BLOCKCHAIN – CUỘC CÁCH MẠNG KINH TẾ VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2025 – 2030

Nội dung bài viết

Công nghệ Blockchain đang trở thành một xu hướng công nghệ toàn cầu, mở ra những cơ hội và thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam. Với tiềm năng tạo ra các giao dịch minh bạch, bảo mật và giảm chi phí trung gian, Blockchain hứa hẹ sẽ mang lại những thay đổi sâu sắc trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Bài viết này phân tích chi tiết về Blockchain và những tác động của công nghệ này đến các lĩnh vực trọng yếu của kinh tế Việt Nam.

I. Tổng quan về Blockchain

Blockchain được phát minh vào năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto, xuất hiện như một phần cốt lõi của Bitcoin – đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới. Trước sự ra đời của Blockchain, các hệ thống giao dịch điện tử truyền thống thường phải dựa vào các bên trung gian như ngân hàng để xử lý và xác minh giao dịch. Điều này dẫn đến chi phí cao, thời gian xử lý lâu và dễ gặp phải các vấn đề như gian lận, lỗi hệ thống, hoặc bị tấn công mạng.

 

Blockchain & Tài chính

1. Cấu trúc và hoạt động của Blockchain

5 thành phần chính của một Mạng Blockchain

Sổ cái phân tán (Distributed Ledger)

Khái niệm

Sổ cái điện tử thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ thông tin giao dịch được cập nhật liên tục. Cấu tạo bởi nhiều khối – block (mỗi khối chứa ít nhất một giao dịch) và các khối này được nối với nhau thành một chuỗi – chain bằng cách sử dụng mật mã học. Nói một cách đơn giản, khối sau sẽ chứa các thông tin định danh mật mã học của khối trước. Vì vậy, nếu bất kì khối nào trong quá khứ xảy ra vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các khối ở phía sau của chuỗi.

Đặc điểm nổi bật 

  • Sổ cái loại bỏ sự cần thiết của cơ quan trung ương hoặc người trung gian để xử lý và xác thực các giao dịch
  • Các bản ghi dữ liệu chỉ được lưu trữ trong sổ cái khi các bên liên quan đạt được sự đồng thuận
  • Tất cả những người tham gia sẽ được chia sẻ 1 bản sao của sổ cái bao gồm tất cả các bản ghi được cập nhật
  • Số cái cung cấp lịch sử có thể xác minh và kiểm tra được của tất cả thông tin được lưu trữ trên tập dữ liệu cụ thể theo trình tự thời gian
    Công nghệ sổ cái phân tán

Mạng lưới ngang hàng (Peer-to-peer network – P2P)

Khái niệm

Mạng ngang hàng (P2P) là mô hình giao tiếp phi tập trung giữa nhiều người tham gia còn được gọi là các nút ngang hàng mà không cần máy chủ trung tâm hay phụ thuộc vào bất cứ nút nào khác. Mạng P2P cho phép mỗi bên hoạt động như một máy khách và máy chủ. Điều này có nghĩa là sau khi mạng được hình thành, người tham gia đều sở hữu một bản sao của sổ cái. Từ đó có thể sử dụng để chia sẻ và lưu trữ tệp mà không cần sự trợ giúp của người trung gian.

Đặc điểm nổi bật

  • Trên mạng Blockchain, mỗi nút tham gia linh hoạt vai trò như một máy khách và một máy chủ của các nút khác để cùng cung cấp và kiểm soát dữ liệu
  • Việc phi tập trung hoá cơ sở dữ liệu và các quyền quản trị giúp loại bỏ đơn vị trung gian trong các mô hình truyền thống, giúp các thành viên có thể trực tiếp trao đổi thông tin với nhau.
  • Bản ghi của dữ liệu được sao chép trên tất cả các nút đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục hạn chế được sự thất bại đơn điểm và hình thức tấn công từ chối dịch vụ.
  • Nâng cao tính sẵn sàng đối với cả dữ liệu, cách thức xác minh tính hợp lệ sẽ giúp tránh được tình trạng mất thông tin hoặc không có khả năng xác minh của hệ thống.

