Nhập khẩu hàng hóa, chi phí tăng cao, thiếu lao động, tính bền vững và xung đột chính trị là 5 yếu tố ảnh hưởng đến ngành logistics.
Bước vào năm 2022, các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng và logistics phải chịu áp lực rất lớn vì hạn chế về nguồn lực, chi phí vận chuyển tăng vọt, xung đột địa chính trị và nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa tăng mạnh. Họ phải nhanh chóng xoay chiến thuật, chiến lược và áp dụng công nghệ mới cho chuỗi cung ứng để thúc đẩy sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
Các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng và logistics phải chịu áp lực rất lớn trước nhiều vấn đề trong năm 2022. Ảnh: Global Trade
Dưới đây là 5 yếu tố tác động chính đến lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng trong năm 2022.
-
Nội dung bài viết
Nhập khẩu hàng tiêu dùng
Do đại dịch bắt đầu từ năm 2020, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng từ các dịch vụ chuyển hẳn sang mua hàng hóa lâu bền như điện tử, thiết bị gia dụng, quần áo… Đáng chú ý, phần lớn giao dịch được thực hiện trực tuyến. Hai năm sau đại dịch, chi tiêu của người tiêu dùng cho hàng hóa vẫn ở mức cao.
Tăng trưởng bán lẻ bùng nổ được phản ánh qua khối lượng nhập khẩu kỷ lục đang có ít dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, khối lượng nhập khẩu container của Mỹ trong tháng 2/2022 tăng 12% so với tháng 1/2021 và 38% so với tháng 2/2020. Con số này tiếp tục gây căng thẳng lên chuỗi cung ứng và hoạt động logistics toàn cầu.
Dù xung đột Nga – Ukraine hay lạm phát gia tăng, nhu cầu chi tiêu vào hàng hóa của người tiêu dùng vẫn cao khiến các nhà nhập khẩu và cung cấp dịch vụ logistics không thấy giảm áp lực.
-
Mất cân đối trong chi phí
Cơ sở hạ tầng logistics hiện tại không theo kịp nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tạo ra sự suy giảm năng lực nghiêm trọng tại các cảng và toàn tuyến phân phối chặng cuối. Đồng thời, tình trạng thiếu lao động cũng khiến các nhà nhập khẩu và đơn vị logistics mất cân bằng trong việc tiết kiệm chi phí và vận chuyển hiệu quả.
Ngoài ra, khả năng lưu thông hàng hóa bị cản trở do container đường biển đang thiếu hụt. Để giải quyết những hạn chế về năng lực và chi phí vận tải leo thang, chuỗi cung ứng phải hoạt động năng suất và hiệu quả hơn dựa trên các nguồn lực sẵn có. Các doanh nghiệp logistics cũng cần tăng khả năng theo dõi hoạt động đối với tài sản để tối đa hóa việc sử dụng, cân bằng lại vị trí theo thời gian. Việc tối ưu hóa rất quan trọng để giảm thiểu việc kho hàng hoạt động thiếu hiệu quả cũng như vận chuyển năng suất hơn.
-
Thiếu lao động
Sự thiếu hụt lao động trong ngành logistics là mối lo ngại ngày càng tăng. Hiện, nhiều người trẻ đang thất nghiệp, mất việc làm do đại dịch. Vì vậy, các công ty logistics nhận ra phải giảm bớt sự phụ thuộc vào lao động chân tay và tập trung nguồn lực vào công việc có giá trị cao hơn nhằm cải thiện hiệu suất tài chính, trải nghiệm của khách hàng. Trong đó, tự động hóa các quy trình thủ công và tối ưu hóa nguồn lực hiện có bằng công nghệ tốt nhất là giải pháp hiệu quả.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu tài xế tiếp tục ảnh hưởng đến năng lực vận tải đường bộ, gây gián đoạn luồng hàng hóa. Theo Hiệp hội Vận tải đường bộ Mỹ, tình trạng thiếu hụt lái xe hiện tại của Mỹ là 80.000 người, dự kiến thiếu hơn 160.000 lái xe vào năm 2030. Trong thập kỷ tới, ngành vận tải đường bộ sẽ cần gần một triệu lái xe mới để thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tài xế về hưu và các áp lực chuỗi cung ứng khác.
-
Tính bền vững
Với việc ngày càng nhiều quốc gia hướng người tiêu dùng và các doanh nghiệp hành động vì môi trường, chuỗi cung ứng và hoạt động logistics đang đóng vai trò hàng đầu trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Các công ty công nhận việc cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng luôn đi đôi với cải thiện môi trường. Đồng thời, giảm khí CO2 là cơ hội tiết kiệm và cải tiến toàn diện: hoạt động, chi phí, thời gian, tài nguyên và môi trường.
-
Xung đột địa chính trị ảnh hưởng chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh các cuộc xung đột đang diễn ra, các công ty logistics phải đưa ra chiến lược và áp dụng công nghệ để vượt qua, đồng thời, giảm thiểu tác động của các xung đột trong tương lai bằng cách xây dựng các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng phải bao gồm khả năng chống lại các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vận hành chuỗi cung ứng.
Với các lệnh trừng phạt giữa các quốc gia, nhiều đơn vị vận chuyển đang đối mặt thách thức lớn trong quan hệ đối tác thương mại. Họ phải sàng lọc đối tác tuân thủ quy định xuất khẩu để đơn giản hóa hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các công ty cũng cần tìm nguồn cung ứng thay thế để giảm thiểu rủi ro.
Xung đột chính trị Nga – Ukraine ảnh hưởng đến logistics toàn cầu 2022
Bạn có thể tham khảo thêm về
- Logistic Việt Nam 2022 tại đây
- Logistic và những vấn đề cơ bản
- Định hướng phát triển chuỗi cung ứng Việt Nam sau đại dịch Covid-19
- Những lợi thế mới của logistics trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu năm 2022
Sinh viên thực hiện
Hoàng Quốc Đại – 19051434
Lớp: QH 2019E QTKD CLC2
bài viết hay và bổ ích quá. rất tuyệt vời
Quá hay bạn ơi