Thương mại điện tử đã đi vào cuộc sống của tất cả chúng ta, để TMĐT có thể hoạt động trơn tru thì hệ thống thanh toán là mắt xích quan trọng nhất và một trong nhưng nhà tiên phong dẫn đầu thị trường Thanh toán điện tử có thể kể đến là Ví điện tử Momo. Trong bài viết này nhóm sẽ cố gắng đêm lại các thông tin hữu ích về loại ví điện tử này cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng hoặc đối tác.
Nội dung bài viết
Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung
MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thông minh đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 15 triệu người dùng (tính đến cuối năm 2019). Là sản phẩm của Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến (viết tắt M_Service). Ví MoMo thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn hàng trăm tiện ích dịch vụ, bao gồm Chuyển tiền, Thanh toán hóa đơn, Mua vé máy bay, Mua vé xe lửa, Vé xem phim, Thu-Chi hộ và Thương mại trên di động.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ví MoMo được cấp giấy phép và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời là đối tác chiến lược của các 23 Ngân hàng lớn: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB, TPBank, VPBank, Eximbank, OCB, VIB, Shinhan Bank, SCB, Sacombank, VRB, BAOVIET Bank, ABBANK, OceanBank, MBBank, PVcomBank, VietCaptial Bank, Nam Á Bank, SHB, Bắc Á Bank.
CEO Ví MoMo Phạm Thành Đức cho biết: MoMo khởi đầu không phải là Ví điện tử mà chỉ là đơn vị phân phối các dịch vụ thẻ cào cho nhà mạng. Thời điểm này các hành lang pháp lý về thanh toán di động, ví điện tử hầu như chưa có và MoMo phải làm việc với NHNN, đề xuất ra những mô hình kinh doanh đầu tiên cho thị trường “quá trình này cũng mất rất nhiều thời gian, chừng độ 6, 7 năm”
Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và gia tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở hạ tầng thanh toán độc đáo và sáng tạo có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform).
Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đến nay, công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho khách hàng và cộng đồng này đang ngày càng phát triển.
Người dùng Ví MoMo hoàn toàn an tâm vì MoMo hiện đang đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành tài chính ngân hàng quốc tế: Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) – là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International. Tại Việt Nam, MoMo là đơn vị ví điện tử đầu tiên có chứng chỉ mức độ cao nhất là PCI DSS – Level 1.
Đồng thời, Ví MoMo áp dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trội như: Xác thực hai lớp; Xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; Tự động khóa ứng dụng khi quá thời gian sử dụng; Bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS; Tính năng mã hóa số thẻ quốc tế (Tokenization).
Đặc biệt, MoMo sở hữu mạng lưới điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, cho phép hàng triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
3. Sự kiện và thành tựu
- 2007: Thành lập công ty.
- 2008: Đơn vị đầu tiên xây dựng thành công giải pháp ví điện tử trên di động (mobile money) tại Việt Nam.
- 2011: Đơn vị ví điện tử đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ chuyển tiền mặt tại 10 tỉnh thành phía Nam thông qua cửa hàng MoMo, phối hợp với Vietcombank.
- 2013: Được bình chọn là “Best Mobile Product of the Year 2013” cho giải pháp thanh toán trên di động.
- 2015: Đạt 1 triệu khách hàng sử dụng ứng dụng MoMo.
- Là một trong các doanh nghiệp đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép chính thức cung cấp dịch vụ Ví điện tử.
- 2016: Ví điện tử MoMo đã chính thức nhận Chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) cấp độ Service Provider
- 2017: MoMo liên tiếp nhận hai giải thưởng về lĩnh vực Fintech và tiêu dùng
- 2018: MoMo vinh hạnh nhận danh hiệu Ví Điện Tử số 1 Việt Nam. 2019: MoMo được vinh danh là “Ví điện tử của năm”
Sản phẩm dịch vụ
Ứng dụng Ví MoMo gồm các tính năng được thiết kế thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn và thực hiện giao dịch của mình chỉ với một cú chạm (touch):
- Chuyển – Nhận tiền: Cho người có Ví MoMo và người không có Ví MoMo.
- Nạp – Rút tiền: Tại gần 4.000 điểm giao dịch trên toàn quốc.