Phân loại 

  • Unstructured P2P Network (Mạng P2P không cấu trúc)
  • Structured P2P Network (Mạng P2P không cấu trúc)
  • Hybrid P2P Network (Mạng P2P hỗn hợp)

Cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism)

Khái niệm 

Cơ chế đồng thuật quy định các tập luật để các nút tham gia vào mạng ngang hàng có thể hoạt động một cách đồng bộ với nhau và thống nhất về các giao dịch nào là hợp pháp và nên được thêm vào Blockchain thông qua tương tác với hợp đồng thông minh – smart contract. Cơ chế đồng thuận được dùng để xác định trạng thái thực của Blockchain.

Đặc điểm nổi bật 

  • Đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống có khả năng chịu lỗi để đạt được thỏa thuận mong muốn về một giá trị dữ liệu hoặc một trạng thái mạng duy nhất
  • Tạo ra cách thức để tất cả người tham gia có thể duy trì tính an toàn, bảo mật của mạng Blockchain.
  • Ngăn chặn vấn đề chi tiêu 2 lần trên Blockchain (double spending) đối với giao dịch tiền điện tử trên Blockchain

Phân loại 
Mỗi loại Blockchain sẽ có cơ chế đồng thuận khác nhau. Hiện nay, có 2 loại cơ chế đồng thuận được sử dụng phổ biến nhất

  • Proof-of-work (Bằng chứng công việc): Thuật toán PoW vận hành bởi các thợ đào (nút – node) cùng tham gia giải quyết một bài toán mật mã để tạo ra khối tiếp theo. Thợ đào đầu tiên tìm ra lời giải sẽ đạt được sự đồng thuận, được phép chọn khối được thêm vào mạng Blockchain và nhận phần thưởng tương ứng. Tuy nhiên, các bài toán này thường phức tạp mà cần thiết thợ đào phải sở hữu sức mạnh tính toán cao.
  • Proof-of-stake ( Bằng chứng cổ phẩn): Để đơn giản hóa quá trình đào thưởng, khái niệm PoS được sử dụng khi cần xác minh nhiều mã thông báo (tokens – tiền điện tử). Nguyên tắc PoS cần thợ đào chứng minh quyền sở hữu % cổ phần của họ để thực hiện % hoạt động đào thưởng tương ứng. Điều này giúp tiết kiệm nhiều năng lượng hơn (điện tử) và chi phí vận hành.

Mật mã học (Cryptography)

Khái niệm

Thành phần này nhằm để đảm bảo tính bí mật, toàn vẹn và xác thực của thông tin trong sổ cái điện tử hay các thông tin truyền đi giữa các nút. Nhờ xây dựng dựa trên nền tảng toán học (đặc biệt là lý thuyết xác suất) cùng với những kiến thức về lý thuyết trò chơi, mật mã học đã đưa ra được những phương thức mã hóa mà để phá vỡ nó là bất khả thi.

Phân loại 
Có hai loại phương pháp mã hóa chính:

  • Mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption): Là hình thức mã hóa để bảo mật dữ liệu, trong đó việc mã hóa và giải mã dữ liệu dùng chung một khóa. Do khóa dùng để giải mã dữ liệu nên cần được giữ bí mật, không được công khai. Vì vậy, khi sử dụng khóa đối xứng, bên gửi và bên nhận cần có cơ chế để trao đổi khóa trước khi thực hiện trao đổi dữ liệu.
    Mã hoá đối xứng
  • Mã hóa bất đối xứng (Asymmetric Encryption): là hình thức mã hóa để bảo mật dữ liệu, trong đó việc mã hóa và giải mã dữ liệu dùng hai khóa khác nhau. Khóa dùng để mã hóa dữ liệu gọi là khóa công khai (public key), có thể được chia sẻ rộng rãi và xem như định danh của một người (hay còn gọi là địa chỉ Blockchain – Blockchain Address).
    Mã hoá bất đối xứng
  • . Khóa dùng để giải mã dữ liệu gọi là khóa bí mật (private key) cần thiết bảo mật để bảo vệ quyền lợi của người nhận.

