Review ngành kinh doanh quốc tế – 3 điều bạn cần biết về ngành Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là gì? * Kinh doanh quốc tế

Phần I: Chuyên nghành Kinh doanh quốc tế là gì ?

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các nước đã bùng nổ và trở nên rất phổ biến. Kinh doanh Quốc tế cũng trở thành một ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Vậy ngành Kinh doanh Quốc tế là gì?

1. Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế ( International Business ) – một cụm từ mới nghe qua là đủ thấy độ hấp dẫn của ngành học rồi!

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp và thế giới dần trở nên “phẳng”, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên cũng có không ít nghi ngại với chính ngành học này, nhiều người cho rằng việc học ngành Kinh doanh quốc tế giống như việc đọc bách khoa toàn thư, cái gì cũng học nhưng thiếu chuyên sâu. Điều này dẫn đến các thắc mắc về triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh doanh quốc tế.

Nhưng để hiểu kinh doanh quốc tế là gì, trước hết bạn hãy khám phá thêm về kinh doanh nhé!

Định nghĩa kinh doanh quốc tế * Kinh doanh quốc tế         Khái niệm Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh là một hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, là việc sản xuất và phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận. Còn quốc tế đề cập đến mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Từ đó, kinh doanh quốc tế có thể hiểu đơn giản là: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sản xuất và phân phối sản phẩm giữa các quốc gia với nhau, để từ đó tạo ra lợi nhuận cho các bên liên quan. Bên liên quan không chỉ là người bán và người mua, mà còn là tổ chức kinh tế giữa các quốc gia giao thương với nhau.

2. Học kinh doanh quốc tế là học gì?

Có thể bạn đang tự hỏi: Để một thương vụ mua bán giữa các quốc gia diễn ra thành công tốt đẹp thì ngành Kinh doanh quốc tế sẽ dạy bạn điều gì?

Kinh doanh quốc tế là một mảng nhỏ của kinh doanh, do đó không có gì bất ngờ khi bạn sẽ bắt đầu với những kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh. Bạn phải nắm được kiến thức về quản trị, quản lý nhân sự, mô hình kinh doanh, bối cảnh kinh tế, chuỗi cung ứng, marketing,…

Khi đã có được hiểu biết về kinh doanh, bạn sẽ chuyển sang khám phá sự phức tạp của kinh doanh giữa các quốc gia. Đây là thời điểm bạn được mở rộng kiến thức về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như: chính trị, địa lý, kinh tế, văn hóa, nhân học, trình độ công nghệ,…

Kiến thức của ngành * kinh doanh quốc tế
                                           Kinh doanh quốc tế học gì ?

Sau khi đã hiểu về thị trường và văn hóa, điều quan trọng hơn là bạn phải có kĩ năng mềm cần thiết và hiểu được phong cách làm việc của đối tác. Bạn được khám phá những tư duy và ý tưởng lớn, những chiến lược kinh tế thông minh,  những giải pháp kinh doanh toàn cầu.

Những kiến thức trên sẽ giúp bạn sẽ hiểu được tại sao chứng khoán Mỹ sụt giảm nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam. Bạn có thể giải thích được tại sao một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng như McDonald lại thất bại trước ẩm thực đường phố Việt Nam.

Nhìn chung, Kinh doanh quốc tế là một ngành rất rộng, không chỉ cung cấp cho người học hiểu biết về kinh doanh mà còn là kiến thức của nhiều lĩnh vực nhỏ như Tài chính, Logistics, Marketing,…

3. Chọn trường nào để học Kinh doanh quốc tế?

Nhìn chung, các trường khối ngành kinh tế đều có giảng dạy ngành Kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên để giúp các sĩ tử lựa chọn địa chỉ đào tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh nghề nghiệp, Clibme đã giúp bạn tổng hợp danh sách các đại học có thế mạnh về giảng dạy ngành học đầy tiềm năng này.

  1. Trường Đại học Ngoại thương ( FTU )

Xem thêm điểm chuẩn trường Đại học Ngoại Thương năm 2021.

  1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ( NEU )

Xem thêm điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2021.

  1. Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội ( UEB )

Xem thêm điểm chuẩn Đại học Kinh Tế – Đại học quốc gia Hà Nội năm 2021.

  1. Trường Đại học Kinh tế – Luật

Xem thêm điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế – Luật năm 2021.

5.  Đại học Tôn Đức Thắng

Xem thêm điểm chuẩn Đại học Tôn Đức Thắng năm 2021.

6.  Đại học Thương Mại

Xem thêm điểm chuẩn Đại học Thương mại năm 2021.

7.  Đại học RMIT Vietnam

Xem thêm review về Đại học RMIT.

 Bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Kinh doanh Quốc tế trên cả nước TẠI ĐÂY.

Phần II: Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Kinh doanh Quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế là ngành nghề mang nhiều triển vọng và cơ hội thăng tiến cao, vậy nên ngay từ khi bắt đầu quyết định theo đuổi thì các bạn cần phải cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng học kinh doanh quốc tế ở đâu để được đào tạo một cách tốt nhất. Sinh viên nên trang bị cho mình những tố chất cần thiết như sự nhạy bén, thích nhi với môi trường mới, khả năng sáng tạo và chịu được áp lực cao trong công việc,…

Tố chất người học * Kinh doanh quốc tế
                                Các tốt chất cần có khi học Kinh doanh quốc tế

Có trình độ chuyên môn ngoại ngữ

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập Quản trị kinh doanh quốc tế trở thành một trong những ngành hot và tiềm năng nhất các ngành trong tương lai. Vì vậy thành thạo ngoại ngữ là một trong những yếu tố bắt buộc khi theo học chuyên ngành này. Một số trường đại học hiện có chương trình đào tạo 100% rằng tiếng Anh nhằm giúp sinh viên tiếp thu kiến ​​thức về thương mại quốc tế cũng như tiếng Anh ngay từ năm thứ nhất.

