Song song với sự phát triển, cải tiến và mở rộng của các giao dịch quốc tế hiện nay, thì tầm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng trong thanh toán quốc tế càng được thể hiện rõ hơn khi giúp các bên tham gia giao dịch tránh được những rủi ro đáng tiếc về uy tín, thời gian, tiền bạc, công sức và nhân lực do các hình thức lừa đảo cũng ngày một tinh vi và phức tạp hơn, do chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật từng khu vực, khi các giao dịch được diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Cũng như khiến cho việc thanh toán trở nên tin cậy, minh bạch hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng uy tín cho các bên sau mỗi giao dịch, tạo thuận lợi, thúc đẩy hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác thương mại trên toàn cầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được 4 thông tin cơ bản cần biết về bảo lãnh ngân hàng trong thanh toán quốc tế
Nội dung bài viết
1 Bảo lãnh ngân hàng trong thanh toán quốc tế là gì?
Khái niệm bảo lãnh ngân hàng được hiểu là cam kết của ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh đã được quy định tại chứng thư bảo lãnh của ngân hàng
2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong thanh toán quốc tế là gì?
2.1 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảo lãnh ngân hàng trong thương mại quốc tế cùng với các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của các doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, giảm thiểu tối đa rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế
Qua các hoạt động này, các ngân hàng cung cấp hệ thống giải pháp phong phú, hữu hiệu, giải quyết phần lớn những khó khăn về tài chính và uy tín kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp
Bên cạnh các hình thức cấp tín dụng trực tiếp như chiết khấu bộ chứng từ L/C trả chậm miễn truy đòi hay nhận bao thanh toán những khoản phải thu của người xuất khẩu, … Các ngân hàng còn cấp tín dụng gián tiếp bằng cách dùng uy tín của mình đứng ra bảo đảm cho doanh nghiệp
Hình thức này ngày càng đóng vai trò quan trọng khi tính chất phức tạp của các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa xây dựng được niềm tin đối với khách hàng thì việc dựa vào uy tín của ngân hàng là rất cần thiết.
2.2 Đối với nền kinh tế
Lĩnh vực XNK thường được xem là 1 lĩnh vực kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia Nguồn thu nhập từ nước ngoài thông qua hoạt động XNK, việc làm và thu nhập quốc dân gia tăng nhanh, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển đất nước
Để hoạt động XNK phát huy được các vai trò trên, cần phải có sự tham gia của các ngân hàng thương mại
Hoạt động BL trong TMQT và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế giúp cho hoạt động kinh doanh XNK diễn ra thuận lợi, tăng tính năng động cho nền kinh tế, ổn định thị trường. Hoạt động này vừa là hoạt động phát sinh vừa là hoạt động đi trước, mở đường cho hoạt động XNK phát triển theo định hướng của nhà nước
2.3 Đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động bảo lãnh trong TMQT nói riêng và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói chung là những hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao và khá an toàn cho hoạt động ngân hàng.
- Thông qua các hình thức bảo lãnh trong TMQT, các ngân hàng thương mại thu được phí BL
- Do các khách hàng xin bảo lãnh đều có tài khoản tại ngân hàng => ngân hàng có thể dễ dàng quản lý các nguồn thanh toán
Thông qua BL trong TMQT, ngân hàng thiết lập được mối quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài => có thể phát triển được mạng lưới ngân hàng đại lý, ngân hàng chi nhánh rộng khắp => giúp ngân hàng mở rộng thị phần ở thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp
Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tài chính và uy tín trong kinh doanh XNK => giúp ngân hàng nâng cao được vị thế cạnh tranh và khả năng phát triển
3 Quy trình bảo lãnh thanh toán trong TMQT
Trình tự và thủ tục trong một nghiệp vụ BL cũng có nhiều điểm tương đồng như trong nghiệp vụ cho vay trực tiếp. Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Thủ tục BL thanh toán trong thương mại quốc tế bao gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng.
Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh và các thông tin khác
- Hồ sơ tài sản đảm bảo nghĩa vụ BL
Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh.
Khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ dựa trên các yếu tố:
- Tính khả thi của dự án
- Tính pháp lý
- Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được BL
- Tài sản đảm bảo
- Tình hình tài chính của bên được BL
Sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận bảo lãnh:
- Nếu không chấp nhận, ngân hàng trả lời bằng văn bản cho khách hàng và nói rõ lý do.
- Khi đã quyết định chấp nhận, ngân hàng phải cân nhắc lựa chọn hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất với yêu cầu của khách hàng cũng như khả năng, kinh nghiệm trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư BL.
Khách hàng sẽ nhận được một bản cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Ngân hàng kiểm tra theo dõi chặt chẽ tiến trình bảo lãnh nhằm phòng ngừa rủi ro, đôn đốc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ được bảo lãnh.
Bước 4: Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng
Phí BL = Số dư BL x Mức phí BL x Thời gian BL
Trong đó:
- Số dư BL là số tiền đang còn bảo lãnh
- Thời gian BL là thời gian ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh về số dư BL và có nghĩa vụ thanh toán theo bảo lãnh đã cấp
- Mức phí do các bên thỏa thuận (không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được BL).
Ngoài ra, khách hàng còn phải thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh các khoản chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thỏa thuận bằng văn bản.
Bước 5: Tất toán bảo lãnh
- Sau khi thư BL hết thời gian hiệu lực hoặc khi có thông báo xác nhận của bên nhận BL về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan, ngân hàng tiến hành tất toán bảo lãnh.