Kỹ thuật liên quan

  • Địa chỉ Blockchain (Blockchain address): được thể hiện dưới dạng một chuỗi dài các ký tự chữ và số, được chia sẻ công khai để những người dùng khác có thể gửi giao dịch đến. Mỗi địa chỉ Blockchain sẽ được tạo ra  từ một khóa công khai (Public-key). Khóa công khai này lại được tạo ra từ một khóa bí mật (Private-key) đóng vai trò như một cơ chế để chứng minh sự sở hữu khóa công khai (hay nói cách khác chính là địa chỉ Blockchain). Khi thực hiện một giao dịch tương tác với mạng lưới Blockchain, người dùng sẽ dùng khóa bí mật để ký chữ ký số, chứng minh người dùng đó là chủ sở hữu của hợp lệ của địa chỉ Blockchain trong giao dịch.
  • Chữ ký số (Digital Signature): là một chuỗi ký tự mã hóa được gửi đi cùng các dữ liệu gốc của giao dịch trên nền tảng Blockchain. Để tạo ra chữ ký số, người dùng sẽ sử dụng khóa bí mật để mã hóa (gọi là ký chữ ký số) các dữ liệu có trong giao dịch gửi đến người nhận. Một điểm lưu ý là khóa bí mật dùng để mã hóa này chính là khóa bí mật tạo ra địa chỉ Blockchain của người gửi. Chữ ký số sẽ thay đổi nếu dữ liệu giao dịch dùng để mã hóa thay đổi, hoặc là trong trường hợp cùng một dữ liệu đó, nhưng dùng khóa bí mật của người dùng khác.
  • Hàm băm (Hash function): là quá trình chuyển đổi một lượng dữ liệu đầu vào không giới hạn và tạo ra một lượng dữ liệu đầu ra có độ dài cố định. Hàm băm thường được ứng dụng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu. Người dùng có thể xác minh tính hợp lệ của một giao dịch bằng cách so sánh giá trị băm của giao dịch trên ứng dụng với giá trị băm của giao dịch đó trên trình duyệt khối (Block explorer).

Máy ảo (Virtual Machine)

Khái niệm

Máy ảo là một chương trình mô phỏng một hệ thống máy tính. Nó có một CPU, bộ nhớ và bộ lưu trữ ảo. Về cơ bản, máy ảo hoạt động giống như một máy tính vật lý, nó có thể dùng để lưu trữ dữ liệu, chạy các chương trình ứng dụng và tồn tại để cùng vận hành một mạng Blockchain với các máy ảo khác.

Máy ảo Ethereum (EVM)

Máy ảo Ethereum được sử dụng để đảm bảo các giao dịch mặc dù được xử lý trên những môi trường, cấu hình máy tính hoàn toàn khác nhau vẫn sẽ luôn cho ra kết quả giống nhau trên nền tảng Ethereum. Về cơ bản, EVM là một máy xử lý các hợp đồng thông minh chạy trên Ethereum.

Các nút tham gia vào hệ thống Ethereum xử lý các giao dịch nhận được thông qua EVM. Bất kì giao dịch nào muốn tạo ra sự thay đổi trạng thái của mạng đều phải thông qua quá trình xử lý của EVM. EVM chỉ là một chiếc máy ảo nhưng được tạo ra nhiều bản sao. Mỗi nút tham gia thực thi các giao dịch giống nhau đều được sở hữu một bản sao của EVM để đảm bảo sự nhất quán của quá trình tính toán.

2. Đặc điểm nổi bật của Blockchain

Đặc điểm của Blockchain

Phi tập trung

Trong hệ thống blockchain, không có một tổ chức trung gian hay cơ quan quản lý nào kiểm soát mạng lưới. Thay vì việc các giao dịch hoặc dữ liệu phải đi qua một tổ chức trung gian (chẳng hạn như ngân hàng, chính phủ, hay công ty bảo hiểm), blockchain cho phép các bên tham gia giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua bất kỳ bên thứ ba nào. Điều này được thực hiện nhờ vào sự phân tán của các dữ liệu và quá trình xác thực giao dịch trên nhiều nút (nodes) khác nhau trong mạng lưới.

