Kinh tế số: Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự xuất hiện của Internet vạn vật (Internet of Things: IoT) đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống, xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2025

Sự phát triển của công nghệ 4.0 - Kinh tế số
Sự phát triển của công nghệ 4.0

Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần có những lối đi nào trước sự phát triển của kinh tế số?

I. Tổng quan về kinh tế số

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, với các hoạt động kinh tế về và bằng công nghệ số và nền tảng số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành trên Internet. Điểm khác biệt lớn nhất hiện nay trong phát triển kinh tế số là sự hội tụ loạt công nghệ mới như: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo…

Kinh tế số bao gồm 3 cấu phần: Kinh tế số ICT/viễn thông (Kinh tế số ICT); Kinh tế số Internet/nền tảng (Kinh tế số Internet); và Kinh tế số ngành/lĩnh vực (Kinh tế số ngành).

Tóm lại, kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và công nghệ thông tin, để tăng năng suất lao động, và để tối ưu nền kinh tế. Nếu nói đơn giản thì là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số.

II. Thực trạng nền kinh tế số của Việt Nam

Theo Báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN, nhưng là nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng 16%, nước có mức tăng cao tiếp theo là Indonesia với 11%, và Thái Lan 7%. Riêng năm 2021, Tổng cục Thống kê ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Hiện nay, có khoảng 32 nhà cung cấp dịch vụ tư nhân đang cung cấp các dịch vụ thanh toán số thông qua tài khoản ngân hàng, bao gồm các dịch vụ thanh toán điện tử, thu ngân, tiền điện tử và ví điện tử Top 4 ví điện tử hữu ích nhất hiện nay

Chương trình thí điểm tiền di động của Chính phủ, được triển khai qua Quyết định số 316 vào tháng 3/2021 đã hỗ trợ củng cố cho xu hướng này bằng cách nhằm đến một bộ phận lớn người dân Việt Nam chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Kinh tế số internet các nước ASEAN 2020 - Kinh tế số
Kinh tế số internet các nước ASEAN 2020

Nhờ có nền kinh tế số, các ngành nghề kinh doanh sôi động hẳn lên, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), giao thông vận tải (Uber, Grab, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shopee),… Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỷ USD, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỷ USD, truyền thông trực tuyến đạt 3 tỷ USD, gọi xe công nghệ khoảng 1 tỷ USD. Nước ta cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng công nghệ thông tin, internet; với 0,35 tỷ USD cho 137 thương vụ trong năm 2018 và 0,26 tỷ USD cho 54 thương vụ trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

III. Xu hướng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Để đạt mục tiêu trên, Văn kiện Đại hội XIII cũng nhấn mạnh yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công ngh, nhất là cuộc CMCN 4.0; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đồng thời phát triển mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số…

Xu hướng phát triển kinh tế số ở Việt Nam - Kinh tế số
Xu hướng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam đặt mục tiêu 20% vào năm 2025, thì để đạt mục tiêu này kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3-4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng 20-25%/năm. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 30%/năm như trong giai đoạn 2015-2020 thì kinh tế số của Việt Nam có thể chiếm tới 25% GDP vào năm 2025. Nói gọn lại về lời giải này thì là sự kết hợp của thị trường mạnh và nhà nước mạnh. Thị trường thì mạnh trong ngắn hạn còn nhà nước thì phải mạnh trong dài hạn, mạnh về tầm nhìn xa trông rộng, dùng chi tiêu công và đầu tư công, khoảng 1-1,5% ngân sách hàng năm, để kích hoạt và dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

IV. Lối đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

Lối đi cho các doanh nghiệp Việt Nam - Kinh tế số
Lối đi cho các doanh nghiệp Việt Nam
  1. Thời cơ đối với các doanh nghiệp 

Có thể thấy, nhờ có kinh tế số, các họat động trao đổi hàng hoá và dịch vụ thông qua hình thức thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.  Để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc mà cần phải tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.

Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới – kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử. Do đó các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam”, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

  1. Khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp

Bên cạnh những cơ hội, thời cơ cho phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam trong nền kinh tế số thì những khó khăn, thách thức cũng không nhỏ.

  • Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao; năng lực tổ chức, triển khai công nghệ số của doanh nghiệp là những nút thắt cản trở doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi phương thức sản xuất mới, bao gồm cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
  • Một số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm, việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu, thiếu chiến lược phát triển doanh nghiệp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn thấp.
  • Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới.
  • Cùng với đó là những khó khăn về thị trường; khung khổ, môi trường pháp lý tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin; chi phí dịch vụ, kho vận cao; tâm lý, tập quán và thói quen tiêu dùng của nhân dân và khả năng của khách hàng; bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin…
  1. Đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Một là, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ máy móc thiết bị để phù hợp với tốc độ phát triển hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia, nghiên cứu, học tập những mô hình doanh nghiệp thông minh, phương thức kinh doanh mới, “bài trừ” những yếu tố lạc hậu hay không còn phát triển.

Hai là, các doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, về chuyển đổi số phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực theo hướng tăng cường năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển.

Bốn là, doanh nghiệp phải thành lập một nhóm phân tích nghiệp vụ để phân tích lại luồng kinh doanh, lấy được dữ liệu khách hàng được quản trị bằng công nghệ, sử dụng hệ thống công nghệ để tương tác với khách hàng

Đọc thêm tại:

https://vneconomy.vn/chien-luoc-phat-trien-nen-kinh-te-so-viet-nam.htm  

Kinh tế số và việc vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam

V. Kết luận

Trên thực tế chúng ta có thể thấy, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba). Những ưu điểm nổi bật nhất trong những thế mạnh mà kinh tế số mang lại có thể kể tới: tăng trưởng thương mại điện tử; thúc đẩy người dùng sử dụng in-ternet và phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số. Ngoài ba ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn bảo đảm tính minh bạch cần hiểu rằng, minh bạch là một trong những điểm mạnh của kinh tế số được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, nhờ đó, gián tiếp làm giảm lượng tiền tham nhũng thông qua các hoạt động trực tuyến minh bạch, giúp kiểm soát tốt nền kinh tế hơn.

Đối với Việt Nam, kinh tế số có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Trong nền kinh tế số, các doang nghiệp buộc phải đổi mới quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động. Nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được xem là hạt nhân của chuyển đổi số, được đánh giá là phần quan trọng nhất của nền kinh tế số lõi (Core Digital Economy). Việc phát triển tốt nền tảng này sẽ góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tiến lên phát triển nhanh chóng, bền vững.

Người thực hiện: Quản Thị Trà

                                                                                                                                             MSSV:   20050366

                                                                                                                                                       Lớp    : INE3104 – 4