Có đam mê kinh doanh

Các công ty quốc tế cần gì? Đó là phát triển đam mê kinh doanh để phát huy tối đa năng lực và gắn bó lâu dài với nghề. Từ đó bạn sẽ có cảm hứng để đẩy mạnh hơn trước những iến động thử thách của công việc và cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Một trong những yêu cầu thương mại quốc tế mà sinh viên không thể thiếu là kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là cơ sở để ạn xử lý nhanh chóng và hiệu quả các xung đột trong quá trình đàm phán với khách hàng và đối tác. Vì vậy bạn phải rèn luyện sự tinh tế linh hoạt học hỏi để tiếp thu những kiến ​​thức sâu rộng. Do đó việc trình bày vấn đề một cách rõ ràng mạch lạc và logic sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Bạn có thắc mắc các công ty quốc tế cần những phẩm chất gì không? Đó là tinh thần cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Bởi nhờ vào kết quả thu được các em sẽ biết được năng lực và kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân. Học sinh sẽ chủ động học tập bằng cách rainstorm với các ạn cùng lớp tìm ra giải pháp và có nhiều kiến ​​thức hay.

Sáng tạo tự tin quyết tâm

Sáng tạo là phẩm chất quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh mà ạn phải có nhiều ý tưởng để phát triển cho doanh nghiệp của mình. Bạn phải liên tục học hỏi và phản ánh để có thể sáng tạo. Ngoài ra giải quyết công việc với sự tự tin và quyết tâm là một yêu cầu cần thiết khi tham gia bất kỳ công việc nào.

Khả năng thu thập và xử lý thông tin

Yêu cầu của ngành thương mại quốc tế ở trình độ đại học ngày nay là khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Vì môi trường kinh doanh luôn thay đổi và đa dạng. Vì vậy những người hoạt động trong lĩnh vực này nên iết cách chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa ra những phương án đầu tư hợp tác tối ưu nhất.

Phần III: Cơ hội nghề nghiệp

1. Công việc dành cho Cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành Kinh doanh đang chuyển biển mạnh mẽ với những cơ hội xuất nhập khẩu mới. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh Quốc tế đang được săn đón hơn bao giờ hết.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như quản lý doanh nghiệp, marketing, nhân sự, logistics, chuỗi cung ứng,…

Đặc biệt, với những kiến thức và hiểu biết về luật kinh doanh quốc tế và đặc thù của những quốc gia khác, cử nhân Kinh doanh Quốc tế có nhiều cơ hội làm việc trong các tổ chức đa quốc gia và nước ngoài. Ngoài ra, đây cũng là một lợi thế khi bạn được cân nhắc điều chuyển hoặc thăng tiến trong các tổ chức có yếu tố nước ngoài.

2. Vị trí công việc

Với bằng Cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều lựa chọn nghề nghiệp tùy thuộc vào thế mạnh và sở thích bản thân như:

– Nhân viên Kinh doanh, Tư vấn Kinh doanh

– Quản lý vận hành, quản lý dự án (tại các công ty có nhu cầu mở rộng thị trường).

– Chuyên viên giao dịch quốc tế

– Chuyên viên đầu tư quốc tế

– Nhân viên trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu

– Nhân viên Marketing

– Chuyên viên Marketing quốc tế

3. Mức lương sau khi tốt nghiệp của Cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế là bao nhiêu?

lương ngành kinh doanh quốc tế* kinh doanh quốc tế
                                            Mức lương ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế hiện nay có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao, các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ là những ứng viên sáng giá cho các vị trí công việc trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài với mức lương hấp dẫn. Với mức lương từ 12 – 30 triệu tùy theo kinh nghiệm và khả năng của từng người, thậm chí mức thu nhập có thể cao hơn nữa nếu năng lực thực sự xuất sắc.

Nếu tính theo kinh nghiệm làm việc thì khởi điểm sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương từ 8 – 10 triệu đồng cho các vị trí công việc trợ lý, thực tập. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm từ 1 – 2 năm làm việc thì mức lương có thể tăng lên đến trên dưới 20 triệu đồng/ tháng. Với kinh nghiệm cao hơn thì có thể nhận được mức lương từ 20 – 40 triệu đồng/ tháng.

Ngoài ra, các bạn còn có thể hưởng thêm các khoản hoa hồng theo doanh số hay tiền thưởng doanh thu ngoài khoản tiền lương cơ bản nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Càng thăng tiến cao trong công việc thì mức thu nhập cũng sẽ càng được tăng cao.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm :

Các hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới

Đầu tư kinh doanh quốc tế Việt Nam 2022

Hiệp định EVFTA và 4 cơ hội, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Nhân lực Logistics – “thời thượng” trong xu thế hội nhập

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công Huy

Mã sinh viên: 19051486

Mã lớp học phần: INE3014 4

1 thoughts on “Review ngành kinh doanh quốc tế – 3 điều bạn cần biết về ngành Kinh doanh quốc tế

Comments are closed.