- Nạp tiền điện thoại: Luôn luôn có hoa hồng.
- Thanh toán hóa đơn: Điện, Internet, Nước, hóa đơn điện thoại trả sau, điện thoại cố định.
- Thanh toán dịch vụ: Truyền hình cáp Mobi TV, Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab), Vé máy bay Jetstar, Vietjet Air, SJC LifeOn,…
- Mua sắm: Tiki, Jupviec, Vé Xe rẻ, Nhóm mua…
- Mua vé xem phim: CGV, Galaxy, BHD…
- Thanh toán khoản vay tiêu dùng cá nhân: Shinhan Finance, Home Credit; Doctor Dong, FE Credit, ACS…
- Thanh toán bảo hiểm: PTI, PVA…
III. Nguồn doanh thu của ví điện tử Momo.
Là một ví điện tử chuyên cung cấp nhiều dịch vụ miễn giảm phí như thanh toán hoá đơn, chuyển hoặc nạp tiền vào ví, Momo vẫn luôn có một khoản thu nhập đáng kể từ các khoản chiết khấu từ các đối tác doanh nghiệp (Mô hình doanh thu affiliate) và phí rút tiền về ngân hàng của khách hàng (mô hình doanh thu thu phí giao dịch).
1. Mô hình doanh thu affiliate:
Đây là nguồn doanh thu lớn nhất của Momo với công việc là làm trung gian thanh toán giữa khách hàng và các doanh nghiệp khác. Ví điện tử Momo có các dịch vụ cơ bản nhất, phổ biến nhất như: nạp điền điện thoại, thanh toán các hoá đơn điện nước, mua dịch vụ, thương mại điện tử,… cứ mỗi một giao dịch diễn ra thành công, một đơn hàng được thanh toán thành công thì Momo sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng cho một giao dịch từ đối tác. Đối với tính năng nạp tiền điện thoại, mua data Momo sẵn sàng “chia sẻ” phần trăm chiết khấu của mình cho các khách hàng để thu hút giao dịch và vẫn giữ cho mình một khoản chênh lệch tương đối đáng kể.
Và các nhà mạng thì luôn dành ưu đãi cho các đại lí, các cổng thanh toán có số lượng giao dịch lớn một khoản chiết khấu vô cùng hấp dẫn. Nhưng với thanh toán hoá đơn điện nước, Momo chỉ chia sẻ chiết khấu cho khách hàng lần đầu thanh toán điện nước trên ứng dụng hoặc một số khách hàng có được voucher giảm giá. Tương tự đối với các dịch vụ khác như vé máy bay, vé tàu, bảo hiểm… Momo vẫn nhận được một khoản tiền chiết khấu nhỏ của bên doanh nghiệp đối tác nhưng rất ít khi chia sẻ cho khách hàng, chứ không thường xuyên có giảm giá như nạp tiền điện thoại, mua data.
Và trong mô hình doanh thu affiliate của Momo thì khoản thiền chiết khấu hấp dẫn nhất đến từ thương mại điện tử, thông thường các sàn thương mại điện tử luôn có một khoản chiết khấu lớn dành cho các ví điện tử (lên đến 7%/sản phẩm thanh toán thành công). Mà chúng ta có thể thấy trong ngày nay, việc mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi với giá trị đơn hàng từ vài trăm nghìn đồng lên đến hàng chục triệu đồng những khoản tiền chiết khấu mà ví điện tử Momo được nhận vì thế mà được tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, Tiki, Lazada- những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là các sàn thương mại điện tử lớn nhất mà Momo hợp tác, kết hợp với những chương trình giảm giá hấp dẫn, miễn phí vận chuyển, săn voucher hay siêu hoàn tiền, Momo đã thu hút một lượng lớn khách hàng thực hiện thanh toán thành công thông qua ví điện tử Momo; từ đó mang lại cho Momo một khoản tiền chiết khấu đáng kể.
Tính riêng trên mỗi giao dịch thì khoản tiền doanh thu là rất nhỏ, nhưng nếu một ngày có đến hàng triệu giao dịch thì số tiền đó sẽ trở thành một khoản doanh thu khổng lồ cho ví điện tử Momo.
