XUNG ĐỘT NGA – UKRAINE 2022: NGA BỊ CẤM VẬN NHƯNG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI BỊ CHAO ĐẢO?

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến cục diện nền kinh tế thế giới và thay đổi một cách cơ bản trật tự an ninh châu Âu trong 3 thập kỷ qua, sau khi Liên Xô sụp đổ. Quan trọng không kém là một loạt biện pháp cấm vận cùng lúc trong nhiều lĩnh vực và chặt chẽ nhất từ trước tới nay mà Mỹ, châu Âu và một số nước khác đã ban hành để trừng phạt Nga. Các sự kiện này đã gây xáo trộn lớn trên thị trường tài chính, dầu khí và ngũ cốc thế giới; làm tăng lạm phát và giảm tăng trưởng kinh tế thế giới.

I. Xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận nhằm vào tổng thống Vladimir Putin

1. Xung đột Nga – Ukraine

Hơn 3 tháng đã trôi qua kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát. Một thỏa thuận ngừng bắn hay hòa bình vẫn còn xa vời khi các bên liên quan vẫn còn nhiều vấn đề căng thẳng chưa thể giải quyết.

Điều đáng lo ngại là tác động kinh tế quy mô toàn cầu của sự kiện này ngày một lớn, trong khi cuộc xung đột giữa hai nước nhiều khả năng sẽ còn kéo dài.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra vào thời điểm thế giới vừa trải qua hai năm điêu đứng vì COVID-19 và đang kỳ vọng vào giai đoạn phục hồi hậu đại dịch

Không chỉ tác động tới giá năng lượng, cuộc xung đột cũng đẩy giá nông sản tăng vọt và đe dọa chuỗi cung ứng nông nghiệp toàn cầu

Trên thực tế, Nga và Ukraine chiếm khoảng 25% lượng xuất khẩu lúa mỳ thế giới, 15% xuất khẩu ngô và gần như toàn bộ lượng xuất khẩu dầu hướng dương.

Điều này cho thấy cuộc xung đột có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng lương thực, đồng thời kéo theo những hệ lụy tiêu cực, gây bất ổn xã hội ngay cả ở những khu vực rất xa biên giới Nga và Ukraine.

2. Các lệnh cấm vận của thế giới nhằm vào Nga

Thiệt hại từ hơn 600 lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế Nga trong hơn 3 tháng qua khá rõ. Nga đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hoạt động toàn cầu của các ngân hàng nước này bị hạn chế.

Ngày 4/5, trong gói trừng phạt thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga nhằm đáp trả cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, khối này đề xuất giảm dần để tiến tới cấm vận dầu Nga, đồng thời trừng phạt ngân hàng lớn nhất của Nga. Theo đó, EU sẽ cắt giảm nhập dầu từ Nga trong vòng 6 tháng và đến cuối năm nay sẽ bắt đầu cấm vận dầu Nga.

Việc cấm vận dầu Nga được xem là một sự trừng phạt dễ kiểm soát hơn là cấm vận khí đốt Nga. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến nguồn cung dầu của thế giới càng thêm phần eo hẹp, đúng vào lúc Mỹ và châu Âu đương đầu với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ, cùng với sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng vì cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt và chiến sự làm tăng giá năng lượng, gián đoạn dòng chảy của dầu và khí đốt. Lo lắng về tình trạng thiếu hụt cũng đẩy giá một số loại ngũ cốc và kim loại lên cao, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chịu chi phí cao hơn. Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu lớn về lúa mì và ngô, cũng như kim loại thiết yếu, như: paladi, nhôm và niken, được sử dụng trong mọi ngành, từ điện thoại di động đến ô tô.

II. Ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận tới nền kinh tế thế giới

1. Lạm phát tiếp tục được chống lưng

Minh họa lạm phát tăng
Hình 1: Hình ảnh minh họa lạm phát tăng

Cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra vào thời điểm thế giới vừa trải qua hai năm điêu đứng vì những biến động kinh tế và đang kỳ vọng vào giai đoạn phục hồi.