- Trong trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên BL phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được BL đối với bên BL và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản bảo đảm, trích tài khoản của bên được BL (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
- Bên được BL có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý của các tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hoàn cho tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.
4. Những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện
Bảo lãnh thanh toán là một công cụ tài chính quan trọng trong thương mại quốc tế, giúp các bên tham gia giao dịch giảm thiểu rủi ro trong thanh toán. Tuy nhiên, để bảo đảmquyền lợi của mình, các bên cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình thực hiện:
4.1 Lựa chọn bên bảo lãnh uy tín
Bên BL là bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi bên được BL không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán. Do đó, việc lựa chọn bên bảo lãnh uy tín là rất quan trọng. Các bên (nhất là bên được BL) cần xem xét các yếu tố như năng lực tài chính, uy tín, nghiệp vụ của ngân hàng,….
4.2 Xác định rõ phạm vi bảo lãnh
Đây là phạm vi các nghĩa vụ thanh toán mà bên BL cam kết thực hiện khi bên được BL không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán. Cả ba bên cần xác định rõ phạm vi bảo lãnh, bao gồm các khoản thanh toán nào, thời hạn thanh toán,…
4.3 Lập cam kết đầy đủ và chính xác
Cam kết bảo lãnh là văn bản ghi nhận các thỏa thuận giữa các bên về việc thực hiện BL trong thanh toán. Cam kết BL cần được lập đầy đủ và chính xác, bao gồm các nội dung sau:
4.4 Thực hiện đúng quy trình
Khi bên được BL không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán, bên thụ hưởng cần thực hiện đúng quy trình bảo lãnh để yêu cầu bên BL thực hiện nghĩa vụ thanh toán ( cả ba bên chắc chắn cần lưu ý )
4.5 Lựa chọn phương thức phù hợp
Cả hai bên được BL và BL cần lựa chọn phương thức phù hợp với nhu cầu và khả năng giúp cho việc bảo lãnh được diễn ra theo hướng có tối ưu nhất tùy theo đội ngũ, tính chất giao dịch, hơn nữa làm giảm các rủi ro, khai thác tốt nhất được thời gian và tiền bạc của hai bên
4.6 Kiểm tra tính xác thực của cam kết.
Đây là lưu ý rất quan trọng giúp đảm bảo các thông tin, mục cần thiết đã được đáp ứng đầy đủ về yêu cầu và điều kiện đã thỏa thuận giữa các bên,hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có sau này.
4.7 Nghiên cứu rõ về thông tin liên quan và pháp lý
Ngoài những thông tin về độ uy tín, năng lực, rủi ro của ba bên thì các bên tham gia vào quá trình cần lưu ý thêm về những quy định pháp luật về bảo lãnh tại quốc gia sở tại của từng bên cũng như của phòng giao dịch thương mại quốc tế ( ICC) cùng với rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá ngoại hối nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
=> CASE STUDY
Công ty A của Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị từ Công ty B của Trung Quốc. Giá trị hợp đồng là 1 triệu USD. Theo hợp đồng, Công ty A phải thanh toán cho Công ty B sau khi nhận được hàng.
Công ty X đã ký hợp đồng bảo lãnh thanh toán với Ngân hàng Z của Việt Nam. Theo hợp đồng này, Ngân hàng Z cam kết sẽ thanh toán cho Công ty Y số tiền 1 triệu USD nếu Công ty X không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BL.
Sau khi nhận được bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng Z, Công ty Y đã giao hàng cho Công ty X. Tuy nhiên, Công ty X đã không thanh toán cho Công ty Y.
Công ty Y đã yêu cầu Ngân hàng Z thanh toán theo cam kết. Tuy nhiên, Ngân hàng Z đã từ chối thanh toán với lý do là Công ty X đã không cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của cam kết BL .
Vụ việc này xảy ra do bên được bảo lãnh (Công ty X) đã không nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết. Trong hợp đồng bảo lãnh quy định rằng, bên được BL phải cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng bảo lãnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Tuy nhiên, Công ty X đã không cung cấp đầy đủ chứng từ trong thời hạn quy định.
Để hạn chế sai sót này, bên được BL cần nghiên cứu kỹ các điều khoản của hợp đồng, bao gồm cả các quy định về pháp lý. Trong trường hợp này, Công ty X cần lưu ý đến quy định tại Điều 11 của Thông tư 32/2016/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng như sau:
- Bên được BL phải cung cấp đầy đủ, chính xác, hợp lệ các giấy tờ, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng BL trong thời hạn quy định tại hợp đồng bảo lãnh hoặc văn bản yêu cầu của ngân hàng Bl.
- Trường hợp bên được BL không cung cấp đầy đủ, chính xác, hợp lệ các giấy tờ, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng BL thì ngân hàng bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Kết luận
Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu được về khái niệm, vai trò, quy trình thực hiện cũng như các lưu ý về bảo lãnh ngân hàng. Đó là bốn điều cơ bản cung cấp những kiến thức quan trọng bước đầu về một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng trong việc thúc tiến các giao dịch trong thương mại quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay. Ngoài ra bạn có thể mở rộng kiến thức về hoạt động này thông qua các bài viết dưới đây:
1.Giới thiệu về chiết khấu bộ chứng từ trong L/C
2.Quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
3.Tính phí bảo lãnh ngân hàng như thế nào
4.Tài sản bảo đảm là gì? Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
5.Top 10 rủi ro thanh toán quốc tế thường gặp và những biện pháp hạn chế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huy Bình
Mã sinh viên: 21050794
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 2
Mã học phần: INE3104-9