Việt Nam gia nhập WTO: 5 Cơ hội và thách thức

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)?

1. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là gì?

WTO (World Trade Organization) là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất thế giới, có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là trong nền thương mại thế giới ngày nay. WTO ngày càng thu hút nhiều quốc gia khác nhau tham gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.

Việt Nam có cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO như thế nào?

WTO: Cơ hội và thách thức

2. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO? Hiện nay chúng ta đã tận dụng được cơ hội cũng như vượt qua được thử thách như thế nào?

2.1.  Cơ hội 

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc gia nhập thị trường thương mại toàn cầu Hành lang pháp lý là các hiệp định thương mại song phương và đa phương do các quy định của WTO và các thành viên WTO ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển trên thế giới.

Những lợi ích này có thể được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhưng chúng có thể được tóm tắt thành những lợi ích chính sau:

Thứ nhất, gia nhập WTO sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước ASEAN và các nước trên thế giới thông qua nền kinh tế mở và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Trong quan hệ thương mại kiểu này, nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, hàm lượng công nghệ cao, có thế mạnh về chế biến hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại quốc tế, các nước chưa thiết lập được các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các đối tác của mình, đặc biệt là ở các thị trường lớn như thị trường thương mại quốc tế vẫn còn nhiều bất lợi.

Bước chuyển mình của kinh tế Việt Nam sau hơn một thập kỷ gia nhập WTO

Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thứ hai, tham gia WTO sẽ nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu, tiếp thụ và vận dụng cho chiến lược phát triển.

Thành viên WTO có những quốc gia là những nền kinh tế hàng đầu với công nghệ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển ở trình độ cao. Khi gia nhập WTO, chúng ta có thể tiếp nhận công nghệ mới, tiếp thu và ứng dụng chúng vào sản xuất, vận hành và quản lý, rút ​​ngắn khoảng cách giữa các thành viên WTO; đồng thời thu được nguồn nhân lực và vật lực lớn, từ các quốc gia này.

Thứ ba, WTO có các chính sách đặc biệt hỗ trợ các nước đang phát triển

Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng để giải quyết các vấn đề trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng thương mại quốc tế cho các nước đang phát triển bằng cách gia nhập các thị trường lớn như dệt, may, dịch vụ Thị trường tạo cơ hội ; các thành viên WTO được yêu cầu bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển nếu các nước này áp dụng chính sách bảo hộ đối với sản xuất trong nước hoặc áp dụng các chính sách đối ngoại như chống bán phá giá và các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.

Thứ tư, gia nhập WTO giúp cho vị thế của Việt Nam được nâng tầm cao hơn

Trong các mối quan hệ quốc tế trong việc hoạch định các chính sách thương mại toàn cầu hiện nay. Từ đó, mang đến cho Việt Nam cơ hội để thiết lập về trật tự công bằng nền kinh tế, hợp lý hơn và có điều kiện tốt hơn để bảo vệ, đảm bảo lợi ích của đất nước cũng như các doanh nghiệp trong nước.

Nhìn lại 5 năm gia nhập WTO: Bài học đàm phán - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Cơ hội cho Việt Nam khi gia nhập WTO là gì

Thứ năm, gia nhập WTO sẽ giúp cải thiện mức sống của người dân.

Với việc mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, Việt Nam sẽ trở thành một phần của thị trường toàn cầu sau khi gia nhập WTO. Dòng hàng hóa sẽ luân chuyển qua thị trường Việt Nam và tất cả các thị trường khác. Hàng hóa từ các nước sẽ vào thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước muốn đủ sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, ứng dụng công nghệ mới …

Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi, vì cùng một mức thu nhập thì họ có sản phẩm tốt hơn. . Nhiều lựa chọn hơn để sử dụng và tất nhiên là mức sống được cải thiện. Thị trường ô tô là một ví dụ điển hình. Khi bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào thuế quan và các giải pháp cấm nhập khẩu, giá ô tô trong nước rất cao, gấp 2-3 lần so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới.

Cơ hội của Việt Nam khi tham gia WTO là rất nhiều, tuy nhiên bên cạnh cơ hội thì cũng tồn tại cả thách thức mà Việt Nam cần phải đối mặt với nó. Vậy thì những thách thức đó là gì? Hãy cũng tìm hiểu ở phần dưới đây!

Tìm hiểu thêm: AFTA là gì? Các thông tin về AFTA, cơ hội thách thức cho Việt Nam?

2.2. Thách thức

Vậy thì bên cạnh những cơ hội trên, gia nhập WTO khiến Việt Nam phải đối mặt với những thách thức gì?

Đầu tiên, thách thức to lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh còn chưa cao.

Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

Ở nhiều doanh nghiệp, tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hóa và dịch vụ.

  • Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học – kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường.
  • Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Ðiều này c thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Ðây là một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững

Phân tích quan hệ Việt Nam - Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)Thách thức to lớn nhất: khả năng cạnh tranh chưa cao

Thứ hai, thách thức đối với nước ta khi gia nhập WTO là phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký từ những hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thời tuân thủ triệt để quy chế WTO.

Trong Thoả thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp WTO có nhiều quy định mà các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sử dụng của WTO tức là phải mở cửa thị trường, chịu các nhượng bộ về thuế, về cam kết trợ cấp nông nghiệp và thương mại dịch vụ và các nhượng bộ khác.

Tất nhiên, những nhượng bộ này sẽ được đàm phán theo nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.

Thứ ba, khi xảy ra tranh chấp với các nước thành viên của WTO, nhất là các nước phát triển, nhìn chung chúng ta ở vị trí yếu thế hơn.

Vì chúng ta chưa có đủ đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế. Ví dụ trong vụ kiện cá tra, cá ba sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài đội ngũ chuyên gia pháp lý của Việt Nam, chúng ta còn phải mời thêm các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm để tham gia giải quyết vụ việc và phải chi phí tài chính không nhỏ cho các chuyên gia này.

Hơn nữa, tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại quốc tế chiếm rất ít, vì vậy khả năng trả đũa của chúng ta trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại với một nước phát triển lớn là hạn chế. Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều.

Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.

Thứ tư, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên do hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

Sự biến động của nền kinh tế các nước sẽ làm cho nền kinh tế trong nước đó có những biến động theo, do đó đòi hỏi phải xây dựng một chính sách vĩ mô thực sự đúng đắn, hợp lý, hiệu quả. Đưa được đội ngũ có năng lực trong việc phân tích tình hình, dự báo để có một cơ chế quản lý hiệu quả, tích cực.

Thứ năm, gia nhập WTO đặt ra cho Việt Nam các vấn đề mới cho Việt Nam

Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại lối sống thực dụng và chạy theo sức mạnh của đồng tiền.

Kết luận

Việt Nam không tận dụng được cơ hội WTO? - VietNamNet

Như vậy, việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam không ít những cơ hội để hội nhập thương mại thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải đối mặt với những thách thức xảy đến. Do đó, cần phải có những đề xuất chính sách phù hợp với những thử thách trên để có thể vươn xa hơn trong thương mại quốc tế.

Tham khảo thêm các bài viết về kinh tế

https://clibme.com/cong-dong-kinh-te-asean-7-co-hoi-thach-thuc-viet-nam/

https://clibme.com/vai-tro-cua-viet-nam-trong-apec/

https://clibme.com/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cohoi-va-thachthuc-doi-voi-vn/

Người viết: Phạm Phan Hà Phương

MSV: 19051193

INE3104 6_BÀI TẬP LỚN

3 thoughts on “Việt Nam gia nhập WTO: 5 Cơ hội và thách thức

Comments are closed.