn mạnh chủ đề chính. Bố cục chuyên nghiệp, phù hợp cho các tài liệu, báo cáo hay trang web về tài chính, ngân hàng.

Giới thiệu ngành tài chính ngân hàng

2. Chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng tại UEB

Hình ảnh là bảng thông tin chi tiết về ngành học Tài chính – Ngân hàng tại một cơ sở đào tạo. Nội dung cụ thể gồm: Tên ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên tiếng Anh: Finance and Banking Mã ngành: QHE41 Thời gian đào tạo: 4 năm Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Bảng thông tin được trình bày rõ ràng và dễ hiểu, giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin chính về chương trình đào tạo.

Thông tin chung

Tên ngành đào tạo:

  • Tiếng Việt: Tài chính – Ngân hàng
  • Tiếng Anh: Finance – Banking

Mã số ngành đào tạo: 7340201
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
Thời gian đào tạo: 4 năm
Tên văn bằng tốt nghiệp
  • Tiếng Việt: Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Finance – Banking
Tổng số tín: 130 tín chỉ. Trong đó bao gồm:
  • Khối kiến thức chung: 26 tín chỉ (không tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh).
  • Khối kiến thức theo lĩnh vực: 10 tín chỉ
  • Khối kiến thức theo khối ngành: 14 tín chỉ
  • Khối kiến thức theo nhóm ngành: 17 tín chỉ
    • Khối kiến thức ngành: 63 tín chỉ
(Trong tổng số 94 tín chỉ thuộc kiến thức khối ngành, nhóm ngành, ngành và chuyên ngành, số tín chỉ giảng dạy bằng tiếng Anh là 27 tín chỉ (với chuyên ngành Tài chính công, Đầu tư và Bảo hiểm) chiếm 28,7 %, 30 tín chỉ (với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp và Quản trị ngân hàng) chiếm 31,9%)

Cụ thể, sinh viên được cung cấp khối kiến thức chuyên môn như:

– Kiến thức chung về kinh tế – xã hội, tin học, ngoại ngữ.

– Lý thuyết tiền tệ, các vấn đề tài chính kế toán của doanh nghiệp.

– Kiến thức về lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động thực tế giúp sinh viên năm bắt được những hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Hay các kỹ năng hữu ích phục vụ cho công việc:

– Khả năng lập luận, phân tích, đánh giá xu hướng các vấn đề, biến động trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, quản trị rủi ro, thẩm định khách hàng, giải quyết tình huống,…

– Khả năng tự nghiên cứu, phát triển tư duy giải quyết vấn đề thực tiến, sáng tạo.

– Các kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, lên kế hoạch, quản lý, giao tiếp, trình bày quan điểm,…

Ngoài ra, trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các buổi chia sẻ, tiếp xúc với các chuyên gia tài chính, ngân hàng về công việc, cơ hội việc làm ngay từ năm nhất, hay tổ chức các sân chơi cho sinh viên rèn luyện, tham gia thực tập từ năm 2, năm 3 để tích lũy kinh nghiệm, sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

3. Các chuyên ngành trong ngành Tài chính Ngân hàng

Năm 2024, chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng được xây dựng với 5 chuyên ngành mới: Đầu tư tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị ngân hàng, Tài chính công và Bảo hiểm hưu trí. Việc cá thể hóa chương trình đào tạo với 5 chuyên ngành mới, giúp sinh viên định hướng được triển vọng nghề nghiệp, khả năng tư tuy tốt và dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong thị trường việc làm là lợi thế vàng cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN.

Hình ảnh là bảng thông tin chi tiết về ngành học Tài chính – Ngân hàng tại một cơ sở đào tạo. Nội dung cụ thể gồm: Tên ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên tiếng Anh: Finance and Banking Mã ngành: QHE41 Thời gian đào tạo: 4 năm Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Bảng thông tin được trình bày rõ ràng và dễ hiểu, giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt thông tin chính về chương trình đào tạo.

                          5 chuyên ngành của ngành tài chính ngân hàng UEB

3.1 Chuyên ngành Đầu tư Tài chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầu tư hiện đại, cập nhật nhất. Đó là các lý thuyết tài chính và những tình huống thực nghiệm nhằm đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, mang lại lợi nhuận hấp dẫn trên địa hạt kinh doanh. Chọn học chuyên ngành Đầu tư tài chính, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến định giá doanh nghiệp, phương pháp ứng dụng trong tài chính, các công cụ phái sinh, tài chính hành vi,…

3.2 Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp

Liên quan và nghiên cứu về những vấn đề tài chính, ngân sách, tiền bạc của doanh nghiệp. Sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sẽ được trang bị kiến thức về thẩm định tài chính dự án, kế toán tài chính doanh nghiệp, tài chính mã hóa, ứng dụng Python trong tài chính…

