Công nghệ Blockchain và Cuộc Cách mạng trong Hệ thống Ngân hàng trong 2024

Một chuỗi các khối, mỗi khối đại diện cho một giao dịch tài chính. Các khối được liên kết với nhau bằng một mã hóa phức tạp, giúp đảm bảo tính an toàn và minh bạch của dữ liệu.

CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRONG 2024

1. Công nghệ Blockchain

1.1. Khái niệm

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, ghi chép dữ liệu phân tán, không cần trung gian, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. 

Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch, kết quả là dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không thể chỉnh sửa hay thay đổi được. Do đó, Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống có những cơ chế tích hợp để ngăn chặn các mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán trong chế độ xem chung của các giao dịch này.

các khối dữ liệu được liên kết với nhau bằng mã hóa. Các khối dữ liệu này tạo thành một chuỗi, được gọi là blockchain.
Blockchain

Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ: mật mã học; mạng ngang hàng và lý thuyết trò chơi.

1.2. Phân loại 

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

  • Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch này đòi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự không khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
  • Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  • Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.
Phân loại hệ thống Blockchain

2. Tác động của công nghệ Blockchain đối với hệ thống ngân hàng

Công nghệ này có thể tạo ra cuộc cách mạng trong hệ thống ngân hàng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

2.1. Tăng cường tính minh bạch và bảo mật

Blockchain có thể giúp tăng cường tính minh bạch và bảo mật của hệ thống ngân hàng theo nhiều cách khác nhau.

  • Dữ liệu được lưu trữ một cách phi tập trung: Không lưu trữ dữ liệu trên một máy tính duy nhất, mà lưu trữ trên một mạng lưới các máy tính khác nhau, giúp dễ dàng truy vết các giao dịch tài chính, giảm giảm thiểu rủi ro gian lận và rửa tiền hay thay đổi hoặc xóa bỏ dữ liệu bởi một bên trung gian, như một ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ.
  • Dữ liệu được mã hóa: Điều này giúp tăng cường tính bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng không bị xâm phạm bởi những kẻ tấn công và ngăn chặn việc truy cập trái phép.
  • Hoạt động công khai: Cho phép mọi người theo dõi được các dữ liệu đã lưu trữ một cách công khai. Do đó, người xem có thể theo dõi hoặc phát hiện các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như gian lận hoặc rửa tiền.

Ví dụ, trong lĩnh vực thanh toán xuyên biên giới, Blockchain có thể giúp giảm thiểu rủi ro gian lận do gian lận chuyển tiền, rửa tiền và lừa đảo bằng cách theo dõi các giao dịch thanh toán một cách chính xác và minh bạch, giúp các ngân hàng phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận.

2.2. Giảm thiểu chi phí và thời gian

Blockchain có thể giúp giảm thiểu chi phí và thời gian của các quy trình ngân hàng theo nhiều cách khác nhau.

  • Tự động hóa các quy trình: Có thể được sử dụng để tự động hóa các quy trình phức tạp, chẳng hạn như quy trình thanh toán và cho vay. Điều này có thể giúp các ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí nhân sự.
  • Kết nối các bên liên quan: Có thể được sử dụng để kết nối các bên liên quan trong một giao dịch tài chính một cách hiệu quả hơn, chẳng hạn như ngân hàng, khách hàng và nhà đầu tư. Điều này có thể giúp giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch.

Ví dụ, trong lĩnh vực cho vay, Blockchain có thể giúp giảm thiểu thời gian và chi phí xử lý hồ sơ vay. Đồng thời giúp các ngân hàng xác minh thông tin khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, giúp giảm thiểu thời gian xét duyệt hồ sơ vay.

2.3. Đẩy mạnh đổi mới dịch vụ

Blockchain có thể giúp các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo nhiều cách khác nhau.

  • Phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính phi tập trung: Có thể được sử dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính phi tập trung (DeFi), chẳng hạn như cho vay ngang hàng và tài chính chia sẻ. Điều này có thể giúp khách hàng có quyền kiểm soát tài chính của mình nhiều hơn. Ngoài ra, Blockchain có thể được sử dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng và an toàn hơn
  • Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính: Có thể giúp tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các nhóm người bị loại trừ khỏi hệ thống tài chính truyền thống, chẳng hạn như người nghèo và người sống ở các khu vực nông thôn.

