Nội dung bài viết
Tìm hiểu về Kinh tế tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) đang trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Các hiệp định, thỏa thuận toàn cầu về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đề ra nhiều quy định về tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.
Thực trạng của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Nền kinh tế tuần hoàn đang dần phát triển và trở thành xu hướng của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển có ít tài nguyên, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt trong bối cảnh hậu Covid-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể khắc phục được những hạn chế vốn có của mô hình kinh tế truyền thống, như khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ảnh hưởng xấu đến sinh thái, môi trường và sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững -> Hãy xem thêm bài viết phát triển kinh tế tuần hoàn tại đây
5 lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn
Để đạt được một nền kinh tế tuần hoàn thực sự, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Nỗ lực to lớn này khiến khái niệm nền kinh tế tuần hoàn không còn gì khác hơn là một giấc mơ viển vông đối với nhiều người. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà chúng ta nên từ bỏ.
Trên thực tế, EU đã thông qua một kế hoạch vào tháng 3 năm 2020 để hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050 của họ. Điều này cho thấy nền kinh tế tuần hoàn là khả thi và các hành động đang được thực hiện để biến nó thành hiện thực.
Tuy nhiên, khi cần một nỗ lực mang tính hệ thống lớn như vậy, có nghĩa là phải có những lợi ích chính khi áp dụng nền kinh tế tuần hoàn để làm cho nó có giá trị tương xứng với công sức đã bỏ ra. Dưới đây là lợi ích to lớn của nền kinh tế tuần hoàn:
01 Giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm của việc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên có hạn. Ngày nay, hơn bao giờ hết chúng ta tiếp tục tiêu thụ các nguồn tài nguyên không thể tái sinh như dầu mỏ, quặng kim loại, … đây là một hoạt động không bền vững. Thông qua nền kinh tế tuần hoàn, các hoạt động như tái sử dụng tài nguyên và tái sử dụng các sản phẩm cũ là một chuẩn mực. Điều này đảm bảo rằng chúng tôi sử dụng ít tài nguyên không thể khôi phục hơn.
Nền tảng của nền kinh tế tuần hoàn là tái sử dụng các nguồn lực và sản phẩm dẫn đến mô hình không lãng phí. Điều này có lợi cho tất cả mọi người. Không chất thải có nghĩa là ít nhựa ven bờ đại dương hơn, ít rác hơn trong đại dương và ít bãi rác. Điều đó cũng có nghĩa là có ít hơn nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn; thay vào đó chúng ta tái sử dụng chúng.
Trong khi nhiều mô hình môi trường yêu cầu giảm thiểu để đạt được mức phát thải bằng 0, thì mô hình kinh tế tuần hoàn thực sự khuyến khích tăng trưởng. Điều này làm cho nó trở thành một mục tiêu lý tưởng cho các ngành công nghiệp, các cá nhân và chính phủ, đồng thời đạt được các mục tiêu môi trường rất cần thiết.
02 Giảm lượng khí thải Carbon
Theo Cơ quan môi trường Châu Âu (European Environment Agency), quản lý sản xuất và xử lý vật liệu đóng góp từ 2/3 lượng phát thải khí nhà kính. Nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm thiểu điều đó vì toàn bộ mô hình của nó xoay quanh việc quản lý bền vững nguyên vật liệu. Thông qua đó, vật liệu được quản lý hiệu quả hơn nhờ việc tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu, khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì các hoạt động bền vững và hơn thế nữa.
03 Mang lợi ích cho người tiêu dùng
Bên cạnh những lợi ích về môi trường, nền kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Do việc tái sử dụng vật liệu, nó không bị chi phối bởi yếu tố lỗi thời, sản phẩm của bạn sẽ tồn tại lâu hơn. Một lợi ích to lớn khác đối với người tiêu dùng là tạo việc làm, để đạt được một nền kinh tế chu chuyển, nhiều loại hình công nghiệp mới sẽ cần phải xuất hiện.
Tuy nhiên mối quan tâm lớn trên toàn thế giới là làm mất đi cơ hội việc làm: như khai thác than, các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên không thể tái sinh. Sự chuyển dịch sang nền kinh tế tuần hoàn, những công việc này sẽ không chỉ thay thế bằng những cơ hội khác mà thậm chí còn xuất hiện nhiều việc làm hơn.