2. Mô hình doanh thu thu phí giao dịch:
Momo ban đầu miễn phí rất nhiều dịch vụ chuyển, nạp và rút tiền để thu hút khách hàng và khi khách hàng đạt đến một số lượng nhất định, có số lượng khách hàng trung thành ổn định thì Momo bắt đầu thu phí khi khách hàng rút tiền từ ví điện tử. Cụ thể, trong một tháng mỗi khách hàng có ba lần miễn phí rút tiền từ ví điện tử về ngân hàng liên kết, kể từ lần thứ 4 trong tháng trở đi thì sẽ phải tính phí giao dịch:
Số tiền rút (VND) | mức phí (VND) |
50.000 – 1.000.000 | 3.300 |
1.000.001 – 2.000.000 | 5.000 |
2.000.001 – 20.000.000 | 0.3% số tiền giao dịch |
Nếu khách hàng rút lấy tiền mặt tại các điểm nạp/rút
Số tiền rút (VND) | mức phí (VND) |
50.000 – 1.000.000 | 8.000 |
1.000.001 – 2.000.000 | 12.000 |
2.000.001 – 3.000.000 | 20.000 |
3.000.001 – 5.000.000 | 35.000 |
Khách hàng khi muốn rút/chuyển tiền về ngân hàng khác thì sẽ phải một khoản phí giao dịch là 0.65% số tiền rút + 3.300 0.65% số tiền rút + 3.300VND
Còn khách hàng nạp tiền từ thẻ ATM của 30 ngân hàng thuộc hệ thống Napas sẽ thêm phí giao dịch: 2.000đ + 1,6% giá trị giao dịch. Nếu nạp từ thẻ quốc tế Visa/Master/JCB sẽ thêm khoản phí giao dịch: 2.200đ + 2% giá trị giao dịch
Khách hàng/ đối tác có thể kiếm tiền cùng ví điện tử Momo như thế nào?
1.Khách hàng:
Một trong những chương trình nổi tiếng của Momo giúp khách hàng có thể kiếm tiền đó là chương trình sưu tầm linh thú cuối năm đón năm mới phát tài phát lộc. Tuỳ mỗi năm, Momo sẽ có những hình thức tổ chức khác nhau nhưng đều có điểm chung là sưu tầm các linh thú. Khi khách hàng tham gia chương trình sưu tầm được một số lượng linh thú nhất định thì có thể giành được phần thưởng từ 1.000.000 VND lên đến hàng chục triệu đồng/ khách hàng.
Bên cạnh đó, còn có chương trình giới thiệu cài đặt ứng dụng tới những người khác chưa từng đăng kí sử dụng Momo. Mỗi khách hàng có thể gửi đường link giới thiệu cài đặt đến những người khác chưa từng đăng kí Momo, tuỳ từng thời điểm tổ chức chương trình khác nhau mà với mỗi lần giới thiệu cài đặt và đăng kí thành công, cả người giới thiệu và người được giới thiệu sẽ được tặng một gói quà có giá trị 100.000 VND, 300.000 VND, 500.000 VND thậm chí là lên đến 1.000.000 VND từ Momo.
Tuy nhiên, các gói quà này không được quy đổi thành tiền mặt hoặc tiền trên ví điện tử, mà trong gói quà có các thẻ quà tặng, voucher giảm giá hoá đơn điện nước, dịch vụ hoặc miễn giảm phí khi thanh toán qua Momo tại các cửa hàng như Circle K, Coop Mart, The Coffee House, …. các khách hàng vì thế mà cũng có thể tiết kiệm chi tiêu được một khoản cho bản thân.
Và đôi khi, Momo sẽ tổ chức những cuộc khảo sát nhỏ, mỗi khách hàng hoàn thành bài khảo sát sẽ nhận được một số tiền nhỏ (≈10.000VND) như một lời cảm ơn, những cuộc khảo sát như này rất ít khi được tổ chức và số lượng bài khảo sát là có hạn nên khách hàng thường không có nhiều cơ hội kiếm tiền từ những dịp như này.
2.Đối tác:
Đối tác hợp tác cùng Momo có thể tăng lượng hàng hoá, dịch vụ được tiêu thụ thông qua các chương trình giảm giá, ưu đãi do Momo tổ chức, qua đó có thể tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về tiền điện tử tại đây>>>