Mách bạn 8 nguyên tắc “vàng” xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Chiến lược kinh doanh

Trong thời buổi kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả dường như đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, cửa hàng.

Làm sao để xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả? Làm thế nào để khách hàng mới biết đến sản phẩm, dịch vụ của mình nhiều hơn? Đây dường như là nỗi niềm trăn trở của bất kì ai khi buôn bán, kinh doanh nhất là đối với các đơn vị, thương hiệu mới hoạt động. Hiểu được điều đó bài viết dưới đây sẽ bật mí với bạn 8 nguyên tắc “vàng” xây dựng chiến lược kinh doanh cho người mới bắt đầu.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn phối hợp và điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu và những kỳ vọng mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó. Đây được coi như là một bản kế hoạch có quy mô tổng thể được phân bổ và sắp xếp theo một lộ trình.

nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh là thấu hiểu thị trường
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Bản kế hoạch này bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động trong xuyên suốt quá trình phát triển doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh có hệ thống bài bản, sắp xếp hợp lý, chu toàn là điều kiện để doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ và mang về nguồn lợi nhuận cao nhất.

Chiến lược kinh doanh trang bị cho lãnh đạo cao nhất một khuôn khổ tích hợp, để phát hiện, phân tích và khai thác các cơ hội có lợi, nhận biết và đối mặt với các mối đe dọa tiềm tàng, sử dụng tối ưu các nguồn lực và điểm mạnh, để đối trọng với điểm yếu. Xây dựng chiến lược kinh doanh được xem là xương sống của doanh nghiệp vì nó là lộ trình dẫn đến các mục tiêu mong muốn. Bất kỳ một sai sót nào trong lộ trình này đều có thể khiến doanh nghiệp bị mất vị thế trong đám đông đối thủ cạnh tranh áp đảo.

>> Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Tầm quan trọng của một chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, tầm quan trọng của nó bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp có thể vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, bên cạnh đó đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng.
  • Nắm bắt được các cơ hội đầy đủ và các nguy cơ đối phó với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Chiến lược kinh doanh giúp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh.
  • Khai thác và quản lý các nguồn lực nhân sự, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.
  • Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được lợi ích cá nhân và lợi ích chung nhằm hướng tới một mục đích chung.

Nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần nắm vững 8 nguyên tắc cốt lõi sau đây:

Thấu hiểu thị trường

Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai. Thấu hiểu mọi ngóc ngách về thị trường sẽ hình thành tư duy chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.

Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.

xác định khách hàng trong kinh doanh
Xác định đúng khách hàng mục tiêu

Cạnh tranh để khác biệt

Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.

Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại trong kinh doanh, việc 2 hay nhiều doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình. Hãy tạo ra ra mình những chiến lược kinh doanh mới, tránh và hạn chế lặp lại bước đi của các đối thủ. Bởi tiếp cận những giá trị khác biệt sẽ mang đến cho bạn thành công.

Cạnh tranh vì lợi nhuận

Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong nền kinh tế thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra. Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.

Bạn cần phải chấp nhận và phải biết cách tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tăng lợi nhuận và vị thế của mình trên thương trường.

Lợi nhuận trong kinh doanh
Cạnh tranh vì lợi nhuận

Thay đổi để phù hợp

Thế giới luôn vận động và thay đổi, môi trường kinh doanh còn thay đổi nhanh hơn. Doanh nhân phải chuẩn bị và chấp nhận thay đổi và sửa đổi các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược cho phù hợp. Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Điều này sẽ khiến cho công ty của bạn không có bước tiến và dễ khiến cho các đối thủ khác vượt mặt.

Hơn thế nữa việc thay đổi sản phẩm của mình cũng chính là giải pháp giúp các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình. Sự nhạy bén trong việc thay đổi trong chiến lược kinh doanh là cơ hội để doanh nghiệp phát triển phù hợp với các xu hướng mới.

Học cách nói không

Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối. Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.

Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.

Thiết lập tư duy có hệ thống

Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..