Hầu hết mọi người cho rằng, tác động kinh tế của cuộc xung đột Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt được đưa ra sẽ làm tăng lạm phát, chủ yếu do giá năng lượng, kim loại và thực phẩm tăng cao. Giá nhôm đã tăng lên mức kỷ lục, vượt qua mức đỉnh năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các thương nhân lo ngại, các lệnh trừng phạt chống lại Nga và các biện pháp trả đũa từ Moscow có thể làm gián đoạn nguồn cung nhôm toàn cầu. Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm trên thế giới.

Việc cung cấp kim loại sử dụng nhiều năng lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng cao hơn và tình trạng thiếu điện có thể dẫn đến nhiều nhà máy phải đóng cửa. Jason Tuvey từ Capital Economics cho biết: “Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu mới là một rủi ro chính và ít nhất, giá các mặt hàng này có thể sẽ vẫn tăng cao trong một thời gian, kìm chân lạm phát toàn cầu cao hơn trong thời gian dài”.

Xung đột có nguy cơ làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch, làm phức tạp thêm các vấn đề đối với các nhà hoạch định chính sách, những người dự kiến ​​sẽ thắt chặt nguồn cung tiền để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao trong nhiều thập kỷ ở các nước như Mỹ và Đức ngay cả trước chiến tranh.

Sự không chắc chắn xung quanh sự phục hồi kinh tế cuối cùng có thể trì hoãn kế hoạch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, có nghĩa là các khoản thế chấp siêu rẻ và các khoản vay cá nhân có thể tồn tại lâu hơn một chút.

2. Giá năng lượng liên tục lập đỉnh

Giá năng lượng lập đỉnh ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới
Hình 2: Giá xăng dầu tăng cao kỷ lục

Theo báo trực tuyến Đức Dw.com (DW), các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đe dọa và đưa nền kinh tế Nga vào thế kẹt. Các biện pháp trừng phạt sẽ gây chấn động trên toàn thế giới, từ châu Phi đến châu Âu dưới hình thức lạm phát cao hơn và tình trạng thiếu lương thực. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã phát động một “cuộc chiến kinh tế” chống lại Nga, đề cập đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã khiến nước này bị cắt đứt khỏi thị trường tài chính quốc tế.

Cái gọi là chiến tranh kinh tế đã khiến Nga đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính với việc đồng rúp lao dốc xuống mức thấp kỷ lục so với đô la Mỹ. Tuy nhiên, không chỉ Nga cảm thấy sức ép của các lệnh trừng phạt của phương Tây, vốn được tung ra để đáp trả cuộc chiến của Tổng thống Nga V. Putin chống lại Ukraine. Các lệnh trừng phạt đang làm tổn thương các quốc gia khác, từ Ai Cập đến Đức, vốn phụ thuộc nhiều vào lúa mì và khí đốt tự nhiên của các bên tham chiến.

Giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt sau một đợt trừng phạt khác của phương Tây đối với Nga vào cuối tuần qua khi các thương nhân chuẩn bị cho sự gián đoạn nguồn cung từ Nga, một trong những nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới và Ukraine, quốc gia trung chuyển khí đốt chính của Nga.

Cho đến nay, các lệnh trừng phạt vẫn chưa nhắm trực tiếp vào lĩnh vực năng lượng, nhưng các thương nhân lo ngại rằng, Moscow có thể trả đũa bằng cách hạn chế xuất khẩu dầu và khí đốt và các lệnh trừng phạt của phương Tây cuối cùng có thể được mở rộng để gây tổn hại trực tiếp đến lĩnh vực năng lượng Nga, con ngỗng vàng của đất nước.

Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, cho biết: “Nguồn cung cấp năng lượng của Nga có rất nhiều rủi ro, do bị Nga giữ lại làm vũ khí hoặc bị loại khỏi thị trường do các lệnh trừng phạt”.

Theo AAA., giá xăng cao hơn khoảng một đô la so với một năm trước, với mức trung bình trên toàn quốc là 3,61 đô la/gallon. Giá năng lượng tăng gây khó khăn cho người tiêu dùng, mặc dù tốt cho các nhà sản xuất, kể cả ở Mỹ cũng vậy. Đối với Iran, quốc gia đã đóng cửa nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm, nhu cầu về dầu từ các nguồn khác có thể giúp các cuộc đàm phán dỡ bỏ các lệnh trừng phạt diễn ra suôn sẻ.

Về lâu dài, xung đột hiện tại có thể ảnh hưởng đến các quyết định ngân sách trong tương lai của một số nước. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đã tuyên bố rằng ông sẽ tăng chi tiêu quân sự lên 2% sản lượng kinh tế của nước này. “Các mảng kiến ​​tạo địa chính trị, các ưu tiên đang thay đổi và sẽ được tăng lên bằng ngân sách”, Olaf Scholz nhấn mạnh.

Đồng thời, việc đóng cửa các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT sẽ khiến việc mua dầu và khí đốt của Nga trở nên phiền phức hơn. Các ngân hàng châu Âu Societe Generale và Credit Suisse đã ngừng cấp vốn cho tất cả các mặt hàng từ Nga. Điều đó đang khiến nhiều người ở châu Âu lo lắng. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc cung cấp khí đốt có thể khiến người châu Âu không có đủ khí đốt để sưởi ấm và chịu các hóa đơn tiền điện cắt cổ, vì các tiện ích sẽ phải tranh giành nhiên liệu để tạo ra điện.

Nhà phân tích Jim Reid của Deutsche Bank nói với các khách hàng: “Cho đến nay, các lệnh trừng phạt dường như đang triệt tiêu năng lượng và do đó sự lan tỏa ít nghiêm trọng hơn có thể”.

3. Giá thực phẩm tăng vọt

 Cách đồng lúa mạch tại Ukraine
Hình 3: Cách đồng lúa mạch tại Ukraine

Cuộc khủng hoảng cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung cấp ngũ cốc như lúa mì, ngô và hạt có dầu. Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago đã tăng mạnh sau khi chạm mức cao nhất sau gần 14 năm vào thứ Sáu (25-2), trong khi giá ngô cũng đang giao dịch ở mức cao.

Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu, gần 1/5 lượng ngô thương mại và khoảng 80% lượng xuất khẩu dầu hướng dương. Cả hai đều là những nhà cung cấp lúa mì chính cho Trung Đông và Châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất của Nga. Các chuyên gia lo ngại rằng, các hoạt động quân sự của Nga sẽ làm tăng giá lương thực ở các nước như Libya, Yemen và Lebanon, làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở các nước này.

Xung đột đã làm gián đoạn xuất khẩu từ các cảng Biển Đen, nơi được sử dụng để vận chuyển ngũ cốc đến châu Á, châu Phi và Liên minh châu Âu. Hôm thứ Hai (28-2), Ai Cập đã buộc phải hủy bỏ một cuộc đấu thầu thu mua lúa mì, sau khi chỉ nhận được một vài lời đề nghị với giá rất cao.

4. Chi phí vận tải tăng cao

Hình ảnh bến cảng
Hình 4: Bến cảng vận chuyển

Glenn Koepke, Tổng giám đốc điều hành mạng lưới hợp tác tại Four Kites, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng ở Chicago, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy giá cước vận chuyển hàng hải và hàng không sẽ tăng vọt. Giá cước vận tải biển có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba, lên 30.000 USD/container từ 10.000 USD/container và chi phí vận tải hàng không dự kiến ​​sẽ còn tăng cao hơn.