Lợi ích của phi tập trung

  • Giảm thiểu rủi ro: Việc loại bỏ tổ chức trung gian giúp giảm thiểu các rủi ro liên quan đến việc lạm dụng quyền lực, gian lận hoặc sự cố hệ thống tại một điểm trung tâm.
  • Tính độc lập: Các tổ chức và cá nhân có thể tương tác trực tiếp mà không phụ thuộc vào sự chấp thuận của một bên trung gian.
  • Khả năng phục hồi tốt hơn: Nếu một nút trong hệ thống bị hỏng hoặc bị tấn công, các nút còn lại vẫn có thể duy trì hoạt động của hệ thống.

Minh bạch

Mỗi giao dịch trong blockchain đều được ghi lại trong các khối (block) và liên kết với nhau theo chuỗi. Các khối này được chia sẻ công khai trong mạng lưới, và mọi bên tham gia có thể kiểm tra, xác minh các giao dịch mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào. Điều này giúp đảm bảo rằng không có giao dịch nào có thể bị sửa đổi mà không có sự phát hiện.

Lợi ích của minh bạch:

  • Dễ dàng kiểm tra: Tất cả các giao dịch đều có thể được kiểm tra và xác minh công khai, giúp tăng cường sự tin tưởng giữa các bên.
  • Giảm thiểu gian lận: Vì mọi giao dịch được ghi lại vĩnh viễn trên blockchain, việc gian lận hoặc thao túng giao dịch là rất khó khăn.
  • Truy xuất nguồn gốc: Người dùng có thể truy tìm nguồn gốc và lịch sử của mọi tài sản, sản phẩm, hoặc giao dịch, từ đó làm tăng khả năng phát hiện bất kỳ hành vi sai phạm nào.

Bảo mật cao

Một trong những tính năng quan trọng nhất của blockchain là khả năng bảo mật vượt trội. Mỗi giao dịch được xác thực và ghi lại bằng mã hóa phức tạp, giúp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Blockchain sử dụng kỹ thuật hashingdigital signatures để bảo vệ dữ liệu khỏi bị sửa đổi hoặc bị tấn công.

Cơ chế bảo mật trong blockchain:

  • Mã hóa: Dữ liệu trong blockchain được mã hóa trước khi được lưu trữ, đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập mới có thể xem hoặc chỉnh sửa thông tin.
  • Chống giả mạo: Mỗi giao dịch được ghi lại dưới dạng mã hash (một chuỗi số và chữ cái duy nhất) và liên kết với mã hash của giao dịch trước đó. Điều này tạo ra một chuỗi vĩnh viễn không thể thay đổi. Để thay đổi bất kỳ giao dịch nào trong chuỗi, kẻ tấn công sẽ phải thay đổi tất cả các giao dịch trước đó, điều này là gần như không thể thực hiện được.
  • Xác thực phân tán: Blockchain sử dụng các cơ chế như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS) để đảm bảo rằng chỉ các giao dịch hợp lệ mới được thêm vào blockchain.

Khả năng mở rộng ứng dụng

Ban đầu, blockchain chủ yếu được biết đến với ứng dụng trong lĩnh vực tài chính qua các loại tiền điện tử như Bitcoin. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ blockchain đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y tế, giáo dục, bất động sản, chuỗi cung ứng, đến quản trị công.

Các lĩnh vực ứng dụng của blockchain:

  • Y tế: Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ và chia sẻ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân một cách an toàn và minh bạch, giúp các bác sĩ dễ dàng truy cập dữ liệu và đảm bảo tính chính xác.
  • Giáo dục: Các bằng cấp, chứng chỉ, và tài liệu học tập có thể được lưu trữ trên blockchain, giúp chống lại việc làm giả hồ sơ học vấn và đảm bảo tính xác thực.
  • Bất động sản: Blockchain có thể được sử dụng để tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contracts) trong giao dịch bất động sản, giúp giảm thiểu sự cần thiết của các bên trung gian và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
  • Quản trị công: Chính phủ có thể sử dụng blockchain để quản lý các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như đăng ký tài sản, quản lý bầu cử, hay phân phối trợ cấp, đảm bảo tính minh bạch và giảm thiểu gian lận.

