XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ 3 VẤN ĐỀ CÁC DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Các doanh nghiệp càng trở nên quan tâm hơn bao giờ hết hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế khi mà các nền kinh tế đang ngày càng phát triển và sự toàn cầu hóa đang dần trở thành xu thế chung . Tuy nhiên, không phải bất doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu hết về các khía cạnh của hoạt động vẫn còn đang rất mới mẻ này. Vì vậy, bài viết này hy vọng sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về xúc tiến thương mại quốc tế mới nhất hiện nay.

I. Xúc tiến thương mại quốc tế là gì?

Để có thể hiểu hơn về xúc tiến thương mại quốc tế thì chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu xem xúc tiến thương mại là gì. Và những ảnh hưởng của nó đến các bên liên quan.

1. Xúc tiến thương mại là gì?

Trước khi tìm hiểu xúc tiến thương mại quốc tế là gì, thì chúng ta cần phải tìm hiểu xúc tiến thương mại là gì.

Theo Khoản 9, Điều 3 của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa rằng: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ cũng như hội chợ và triển lãm thương mại”.

Như vậy, theo cách hiểu trên thì xúc tiến thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện đề thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư của thương nhân đó đến với khách hàng tiềm năng.

Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế - Cơ Hội Phát Triển Kinh Tế Trên Toàn Cầu

 

2. Xúc tiến thương mại quốc tế là gì?

  • Dựa vào khái niệm của xúc tiến thương mại mà mọi người sẽ mọi người sẽ đẩy mạnh ra thị trường quốc tế. Vì thế mà xúc tiến thương mại quốc tế là những hoạt động của doanh nghiệp tại môi trường quốc tế.
  • Thay vì quảng cáo hình ảnh, sản phẩm cũng như các dịch vụ của công ty ở trong nước. Thì ngày nay hoạt động này còn được đẩy mạnh ra thế giới để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
  • Xúc tiến thương mại quốc tế là một hoạt động phát triển doanh nghiệp về mặt thương mại quốc tế. Qua đó thể hiện được sự năng động và sáng tạo của công ty mình. Ngoài ra để việc xúc tiến thương mại quốc tế hoạt động tốt còn cần sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ.
  •  Mục tiêu đầu tiên của xúc tiến là truyền tin cho thị trường về đặc tính sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi chương trình xúc tiến phải thường xuyên lặp lại để khách hàng trở nên hiểu biết và quen thuộc với các đặc trưng của sản phẩm/ dịch vụ
  • Mục tiêu lớn nhất của mọi nỗ lực xúc tiến là kích đẩy nhu cầu 1 chương trình sản phẩm và dịch vụ

II. Các hình thức xúc tiến thương mại quốc tế

Khi nhắc đến hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế thì rất nhiều người cho rằng hoạt động này chỉ chú trọng vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu xem xét theo góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế thì ngoài hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì xúc tiến thương mại quốc tế còn bao gồm các hình thức: xúc tiến nhập khẩu và xúc tiến đầu tư.

Xúc tiến thương mại, hiểu thế nào cho đúng?

1. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Hiện nay, khi mà thị trường trong nước đang dần bị thu hẹp lại vì nhu cầu sụt giảm, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp trong nước cũng như quốc tế thì không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới đều tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Bằng việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc  xác định thị trường trọng tâm từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra bên ngoài.

Xúc tiến xuất khẩu sẽ bao gồm các hoạt động chính như sau:

Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin về thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng, cụ thể và chính xác nhất;

Tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài. Tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;

Giới thiệu các sản phẩm truyền thống, nổi bật đến với đối tác  nước ngoài;

Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục xuất khẩu một cách đơn giản và nhanh chóng…

Ngoài ra, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài, hoạt động xúc tiến xuất khẩu hiện nay còn hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng chiến lược marketing thích hợp.

2. Hoạt động xúc tiến nhập khẩu

Xúc tiến nhập khẩu là các hoạt động tìm hiểu về các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà ở nước sở tại cũng như quốc gia xuất khẩu. Từ đó giúp cho các nhà nhập khẩu có thể so sánh, đối chiếu các sản phẩm và dịch vụ đang khan hiếm nguồn cung do các nhà cung cấp trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất mà không đáp ứng đủ các nhu cầu của người tiêu dùng với các nguồn cung nước ngoài khác.

Ví dụ như về chất lượng, giá thành, những điều kiện thương mại khác như bảo hiểm, vận chuyển, thanh toán… Giữa các nhà cung cấp khác nhau, thông qua đó tìm được đối tác uy tín và phù hợp. Việc thực hiện hoạt động xúc tiến nhập khẩu sẽ thúc đẩy lợi ích thương mại giữa các quốc gia với nhau, giúp cân bằng cán cân thanh toán và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong nước

3. Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là một hoạt động nhằm cung cấp các thông tin về các thị trường tiềm năng. Các đối tác, bạn hàng hoặc đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giải quyết các vấn để về thủ tục đầu tư, đặc điểm môi trường đầu tư…

Các thông tin công khai và trình bày một cách cụ thể giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận, từ đó thu hút được ngày càng nhiều hơn những nguồn vốn đầu tư vào nước sở tại. Hoặc cũng có thể là giúp đỡ các nhà đầu tư trong nước. Nếu có nhu cầu đầu tư ra thị trường quốc tế.