Ví dụ, Blockchain có thể được sử dụng để phát triển các sản phẩm dịch vụ cho vay ngang hàng dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

3. Những thách thức đối với việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng

Công nghệ Blockchain có nhiều tiềm năng ứng dụng trong hệ thống ngân hàng, nhưng cũng tồn tại một số thách thức cần được giải quyết, bao gồm:

3.1. Sự phức tạp của công nghệ 

Đây là một công nghệ phức tạp, đòi hỏi nguồn lực và thời gian để triển khai. Các ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao về công nghệ Blockchain, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tài chính để vận hành và triển khai các ứng dụng Blockchain.

3.2. Quy định pháp lý chưa hoàn thiện 

Quy định pháp lý về công nghệ Blockchain vẫn còn thiếu sót, gây khó khăn cho việc triển khai và ứng dụng công nghệ này. Do đó, các ngân hàng cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để tìm hiểu, xây dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng để cùng thực hiện và tuân thủ quy định khiến cho mọi việc được minh bạch, dễ dàng, công khai và đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam. 

3.3. Rủi ro bảo mật 

Công nghệ này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro bảo mật, cần được giải quyết. Các ngân hàng cần áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ dữ liệu khách hàng và hệ thống Blockchain.

4. Một số kiến nghị cho các ngân hàng

Để giải quyết những thách thức, tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain, hệ thống các ngân hàng nên:

  • Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Các ngân hàng cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, trong đó có công nghệ Blockchain để hiểu rõ hơn về công nghệ Blockchain và phát triển các ứng dụng phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Tạo lập đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao: Các ngân hàng cần tạo lập đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao về công nghệ Blockchain để triển khai và vận hành các ứng dụng một cách hiệu quả. 
  • Tham gia các diễn đàn và tổ chức quốc tế: Các ngân hàng nên tham gia các diễn đàn và tổ chức quốc tế để có thể cập nhật các thông tin và quy định mới nhất về công nghệ Blockchain. Đồng thời hợp tác với các nước trên thế giới có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ Blockchain để tạo ra môi trường hợp tác, cùng nhau chia sẻ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm trong việc ứng dụng Blockchain.
  • Tương tác với các cơ quan quản lý: Các ngân hàng cần tương tác với các cơ quan quản lý để nắm bắt các quy định pháp lý liên quan đến công nghệ Blockchain, đồng thời có các giải pháp kịp thời nếu gặp trục trặc.
  • Chuẩn bị cho sự thay đổi: Các ngân hàng cần chuẩn bị các phương án, chiến lược cho sự thay đổi trong mô hình kinh doanh và hoạt động của mình để đáp ứng với những thách thức và cơ hội mà công nghệ Blockchain mang lại.

==> Công nghệ Blockchain đang phát triển nhanh chóng và có tiềm năng tạo ra cuộc cách mạng trong hệ thống ngân hàng, mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, để ứng dụng công nghệ Blockchain thành công, các ngân hàng cần giải quyết các thách thức nêu trên để nắm bắt xu hướng này, không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh đồng thời tận dụng tối đa những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại.

5. Kết luận

Trên con đường tiến về tương lai, việc sử dụng hiệu quả Công nghệ Blockchain và chuyển đổi hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục là một hành trình dài đầy cơ hội và thách thức tuy nhiên mang triển vọng thành công rất lớn. Việc áp dụng thành công công nghệ này không chỉ đánh dấu sự thay đổi đột phá trong cách thức giao dịch tài chính mà còn mở ra cơ hội để tạo ra một hệ thống ngân hàng toàn cầu, an toàn và minh bạch hơn bao giờ hết, mang lại những lợi ích lớn lao không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho toàn bộ nền kinh tế thế giới. 

 

Xem thêm các bài viết liên quan tại:

Nợ xấu ngân hàng: ”Quả bom nổ chậm” ngày càng trẻ hóa. Điểm mặt 5 nhóm nợ xấu người vay cần lưu ý

Cảnh giác với các tội phạm công nghệ mới khi sử dụng SmartBanking BIDV 2023

 

Người thực hiện: Nguyễn Diệu Linh

Mã sinh viên: 21050912

Lớp: QH 2021 E KTQT CLC 5

Mã học phần: INE3104 5