Lợi ích của khả năng mở rộng ứng dụng:

  • Tiết kiệm chi phí: Các giao dịch có thể thực hiện mà không cần phải thông qua các bên trung gian tốn kém.
  • Tăng hiệu quả: Blockchain có thể giúp tự động hóa các quy trình thông qua các hợp đồng thông minh, giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ giao dịch.
  • Tạo ra hệ sinh thái mở: Blockchain cho phép tạo ra các nền tảng phi tập trung mà không cần phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, mở ra cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới.

II. Tác động của Blockchain đến các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam

1. Tài chính và ngân hàng

Tại sao ngành tài chính và ngân hàng tại Việt Nam có thể trải qua một cuộc cách mạng nhờ vào sự ứng dụng của blockchain?

Giảm chi phí và thời gian giao dịch

  • Giao dịch quốc tế nhanh chóng và tiết kiệm chi phí: Blockchain có thể giảm đáng kể chi phí và thời gian cho các giao dịch quốc tế, bằng cách loại bỏ các bên trung gian như SWIFT. Chẳng hạn, ngân hàng TPBank đã thử nghiệm tích hợp blockchain vào thanh toán quốc tế, giảm thời gian chuyển tiền từ 3-5 ngày xuống chỉ còn vài phút và giảm chi phí giao dịch. Điều này mở rộng cơ hội cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Phát triển tài chính phi tập trung (DeFi)

  • Tạo cơ hội cho các dịch vụ tài chính không cần trung gian: Blockchain tạo ra một nền tảng cho tài chính phi tập trung (DeFi), nơi mà các dịch vụ tài chính như vay mượn, cho vay, và thanh toán có thể thực hiện mà không cần sự tham gia của ngân hàng hay tổ chức tài chính trung gian. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người dân ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà các dịch vụ tài chính truyền thống chưa phát triển đầy đủ.

Ứng dụng tiền điện tử và quản lý tiền tệ

  • Tiền mã hóa và thanh toán phi tập trung: Blockchain là nền tảng phát triển các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, và các phương thức thanh toán phi tập trung khác. Tuy nhiên, Việt Nam cần có một khung pháp lý rõ ràng để quản lý các rủi ro tài chính liên quan đến tiền mã hóa, như rửa tiền, tài trợ khủng bố, và biến động giá trị. Chính phủ cần đảm bảo giám sát chặt chẽ các tổ chức sử dụng blockchain và thiết lập quy trình bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà không kìm hãm sự đổi mới trong công nghệ.

2. Chuỗi cung ứng và sản xuất

Blockchain có thể cải thiện hiệu quả trong quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt quan trọng trong các ngành nông sản, thực phẩm, và dược phẩm tại Việt Nam:

Minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

  • Cải thiện quy trình sản xuất và phân phối: Blockchain cho phép theo dõi và ghi nhận toàn bộ quy trình sản xuất và vận chuyển của sản phẩm. Ví dụ, trong ngành xuất khẩu gạo Việt Nam, thông tin từ khi gieo trồng, thu hoạch, bảo quản đến khi vận chuyển ra cảng có thể được ghi lại trên blockchain. Điều này giúp nâng cao uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế và đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng trong nước.

Giảm thiểu gian lận

  • Ngăn chặn giả mạo nguồn gốc: Blockchain giúp lưu trữ dữ liệu không thể thay đổi, ngăn ngừa các hành vi gian lận như làm giả xuất xứ hay chất lượng sản phẩm. Điều này rất quan trọng trong các ngành đòi hỏi chất lượng cao như thực phẩm và dược phẩm.