III. Vai trò của xúc tiến thương mại quốc tế

Bàn đạp” tăng tốc xuất khẩu năm 2021 từ xúc tiến thương mại số - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

  • Các hoạt động này nhằm thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế.
  • Đẩy mạnh trong quy trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  • Điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế mà ở cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bán hàng.
  • Cập nhật được tốt về những xu hướng cũng như công nghệ của các nước phát triển. Chẳng hạn như: công nghệ, các nguyên vật liệu hay các linh kiện điện tử,.. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc xuất khẩu hàng hóa.
  • Hỗ trợ nghiên cứu và khảo sát thị trường ở nhiều nước trên thế giới.
  • Việc quảng bá thương hiệu ra thị trường thế giới được trú trọng và đẩy mạnh phát triển. Nhằm hỗ trợ cho sự cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới.
  • Phát triển được nhiều mặt hàng đồng thời mang lại giá cao cho từng sản phẩm.
  • Quy trình xúc tiến được các mặt hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
  • Được hỗ trợ nghiên cứu và khảo sát thị trường ở nhiều nước trên thế giới.
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo với chất lượng lượng cao về kiến thức cũng như thực hành. Nhằm phục vụ tốt nhất cho việc kinh doanh được thành công hơn.
  • Đây cũng là một hoạt động marketing thích hợp trong việc hỗ trợ người tiêu dùng. Giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn trong sản phẩm cũng như các dịch vụ tương ứng.

VI. Những nội dung cần có trong việc xúc tiến thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp

Ảnh Hưởng Của Xúc Tiến Thương Mại Quốc Tế Đến Doanh Nghiệp

1. Tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp

Chủ yếu là các hoạt động trong việc tư vấn để khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề kinh doanh của các nước sở. Chắc hẳn rằng các nhà đầu tư sẽ có rất nhiều thắc mắc về nhiều lĩnh vực. Để họ có đủ tầm nhìn cho việc xúc tiến. Những lĩnh vực được quan tâm chủ yếu như: công nghệ, kinh doanh, kĩ thuật, các sản phẩm vốn có,…

Mục đích chính của việc tư vấn này chính là giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rõ hơn thị trường của các nước sở. Để từ đó mà việc xúc tiến thương mại trở nên hiệu quả hơn.

2. Giới thiệu doanh nghiệp

Có thể nói rằng đây là hoạt động nhằm tìm kiếm các mối quan hệ cũng như các bạn hàng cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc giao lưu với các doanh nghiệp để có thể nắm bắt kịp các xu hướng mới nhất. Tạo điều kiện thuận lợi để học hỏi cũng như khảo sát sơ lược về tình hình kinh doanh ở các nước khác.

3. Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp

Bằng việc tạo ra các hoạt động thương mại như triển lãm hay hội chợ. Giúp các doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với mọi người.

Cung cấp thông tin của các doanh nghiệp

Để có thể hoạt động tốt thì việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp phải được thường xuyên cập nhật. Với thời đại 4.0 như hiện nay thì việc đó rất đơn giản. Thông các các mạng xã hội, internet hay báo chí,..

Khảo sát và lấy ý kiến từ khách hàng

Từ việc điều tra, lấy ý kiến cũng như nguyện vọng của khách hàng mà chúng ta sẽ có những đề xuất thích hợp. Và trình lên Chính phủ hay cơ quan có thẩm quyền để được đưa ra giải pháp tốt nhất.

V. Kết luận

Trong thời đại kinh doanh hiện nay thì việc mà các thương nhân muốn là phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng phát triển cũng như mang lại hiệu suất tốt nhất. Vì thế mà các nhà đứng đầu phải đưa ra được những chính sách hoạt động thật sáng suốt. Không những thế mà việc xúc tiến thương mại quốc tế cũng là điều mà các vị lãnh đạo cần cân nhắc. Đây là một trong những kế hoạch mà bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển tốt đều cần phải áp dụng.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đủ thông tin cho nội dung bạn đang tìm kiếm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TẬM:

VIỆT NAM GIỮA VÒNG XOÁY CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG 2018

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ “5 MẤU CHỐT” VIỆT NAM CẦN QUAN TÂM

“4 CHIẾC BẪY” TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 

 

BÀI TẬP LỚN

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Võ Thục Anh

MSV : 20050049

Lớp: QH2020-E QTKD CLC 2

Mã học phần: INE 3104 2