Trong những năm trở lại đây “startup” hay “khởi nghiệp” đang trở thành một khái niệm “hot” tại Việt Nam. Người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp, thậm chí một trong những chương trình quốc gia quan trọng nhất từ nay đến năm 2020 cũng là “quốc gia khởi nghiệp”. Vậy là sinh viên bạn cũng ấp ủ cho mình một ý tưởng khởi nghiệp? sau đây là 5 yếu tố cốt lõi cần sở hữu trên hành trình khởi nghiệp.
Nội dung bài viết
1.Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
Môi trường đại học chính là thời điểm bùng nổ những ý tưởng sáng tạo của các bạn sinh viên. Vượt qua được những tư duy cũ , tư duy an toàn thay đổi bản thân để nắm bắt được những cơ hội mới. Tuy nhiên không phải những ý tưởng mới nào cũng phù hợp trong quá trình khởi nghiệp? Liệu bạn đã từng nghĩ tới số vốn bạn cần bỏ ra để ý tưởng đó thành công ? Có rất nhiều cô hỏi và vô số những trăn trở trước khi bạn có ý định khởi nghiệp khi còn là sinh viên. Vì vậy kỹ năng đầu tiên mà bạn cần phải sở hữu đồ chính là kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng. Các bạn có thể rèn luyện khả năng nhìn nhận thị trường qua việc học tập tốt kiến thức trường lớp, siêng năng tự học tự đọc thêm, lập nhóm cùng bàn luận… Tuy nhiên chỉ vậy thì khó mà tiếp cận được gần với thực tế. Thế nên sinh viên cũng có thể tìm kiếm việc làm thêm tại các startup, hoặc tham gia các cuộc thi chuyên môn hoặc về khởi nghiệp để trực tiếp tiếp xúc với thực tế và học hỏi từ những người trong ngành.
2. Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng
Các bạn sinh viên cần rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo ờ trong đại học bằng cách tham gia sôi nổi các hoạt động trên lớp, chủ động đăng ký và tham gia các câu lạc bộ và dự án các dự án tình nguyện mà trường xây dựng cho sinh viên. Bởi khi bắt đầu trở thành một doanh nghiệp muốn thành công chúng ta cần phải có một người lãnh đạo tài ba. Đặc biệt là khi bạn bắt đầu một dự án mới , một công ty mới bạn thật sự cần những người giúp đỡ, hỗ trợ và tin tưởng tuyệt đối vào những quyết định mà bạn đưa ra. Một người lãnh đạo thực thụ cần phải biết quan sát biết lắng nghe và phân phối công việc kịp thời cho các nhân viên trong công ty đồng thời cũng phải nhanh nhẹn để kịp thời thay đổi linh hoạt những chỗ còn thiếu sót cho công ty mới thành lập. Hành trình khởi nghiệp sẽ có vô vàn gian nan và khó khăn một số thời điểm nó sẽ khiến bạn và những người đồng hành trở nên lao đao tuy nhiên là một người lãnh đạo bạn hãy là một điểm tựa tinh thần và đồng thời luôn cổ vũ tinh thần cho mọi người để vượt qua khó khăn từ chính những thời điểm như vậy mọi người sẽ càng tôn trọng và sẽ luôn đi theo hỗ trợ bạn trên hành trình khởi nghiệp trong tương lai. Bạn cũng cần phải cho thấy sự chân thành, bằng những lý lẽ thuyết phục truyền cảm hứng thông qua những câu nói để mọi người thấy được những ý tưởng và sự chân thành của mình trong quá trình khởi nghiệp từ đó có thể thu hút và tìm ra được những nhân tài mới cho công ty
3. Kỹ năng xây dựng thương hiệu
Theo thống kê, số lượng Startup ở Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á và vượt qua con số 3000 vào năm 2017. Vậy làm thế nào để khiến thương hiệu của bạn trở nên nổi bật? Với bất cứ startup nào cũng cần tạo dựng thương hiệu, danh tiếng là vô cùng quan trọng. Đa số các startup đều gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, đặc biệt là các startup đi lên từ con số 0. Một phần do start up chưa có ý thức tập trung vào thương hiệu vì startup còn phải chật vật để tồn tại, một phần vì năng lực marketing yếu kém, thiếu nhân lực và tài chính.
Thương hiệu là linh hồn của startup, một sản phẩm, mà khi nhìn vào có thể hiểu startup đang đó theo đuổi mục tiêu gì, giá trị nào. Xây dựng thương hiệu nên bắt đầu từ gốc bên trong, không được nghĩ rằng làm thương hiệu nghĩa là tung tiền ra làm mình nổi tiếng. Nếu không có hình thái cụ thể cho startup như văn hóa, thương hiệu, cá tính, tính cách…, thì khi tiếp cận với khách hàng trong quá trình phát triển, sẽ khiến người tiêu dùng không hiểu sản phẩm là của ai. Quy trình không thể thiếu bao gồm: tên thương hiệu, thông điệp hấp dẫn, làm nổi bật được giá trị của của công ty; đầu tư vào logo, bộ nhận diện, những gì người ta nhìn thấy đầu tiên ở sản phẩm của bạn; duy trì và tăng độ nhận diện thương hiệu qua các hoạt động marketing và quảng cáo.
4. Kỹ năng quản lý tài chính
Như các bạn đã biết, để xây dựng môt kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp, bên cạnh những Kế hoạch về Marketing, kế hoạch về nhân sự phù hợp, kế hoạch phân phối – sản xuất… thì việc Lập kế hoạch Tài chính cho dự án là một điều rất quan trọng, nó giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi, tránh được rủi ro về mặt tài chính và mang lại lợi nhuận doanh thu cao. Sinh viên khởi nghiệp cần phải có một khả năng tài chính nhất định tùy theo ý tưởng, mô hình và mục tiêu khởi nghiệp. Và khi đã có điều đó rồi, việc quản lý nguồn tiền bạc cũng là một vấn đề hết sức đau đầu, nhất là khi công ty của bạn còn non trẻ và ngân sách thì không dư dả gì. Bạn cần hiểu quản lý dòng tiền là yếu tố tiên quyết, theo dõi và giám sát tất cả các chi tiêu, tiết kiệm chi phí cố định, hiểu các công cụ tài chính như báo cáo thu nhập, báo cáo tài chính và cách thức chúng được dùng để vận hành doanh nghiệp. Có rất nhiều công ty trung bình không hiểu cách thức tăng trưởng vốn hoạt động, vì vậy cần hiểu rõ về công cụ tài chính nào có thể giúp bạn phát triển công ty. Hiện nay có rất nhiều trường đại học, khoa học được lập ra để dạy về kỹ năng quản lý tài chính, cung cấp những kiến thức cần thiết và nền tảng về vấn đề này để bạn có thể tìm hiểu về kĩ năng và phát triển nó.
5. Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý rủi ro
Bắt đầu kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý một loạt các công việc như quản lý các nguồn lực, thiết kế web, xây dựng các thủ tục chính sách… Kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo bạn có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và hướng toàn hệ thống làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Tùy theo từng thời điểm phát triển, từ ý tưởng đến thực thi và vận hành mà bạn sẽ cần những kế hoạch khác nhau. Đồng thời, kinh doanh cũng là hoạt động đầy rủi ro, nên hãy chắc rằng bạn đã cố gắng dự trù được càng nhiều càng tốt những vấn đề có thể xảy ra và bình tĩnh xử lý chúng.
Bài viết tham khảo :
Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch
Kinh nghiệm quản lý tài chính khi khởi nghiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương
Mã sinh viên: 20050102
Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 1
Mã lớp học phần: INE3104 5