Hợp đồng thông minh (Smart Contracts)

  • Tự động hóa và giảm chi phí: Hợp đồng thông minh giúp tự động hóa các giao dịch trong chuỗi cung ứng, giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian và tiết kiệm chi phí. Các điều kiện trong hợp đồng có thể được thực thi tự động mà không cần phải sự can thiệp của các bên thứ ba.

3. Chính phủ và quản lý hành chính

Blockchain có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách quản lý hành chính công tại Việt Nam:

Minh bạch trong giao dịch công

  • Cải thiện công tác quản lý công: Blockchain giúp lưu trữ thông tin về thuế, đất đai, quyền sở hữu tài sản một cách minh bạch, giảm thiểu tham nhũng và tăng niềm tin của người dân vào hệ thống chính quyền. Các giao dịch như thuế, quyền sở hữu đất đai, và hồ sơ công có thể được ghi lại và truy xuất công khai trên blockchain, giúp giảm sự gian lận và tăng cường sự tin tưởng.

Giảm thủ tục hành chính

  • Tự động hóa quy trình hành chính: Blockchain có thể giúp tự động hóa các quy trình hành chính như cấp phép kinh doanh, cấp giấy chứng nhận, hoặc quản lý hồ sơ đất đai. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác hành chính.

Bảo mật dữ liệu công

  • Bảo vệ dữ liệu quan trọng: Blockchain giúp đảm bảo rằng dữ liệu công như hồ sơ đất đai hoặc thông tin dân cư không bị giả mạo hoặc mất mát. Điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ thông tin của công dân và đảm bảo tính chính xác của các cơ sở dữ liệu công.

4. Bất động sản và quản lý tài sản

Ngành bất động sản và quản lý tài sản có thể được cải cách sâu rộng nhờ vào blockchain:

Lưu trữ và quản lý tài sản

  • Giảm thiểu tranh chấp và gian lận: Blockchain giúp lưu trữ thông tin quyền sở hữu bất động sản một cách minh bạch và không thể thay đổi. Điều này giúp giảm thiểu tranh chấp trong giao dịch bất động sản, đảm bảo rằng các giao dịch diễn ra một cách an toàn và minh bạch.

Hợp đồng thông minh trong bất động sản

  • Tự động hóa giao dịch: Hợp đồng thông minh có thể tự động thực thi khi các điều kiện trong hợp đồng được đáp ứng. Ví dụ, khi tất cả các điều kiện của một hợp đồng mua bán bất động sản được hoàn tất, hợp đồng có thể được thực hiện ngay lập tức mà không cần sự can thiệp của các bên trung gian, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người mua và người bán.

III. Những thách thức khi áp dụng Blockchain tại Việt Nam

1. Thiếu khung pháp lý và chính sách hỗ trợ

Khung pháp lý chưa hoàn thiện

  • Thiếu quy định rõ ràng: Mặc dù blockchain đang trở thành xu hướng công nghệ toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để điều chỉnh các ứng dụng của blockchain, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tiền mã hóa (cryptocurrency), hợp đồng thông minh (smart contracts), và giao dịch điện tử.
  • Tiền mã hóa: Trong khi một số quốc gia đã công nhận và điều chỉnh tiền mã hóa như một loại tài sản hợp pháp, tại Việt Nam, các quy định về việc sử dụng, giao dịch, và quản lý tiền mã hóa vẫn còn mơ hồ. Điều này tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực này.
  • Hợp đồng thông minh: Mặc dù hợp đồng thông minh mang lại nhiều lợi ích như tự động hóa và giảm thiểu sự phụ thuộc vào bên thứ ba, nhưng Việt Nam chưa có quy định pháp lý rõ ràng về tính pháp lý của hợp đồng thông minh. Điều này dẫn đến những rủi ro khi triển khai và thực thi các hợp đồng này, đặc biệt trong môi trường pháp lý chưa rõ ràng.