3.3 Chuyên ngành Quản trị Ngân hàng

Sinh viên chọn học chuyên ngành sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng. Song song đó, sinh viên còn được tiếp thu kiến thức về quản lý ngân hàng điện tử, một xu thế phát triển trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; ngân hàng quốc tế, quản lý, kinh doanh vốn và ngoại tệ…

3.4 Chuyên ngành Tài chính Công

Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ có được kiến thức thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính. Ngoài ra, các bạn còn nắm được các nguồn lực của xã hội cũng như quản trị sự thay đổi khu vực công trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu; được trau dồi thêm nghiệp vụ thuế; lập, phân bổ, điều hành dự toán ngân sách của các cấp ngân sách và của các đơn vị công; quản lý, định giá tài sản công…

3.5 Chuyên ngành Bảo hiểm và Hưu trí

Là một trong số những ngành mới phát triển và tạp được làn sóng vô cùng mạnh mẽ trong đời sống xã hội hiện nay với sự gia tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng của các dịch vụ. Theo học chuyên ngành Bảo hiểm, hưu trí sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm xã hội, định phí bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, hưu trí và quản lý quỹ hưu trí…

4. Cơ hội nghề nghiệp và trình độ sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng

4.1 Cơ hội nghề nghiệp

Với những kiến thức cơ bản và nâng cao về chuyên ngành được đào tạo, các sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân TCNH của Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN có thể đảm nhận được những vị trí công việc như sau:

– Nhóm 1: Các chuyên viên tài chính, cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích tài chính và có thể cân nhắc làm trưởng nhóm làm việc tại các ngân hàng, các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, các định chế tài chính khác ở trong và ngoài nước; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

 – Nhóm 2: Cán bộ, chuyên viên tài chính ngân hàng tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban giám sát Tài chính, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ chính sách tiền tệ trực thuộc các Bộ, và các cơ quan trực thuộc Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

– Nhóm 3: Các chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về tài chính ngân hàng làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

Bức ảnh cho thấy một nhóm 5 người trẻ ăn mặc chuyên nghiệp, gồm 3 nam và 2 nữ, đang đứng trong một không gian văn phòng hoặc hội thảo. Họ đều cầm trên tay tài liệu màu đỏ và thể hiện cử chỉ nắm tay thể hiện quyết tâm. Tất cả đều cười rạng rỡ, tạo cảm giác tích cực và tràn đầy năng lượng.Bối cảnh phía sau bao gồm các bảng quảng cáo và nội thất văn phòng, gợi ý một môi trường đào tạo, tuyển dụng hoặc sự kiện doanh nghiệp. Đây là hình ảnh thường thấy trong các chương trình phát triển kỹ năng hoặc sự kiện khởi nghiệp dành cho giới trẻ.

Cơ hội nghề nghiệp ngành tài chính ngân hàng

 

4.2 Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Với những kiến thức cơ bản và chuyên sâu được tích lũy từ trong quá trình học, tân cử nhân tài chính ngân hàng có khả năng tự đọc, tự tra cứu và tiếp cận đến hệ thống tài liệu văn bản, giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học để nâng cao kiến thức chuyên sâu phục vụ cho vị trí công việc cụ thể mà mỗi sinh viên đảm nhận tại đơn vị được tuyển dụng.

– Với kỹ năng và phẩm chất được trau dồi trong quá trình đào tạo tại Nhà trường, tân cử nhân TCNH tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng ở môi trường làm việc.

– Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành tài chính -ngân hàng hoặc kế toán và các chuyên ngành liên quan khác.

Xem thêm: https://clibme.com/vi-tri-viec-lam-ngan-hang-cho-sinh-vien-kinh-te-quoc-te/

5. Kết luận

Đào tạo gắn liền với thực tiễn và nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp luôn là kim chỉ nam trong các hoạt động của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN. Với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, có khả năng thích ứng tốt với các môi trường làm việc khác nhau, sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN được tạo điều kiện tiếp xúc, trò chuyện và lắng nghe chia sẻ của chính các chuyên gia ngân hàng, tổ chức tài chính… về chuyện nghề, về yêu cầu và cơ hội việc làm rộng mở ngay từ năm thứ nhất. Qua đó, sinh viên sẽ hình thành được những mục tiêu trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, áp dụng thực tế thông qua các sân chơi như SV Tài chính, thực tập thực tế ngay từ năm thứ 2, thứ 3 để tích luỹ kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp để sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngành Tài chính – ngân hàng ngay khi tốt nghiệp.

Hãy chọn ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN để có một nền tảng vững chắc cho tương lai nghề nghiệp của bạn!

Tham khảo các bài viết có chủ đề liên quan:

Trang chủ UEB

Tin tức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước 24h qua 

Điểm chuẩn ngành tài chính – ngân hàng năm 2024

Sinh viên thực hiện: Đỗ Quỳnh Trang
Mã sinh viên: 22051242
Lớp học phần: INE3104_3