Nga đã đóng cửa không phận đối với 36 quốc gia, điều đó có nghĩa là các máy bay vận tải sẽ phải chuyển hướng sang các tuyến đường vòng, khiến họ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn và có thể khuyến khích họ giảm kích thước tải trọng. “Chúng ta sẽ chứng kiến ​​tình trạng thiếu hụt sản phẩm nhiều hơn. Các công ty đang tăng cường sản lượng cho mùa hè và điều đó sẽ có tác động lớn đến chuỗi cung ứng”, Koepke nói thêm.

5. Thách thức vị trí độc tôn của đồng USD

Hình ảnh người đàn ông so sánh đồng UED và các loại tiền khác
Hình 5: Mối lo ngại đồng USD sẽ mất giá

Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, cả Trung Quốc và Nga đều đã phát triển các hệ thống thay thế SWIFT.

Dù vậy, SWIFT vẫn chưa có “đối thủ xứng tầm” trên toàn cầu. Hệ thống này vẫn được sử dụng cho khoảng 70% các giao dịch thanh toán trong nước Nga.

Song một yếu tố cần chú ý ở đây là quyết định loại Nga khỏi SWIFT của châu Âu và Mỹ có thể trở thành một tiền lệ, khiến những nước có quan hệ “nhạy cảm” với phương Tây cẩn trọng tìm cách đối phó trước.

Vì vậy, một loạt các cuộc thảo luận về việc mua bán dầu bằng đồng NDT đã xuất hiện và thách thức vị thế gần như độc tôn của đồng USD, bên cạnh các cuộc đàm phán về thương mại bằng đồng rupee-ruble (Ấn Độ-Nga) và nhân dân tệ-ruble (Trung Quốc-Nga).

Việc một số nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu giao dịch bằng đồng nội tệ của riêng họ có thể là một thách thức đối với đồng USD.

III. Dự báo cho nền kinh tế thế giới

Trước thực trạng của bức tranh kinh tế thế giới, những người bi quan tin rằng tình trạng gián đoạn kinh tế trong thời gian gần đây là điều không thể đảo ngược và cuộc khủng hoảng chỉ đẩy nhanh xu hướng phi toàn cầu hoá và phân mảnh, chia nhỏ nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, những người lạc quan lại cho rằng, mặc dù cuộc khủng hoảng đang gây xáo trộn đáng kể thị trường năng lượng, lương thực, thực phẩm toàn cầu, cũng như tài chính quốc tế, nhưng các hệ thống thương mại, đầu tư và tài chính toàn cầu hiện nay có khả năng tự điều chỉnh và sẽ phục hồi. Do đó, khả năng tự điều chỉnh có thể ngăn thế giới rơi vào một cuộc suy thoái khác mà có thể dẫn tới tình trạng thiếu lương thực thường xuyên hay việc đồng USD mất đi vai trò là đồng tiền chính trong dự trữ quốc tế.

Để khắc phục khủng hoảng kinh tế, giải pháp được cho là toàn diện hơn cả là Nga và Ukraine phải tiến hành đàm phán, chấm dứt xung đột và phương Tây xóa bỏ toàn bộ hay chí ít là một phần lệnh cấm vận, trừng phạt Nga, nhất là về năng lượng và lương thực. Bởi Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho châu Âu và đóng vai trò nhà cung cấp lúa mì lớn góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới.

Trong khi đó, những người lạc quan nhất cũng không thể tin tưởng và kỳ vọng vào viễn cảnh nói trên. Bức tranh kinh tế thế giới hồi phục chỉ hiện rõ khi cuộc xung đột quân sự qua đi, sắc màu lạc quan hay bi quan còn phụ thuộc vào ý chí và hành động của mọi quốc gia, nhất là mức độ thiện chí của quan hệ giữa những cường quốc trên thế giới.

Đọc thêm các bài viết có liên quan tại đây

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Đức

Mã lớp học phần: 212_INE3104 2      

Mã sinh viên: 20050800