2. Hạ tầng công nghệ và nhân lực hạn chế

Hạ tầng công nghệ yếu kém

  • Thiếu hạ tầng công nghệ cần thiết: Blockchain yêu cầu một hạ tầng mạnh mẽ và ổn định để có thể vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều khu vực tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn và khu vực ít phát triển, thiếu cơ sở hạ tầng như mạng internet tốc độ cao, trung tâm dữ liệu hiện đại và các thiết bị phần cứng tối tân cần thiết cho việc triển khai blockchain.
  • Chưa có hệ thống hỗ trợ đủ mạnh: Các hệ thống thanh toán điện tử, cơ sở dữ liệu phân tán, và các nền tảng ứng dụng blockchain đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện để triển khai rộng rãi.

Chi phí đầu tư cao

  • Chi phí đầu tư lớn: Blockchain là một công nghệ tiên tiến và việc triển khai nó đòi hỏi chi phí lớn cho cả phần cứng, phần mềm và các hệ thống liên quan. Do đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ này. Các doanh nghiệp này có thể không đủ khả năng chi trả cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống blockchain phức tạp.
  • Hạn chế về nguồn lực tài chính: Các startup và doanh nghiệp nhỏ khó có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào blockchain, khiến họ không thể tận dụng công nghệ này để đổi mới và cạnh tranh.

Nguồn nhân lực chưa đáp ứng

  • Thiếu chuyên gia blockchain: Mặc dù nhu cầu về chuyên gia công nghệ blockchain đang tăng cao, nhưng Việt Nam vẫn thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về công nghệ này. Các trường đại học và cơ sở đào tạo chưa kịp cập nhật chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của blockchain.
  • Đào tạo chưa đủ: Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực blockchain chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Các chuyên gia blockchain đòi hỏi kiến thức vững về mã hóa, an ninh mạng, và các ứng dụng blockchain phức tạp, nhưng số lượng chuyên gia này còn hạn chế tại Việt Nam.

3. Vấn đề bảo mật và an toàn thông tin

Rủi ro từ tấn công mạng

  • Tấn công mạng: Mặc dù blockchain được cho là an toàn và bảo mật nhờ vào các cơ chế mã hóa mạnh mẽ, nhưng các hệ thống ứng dụng blockchain vẫn có thể là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Hacker có thể lợi dụng các lỗ hổng trong các ứng dụng phụ trợ hoặc trong việc triển khai các mạng blockchain để xâm nhập, đánh cắp thông tin hoặc làm gián đoạn hoạt động.
  • Vấn đề trong bảo mật hợp đồng thông minh: Hợp đồng thông minh, nếu không được viết và kiểm tra cẩn thận, có thể chứa các lỗi lập trình hoặc lỗ hổng bảo mật. Các lỗi này có thể dẫn đến việc mất mát tài sản hoặc bị lợi dụng bởi các kẻ tấn công.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân

  • Dữ liệu không được mã hóa đúng cách: Blockchain có khả năng bảo mật tốt, nhưng nếu không được mã hóa đúng cách, dữ liệu cá nhân của người dùng có thể bị rò rỉ. Các giao dịch trên blockchain thường là công khai và không thể sửa đổi, nhưng nếu thông tin cá nhân như tên, địa chỉ hoặc thông tin tài chính không được bảo vệ đầy đủ, nó có thể bị lộ và ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng.
  • Vấn đề quyền riêng tư: Trong một số ứng dụng blockchain, nếu không có các biện pháp bảo mật thích hợp, thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ, gây rủi ro cho quyền riêng tư của người dùng. Điều này có thể gây khó khăn trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y tế, tài chính và giáo dục.

IV. Kết luận

Blockchain là một công nghệ đầy hứa hẹn, có tiềm năng cách mạng hóa nhiều lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của Blockchain, Việt Nam cần vượt qua các thách thức về pháp lý, hạ tầng, bảo mật và nhân lực. Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, và các tổ chức nghiên cứu là yếu tố then chốt để xây dựng một môi trường thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Tham khảo các bài viết có chủ đề liên quan tại:

https://clibme.com/ngan-hang-so-xu-huong-tat-yeu-trong-thoi-dai-4-0/

https://clibme.com/chi-so-casa-la-gi/

 

Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Thuấn

Mã sinh viên: 22050296

Lớp: QH2022E – QTKD 5 

Mã học phần: INE3014_3