04 Mở ra cơ hội mới cho các công ty
Các công ty hiện tại cũng có thể tận hưởng nguồn cung cấp tài nguyên an toàn hơn khi chúng ta tái sử dụng các nguồn lực mà chúng ta đã có thay vì khai thác thêm các nguồn lực hữu hạn. Điều này có thể làm giảm chi phí nguyên vật liệu cho phép các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Người tiêu dùng ngày nay cũng đã nhận thức và mong muốn hơn trong việc sử dụng các sản phẩm xanh từ nguồn nguyên liệu tái chế. Bằng cách áp dụng mô hình kinh doanh môi trường hơn, bạn có thể mở rộng số lượng khách hàng hơn.
05 Giúp tăng trưởng bền vững và tạo thêm việc làm
Kinh tế tuần hoàn là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả mọi người, chứ không phải là của riêng Chính phủ, doanh nghiệp, hệ thống dịch vụ, ngành nghề nào… Các chỉ tiêu, chỉ số về kinh tế tuần hoàn hiện nay là các chỉ tiêu để theo dõi quá trình thực hiện kinh tế tuần hoàn ở mức độ phổ cập nào, chứ không phải để đánh giá, xếp hạng.
Trong nhãn quan so sánh, dĩ nhiên nền kinh tế tuần hoàn ưu việt hơn, nhân quả hơn vì kinh tế tuyến tính lâu đời có thể nói ngắn gọn chính là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Còn kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận phát triển mới, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình sản phẩm trở lại với điểm đầu quá trình sản phẩm mới. Nó nhằm khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.
Kinh tế tuần hoàn tạo ra một cơ chế kinh tế xanh, bền vững, đồng nghĩa với tăng trưởng mới và cơ hội việc làm. Thiết kế đổi mới sinh thái, ngăn ngừa chất thải và tái sử dụng nguyên liệu thô có thể mang lại khoản tiết kiệm ròng cho các doanh nghiệp.
Theo tính toán lý thuyết, các biện pháp này nhằm tăng 30% năng suất tài nguyên vào năm 2030, thúc đẩy GDP tăng gần 1%, đồng thời tạo thêm 2 triệu việc làm ở mỗi nền kinh tế tương tự như Việt Nam. Nó cũng có lợi cho môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, loại trừ bớt những rủi ro biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái hệ sinh thái.
Lời kết
Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung của toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đó là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hay nói một cách khác, không còn phải đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu của phát triển bền vững.
Không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và hạn chế lượng khí thải tạo ra, kinh tế tuần hoàn còn đem lại nhiều lợi ích khác nhau về kinh tế và xã hội.
Tại Châu Âu, ước tính các mô hình kinh tế tuần hoàn có thể đem lại 600 tỉ Euro lợi ích ròng mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và đồng thời giúp giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính.
Ngoài ra, mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên lên 30% vào năm 2030 từ các mô hình kinh tế tuần hoàn của Châu Âu sẽ giúp tạo ra thêm 2 triệu việc làm, đồng thời giúp tăng GDP của toàn khối lên 1% từ hiệu quả sử dụng tài nguyên và 3,9% từ việc tạo ra các thị trường mới và sản phẩm mới.
Tại Hoa Kỳ, nhiều tỷ phú đã nổi lên từ các mô hình thu gom và tái chế vật liệu.
Với Việt Nam, chỉ tính riêng một mô hình kinh tế tuần hoàn, đó là mô hình khu công nghiệp sinh thái được thực hiện tại 4 khu công nghiệp tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng, đã giúp tiết kiệm được 6,5 triệu USD hàng năm. Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn ngày càng được thể hiện rõ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Để thực hiện được định hướng này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt, doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt và cộng đồng tham gia thực hiện để thay đổi cả về nhận thức và hành vi của toàn xã hội.
Xem thêm: Kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững tại Việt Nam (1), Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (2),
Bài tập lớn
Họ và tên: Ninh Thúy Hằng
Mã sinh viên:19051460
Học phần: INE3104 1