Bạn có biết top 5 dự án FDI có vốn đầu tư “khủng” nhất Việt Nam 2020 là gì không?

Bạn có biết 5 dự án FDI có vốn đầu tư “khủng” nhất vào Việt Nam 2020 là gì không?

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển. Thông qua đầu tư FDI mà nền kinh tế có thể nâng cao được tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo ra nhiều giá trị gia tăng và thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang tăng trưởng qua từng năm với rất nhiều dự án mới vào nhiều lĩnh vực của nước ta như công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, bất động sản,…, góp phần nâng cao hình ảnh đất nước, và đóng góp vào các chỉ tiêu quốc gia như GDP, GNP,… 

Một nền kinh tế phát triển toàn diện là nền kinh tế không chỉ đến từ đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp trong nước mà còn đến từ những doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và đặc biệt chính là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính những yếu tố này sẽ góp phần là tiền đề cho sự phát triển của một nền kinh tế đất nước vững mạnh.

Nhận thức được vấn đề, cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, ngày 29/12/1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), đánh dấu bước ngoặt trong thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Từ thời điểm đó đến nay, khu vực có vốn FDI ngày càng đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Vậy FDI là gì? Thế nào là đầu tư trực tiếp nước ngoài?

Khái niệm FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Đối với Tổ chức Thương mại Thế giới thì FDI được hiểu là hoạt động kinh doanh hoặc mua tài sản kinh doanh ở nước ngoài của một chủ đầu tư nào đó bao gồm cả việc nắm giữ quyền sở hữu và kiểm soát lợi ích của một công ty nước ngoài.

Lợi ích của thu hút FDI

Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp.

Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2020

Các nhà đầu tư nước ngoài đã dùng tiền để rót vốn vào 19 ngành cho các dự án FDI của Việt Nam, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là hai lĩnh vực thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đã bỏ ra số vốn lên đến 19,05 tỷ USD và chiếm 57% tổng số vốn đăng ký.

Xếp tại vị trí thứ hai là hoạt động kinh doanh bất động sản với số vốn được rót vào là 5,68 tỷ USD, chiếm 17%

Theo sau đó là vị trí thứ ba thuộc về ngành lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 2,27 tỷ USD được rót vào và chiếm 7% tổng sống vốn đăng ký.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến thời điểm ngày 20/11/2020, tổng số vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt đến 26,43 tỷ USD. Con số này đã bằng 83,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn vốn thực hiện các dự án FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt con số 17,2 tỷ USD và bằng với 97,6% so với cùng thời kỳ vào năm 2019.

Tổng kết năm 2020, có 2.523 dự án FDI mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 14,65 tỷ USD. Trong đó có 5 dự án FDI lớn nhất, chiếm tới 42% tổng vốn đăng ký.

Vậy trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế bị gián đoạn vì phải đóng cửa biên giới, đóng cửa hàng không, kéo theo hoạt động sản xuất cũng bị đình trệ, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Việt Nam đã nỗ lực hết mình để phòng chống dịch bệnh không lây lan trong cộng đồng, vừa đảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra ổn định và phát triển.

Vì thế, mà trong năm vừa qua, tình hình các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có những dự án có vốn đầu tư lên đến hơn tỷ USD và quy mô vô cùng lớn. Chúng ta cùng tìm hiểu 5 dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam 2020 nhé!

5 dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam năm 2020

Dự án FDI nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu

dự án FDI nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG

Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu là dự án có vốn đầu tư FDI lớn nhất nước ta trong năm vừa qua, nhà đầu tư là Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore).

Đây là dự án trọng điểm có quy mô vô cùng lớn của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, và Việt Nam nói chung. Mục tiêu của dự án này là sản xuất điện từ khí LNG, bao gồm nhập khẩu, lưu trữ LNG và để cung cấp nhiên liệu cho Nhà máy điện LNG tại tỉnh Bạc Liêu.

Tổng mức đầu tư (dự kiến) là 93.600 tỷ đồng, tương đương khoảng 4 tỷ USD. Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay chiếm tối đa 85%, dự án trở thành dự án đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước tới nay.

Dự án tích hợp tổng thể sẽ bao gồm 3 công trình chính như sau:

  • Đầu tiên là nhà máy điện có tổng công suất thiết kế 3.200 MW, trên diện tích đất 40 ha.
  • Tiếp đến là trạm tiếp nhận và lưu trữ nhiên liệu có diện tích nổi FSU, hoặc trạm lưu trữ và tái hóa khí nổi FSRU (khoảng 100 ha mặt biển) có công suất lưu trữ từ 150.000 đến 174.000 mét khối khí tự nhiên hóa lỏng LNG;
  • Cuối cùng, trạm tái hóa khí và 35km đường ống dẫn khí áp suất cao.

Đây được nhận định là dự án FDI lớn nhất nước ta trong những tháng đầu năm 2020, và cũng là dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài tại Đồng bằng sông Cửu Long tính đến thời điểm này với tổng vốn đăng ký lên đến 4 tỷ USD.

Dự án FDI Tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (Bà Rịa – Vũng Tàu)

dự án FDI tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam

Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN) đầu tư trên diện tích khoảng 464ha và 194ha mặt nước cho cảng biển với tổng vốn đầu tư khoảng 3,77 tỷ USD, dự kiến tăng tổng vốn đầu tư lên 5,4 tỷ USD.