Cách xây dựng chiến lược kinh doanh tối ưu

Để giúp bạn vạch ra hướng đi đúng đắn, dưới đây chia sẻ tới bạn 4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp:

Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn

Đây được coi là một trong những bước quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Khi thiết lập mục tiêu, bạn cần có cách hoạch định cụ thể để đạt được những mục tiêu ấy.

Có một sai lầm phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ là không lập mục tiêu. Họ có đủ lý do để biện minh như: “nhỏ mà cần gì mục tiêu”, “lo sống đã khó”.Một một mục tiêu tốt giống kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp rút ngắn đường đến thành công.

mô hình smart
Mô hình SMART

Nguyên tắc SMART gồm 5 thành tố sau đây:

S = Specific: mục tiêu phải xác định rõ ràng, cụ thể

M = Measurable: phải đo lường được

A = Attainable: mục tiêu cần thách thức nhưng phải đạt được. Tức là khi xác lập mục tiêu cần lưu ý đến các yếu tố  như: nguồn lực của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của đối thủ …

R = Relevant: mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có kết quả thực tế chứ ko phải thể hiện bằng số hoạt động

T = Time bound: có mốc thời gian đạt được.

Bước 2: Phân tích thị trường

Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phân tích thị trường, hiểu các đối thủ cạnh tranh và vị thế của mình trên nền kinh tế thị trường. Thông qua sự phân tích, bạn sẽ có cái nhìn bao quát và vượt qua định hướng kinh doanh ngoài tầm với của doanh nghiệp để tránh rủi ro. Phân tích SWOT có thể giúp bạn trong việc này.

phân tích swot
Phân tích SWOT

SWOT là từ đại diện cho:

S – strengths: thế mạnh của doanh nghiệp bạn là gì?

W – weaknesses: điểm yếu nào của doanh nghiệp có thể bị khai thác

O – opportunities: có các cơ hội nào trên thị trường có thể khai thác

T – threats: các mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng đến việc của bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung về phân tích SWOT Tại đây

Bước 3: Xây dựng chiến lược bán hàng

Một chiến lược bán hàng được xây dựng theo một hệ thống tuần tự, tỉ mỉ sẽ giúp bạn có được doanh số khả quan và dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng tới chính sản phẩm, dịch vụ để có thể cải thiện được hiệu quả bán hàng. Những yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm, giá thành, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm,.. Một chiến lược sản phẩm, dịch vụ tốt là khi nó trả lời được 3 câu hỏi chủ chốt sau:

  • Mục tiêu đạt được là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là những ai?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì và sử dụng để chiến thắng đối thủ như nào?
chiến lược bán hàng
Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả

Bước 4: Đánh giá, đo lường và tối ưu

Đây là bước cuối cùng trong hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, cũng là bước để xác định liệu những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Đây có thể xem giống như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung. Thông qua sự đo lường bạn có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp, đúng thời điểm, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều phần mềm giúp thống kê tự động những số liệu trên, giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và cập nhật chính xác. Qua đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp vào đúng thời điểm, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nội dung chiến lược kinh doanh.

Tạm kết

Để bắt đầu công việc kinh doanh tốt nhất thì ngay từ ban đầu doanh nghiệp cần phải lên cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng với định hướng và mục tiêu phát triển của mình. Hi vọng với bài viết trên, doanh nghiệp và các cửa hàng kinh doanh có thể xây dựng cho mình một chiến lược hiệu quả hơn trong tương lai.

Tham khảo thêm các bài viết về kinh doanh tại:

Netflix: Mô hình kinh doanh (Business Model) Canvas

Lợi ích kinh doanh thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2021

Kinh doanh sau dịch – 9 ý tưởng kinh doanh hiệu quả hậu Covid 19 thời kỳ 4.0

Và đừng quên theo dõi Clibme.com để không bỏ lỡ những thông tin giá trị khác.

Người thực hiện: Phạm Thị Minh Hiền

Mã sinh viên: 19051077

Bài tập lớn_INE3104 3

 

5 thoughts on “Mách bạn 8 nguyên tắc “vàng” xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Comments are closed.