Cuối cùng, đến tháng 6/2018, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã trở thành dự án 100% vốn đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan, sau khi Tập đoàn SCG ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trong Dự án, tăng vốn sở hữu của SCG từ 71% lên 100%..

Thời gian thi công dự án là 5 năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022. Dự án sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng.

Vào những tháng đầu năm 2020, dự án FDI này đã được phép điều chỉnh tăng vốn đầu tư lên 1,386 tỷ (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020) và trở thành một trong những dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Dự án FDI Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội)

dự án FDI khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây

Dự án FDI khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây là khu đô thị do công ty TNHH phát triển T.H.T làm chủ đầu tư với 100% vốn Hàn Quốc. Đơn vị thiết kế là Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cùng với đại diện các công ty tư vấn về kiến trúc, xây dựng của Hàn Quốc.

Dự án do tổ hợp 5 công ty xây dựng của Hàn Quốc thực hiện, gồm: Công ty Daewoo Engineer & Construction Co.,Ltd, Daewon Co.,Ltd, Dong IL Highvill Co.,Ltd, Keangnam Enterprises, Ltd và Kolon Engineering&Construction Co., Ltd.

Dự án có số vốn đầu tư 314.125.000 USD, tổng diện tích là 207,66 ha, nằm tại khu vực Tây Hồ Tây trên địa giới hành chính của phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).

Khu đô thị mới Tây Hồ Tây sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, gồm: Khu thương mại quốc tế (có Trung tâm truyền thông kỹ thuật số…), khu thương mại (khu vực mua sắm, giải trí, văn phòng…), khu ven hồ (gồm các hoạt động du lịch, trung tâm tin học, khách sạn, văn phòng), khu dân cư và vành đai xanh (biệt thự, nhà chung cư cao tầng…).

Trong quý II/2020, dự án FDI được đầu tư vốn từ Hàn Quốc này đã chính thức tăng vốn đầu tư thêm hơn 774 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 29/6/2020).

Dự án FDI Pegatron Vietnam (Hải Phòng)

dự án FDI Pegatron Việt Nam

Nhà đầu tư đến từ Đài Loan có kế hoạch đầu tư tới 1 tỷ USD cho dự án FDI Pegatron tại Việt Nam và địa điểm được lựa chọn để xây dựng là Hải Phòng.

Pegatron đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khoản vốn đầu tiên của mình tại Hải Phòng vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, vào thời gian đầu, dự án FDI chỉ có tổng vốn đầu tư khoảng 19 triệu USD. Hiện nay, Pegatron đang bắt đầu làm thủ tục đầu tư cho dự án thứ hai, với tổng vốn đầu tư khoảng 481 triệu USD.

Dự án dự kiến được xây dựng tại KCN Deep C (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải) để sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch).

Khi đi vào hoạt động, dự án FDI dự kiến tạo việc làm cho  22.500 lao động trực tiếp và đóng góp vào nguồn thu ngân sách khoảng 100 tỷ đồng/năm. Sản phẩm của nhà máy sẽ cung cấp cho Microsoft, Sony, Lenovo, Apple.

Dự án FDI Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Tây Ninh) 

dự án FDI nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu

Lễ khởi công dự án FDI sản xuất lốp xe Radian Jinyu “Nhà máy sản xuất lốp xe TBR 2.000.000 sản phẩm/năm” đã diễn ra sáng ngày 18/7/2020 tại Khu CN Phước Đông, Tây Ninh. Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện chủ đầu tư và đơn vị Tư vấn Giám sát. 

JINYU TIRE là tập đoàn sản xuất lốp xe Trung Quốc, đạt danh hiệu top 75 trên Thế giới. Các sản phẩm của JINYU được phân phối rộng khắp Trung Quốc và hơn 100 quốc gia trên thế giới. Nhà máy sản xuất lốp xe TBR JINYU TIRE được quyết định đầu tư tại Việt Nam với công suất dự kiến 2.000.000 sản phẩm/năm. Dự án có tổng mức vốn đầu tư lên đến hơn 400 triệu USD, và là một trong những dự án FDI lớn đổ bộ vào Việt Nam đầu năm 2020.

Kết luận

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Thông qua các dự án FDI mà có thể nâng cao được tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

FDI vừa là thách thức nhưng cũng là động lực để giúp các doanh nghiệp trong nước đổi mới, cải tiến về chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu thị yếu của khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng học hỏi thêm được những kinh nghiệm vô cùng quý giá về bài toán lợi nhuận từ các doanh nghiệp nước ngoài. 

Bên cạnh những thành tích ghi nhận trực tiếp về mặt số liệu, thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn có tác động lan tỏa khi dòng vốn FDI kéo theo sự thay đổi như: Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nước ta.

Trong năm 2020, tuy phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động kinh doanh, sản xuất phải ngừng hoạt động, nền kinh tế cũng bị đình trệ, nhưng nhìn chung tình hình đầu tư qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có nhiều diễn biến khả quan, tích cực với nhiều dự án FDI có quy mô vô cùng lớn.

Mời các bạn cùng đón xem những thông tin cập nhật về tình hình thu hút FDI cũng như các dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian qua nhé.(Chi tiết tại đây.)