Quản trị nguồn nhân lực – Bí quyết thành công của doanh nghiệp 2023

Quản trị nguồn nhân lực- Bí quyết thành công của doanh nghiệp

 


Quản trị nguồn nhân lực – Bí quyết thành công của doanh nghiệp 2023

Trong thời đại cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực được coi là “chìa khóa” quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực (HRM) là một lĩnh vực chuyên môn nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để có thể quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tối ưu nhất để đem lại thành công cho doanh nghiệp bạn? Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được phương pháp quản trị nhân lực phù hợp cũng như muốn khám phá, học hỏi những bí quyết quản trị nhân lực chủ chốt mà doanh nghiệp bạn có thể áp dụng trong năm 2023, hãy cùng đón đọc và tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

1. Quản trị nguồn nhân lực là gì?

Quản trị nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management) là một lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức hoặc tổ chức cộng đồng, chịu trách nhiệm đối với việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là đảm bảo doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực - Chìa khóa thành công của doanh nghiệp 2023
Quản trị nguồn nhân lực – Chìa khóa thành công của doanh nghiệp 2023

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sau:

  • Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
  • Nâng cao năng suất lao động
  • Tạo ra môi trường làm việc tích cực, gắn bó
  • Phát triển nguồn nhân lực kế cận
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực

 

Chức năng của quản trị nguồn nhân lực ngày nay
Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các chức năng chính sau:

  • Hoạch định nguồn nhân lực
  • Tuyển dụng và thu hút nhân tài
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Đánh giá hiệu suất nhân viên
  • Quản lý tiền lương và phúc lợi
  • Quan hệ lao động

3.1. Hoạch định nguồn nhân lực

Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực là quy trình dự báo những yêu cầu về nguồn nhân lực trong tương lai của mỗi doanh nghiệp. Qua đó xác định cách thức dùng nguồn nhân lực hiện có để đáp ứng yêu cầu kể trên.

Hoạch định nguồn nhân lực cũng chính là quá trình lập kế hoạch một cách có hệ thống nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhân lực. Quá trình này cũng giúp đảm bảo sự phù hợp giữa lao động với công việc, tránh hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa nhân lực. Nội dung của hoạch định nguồn nhân lực bao gồm 4 bước sau đây:

  • Xác định nhu cầu nguồn nhân lực
  • Xây dựng kế hoạch tuyển dụng
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển
  • Xây dựng kế hoạch sử dụng nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực có thể mang về cho doanh nghiệp một số lợi ích sau đây:

  • Tối đa hóa việc sử dụng nhân lực đồng thời đảm đảm sự phát triển của nguồn nhân lực
  • Đảm bảo đúng nhân lực, đúng thời điểm, đúng số lượng cần thiết để thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp
  • Phối hợp một số hoạt động nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
  • Đưa ra dự báo về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời lập kế hoạch nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ, nhân viên vào các thời điểm cần thiết, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hoạt động HRP cũng là phương pháp để doanh nghiệp xác định khoảng cách ở thời điểm hiện tại, đưa ra kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong tương lai. Hơn nữa hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp tự nhận thấy những cơ hội và hạn chế về nguồn nhân lực.

Tuyển dụng là quá trình thu hút và lựa chọn những ứng viên phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thu hút nhân tài là quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân tài của doanh nghiệp.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hoạch định nguồn nhân lực là gì cũng như vai trò và quy trình cụ thể của công tác này.

3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (L&D)

Hiệu quả trong đào tạo phát triển nhân viên doanh nghiệp
Hiệu quả trong đào tạo phát triển nhân viên

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (L&D) là quá trình phát triển kiến thức, kỹ năng của nhân viên để nâng cao hiệu suất công việc, từ đó cải thiện hiệu suất kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. L&D được xem như một phần quan trọng của hoạt động nhân sự, đảm bảo rằng nhân viên có thể tiếp cận kiến thức mới nhất và phát triển kỹ năng cần thiết để thị hiếu trong môi trường làm việc ngày càng phức tạp. 

Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

  • Nâng cao hiệu suất của nhân viên, từ việc trang bị kiến thức và kỹ năng mới đến cách tiếp cận công việc một cách hiệu quả hơn. 
  • Thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. 
  • Tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự sáng tạo và hợp tác giữa các nhân viên. 

Xem thêm: Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm – Xu hướng mới trong đào tạo

L&D có mối quan hệ chặt chẽ đến tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp:

Các chương trình L&D không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho nhân viên, mà còn phải phản ánh sâu sắc tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. 

L&D được thiết kế tương thích với tầm nhìn chiến lược đồng nghĩa với việc những gì nhân viên được đào tạo sẽ đóng góp vào việc thực hiện chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, từ đó xây dựng và phát triển một lực lượng lao động có khả năng đáp ứng những thách thức mới trong tương lai. Việc phát triển nhân viên để trở thành những lãnh đạo tương lai, để đối mặt với các biến đổi trong ngành, hoặc để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo,… đều có thể được thực hiện thông qua L&D. 

Một nghiên cứu của Deloitte đã chỉ ra rằng 84% các doanh nghiệp tin rằng L&D cần phải liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Cụ thể, các doanh nghiệp có chương trình L&D được tích hợp chặt chẽ với tầm nhìn chiến lược thường có khả năng tăng trưởng doanh thu cao hơn 2.3 lần so với những doanh nghiệp không đặt L&D trong ngữ cảnh chiến lược. 

Có thể kể đến một ví dụ khác đến từ hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Hãng này đã tích hợp chương trình L&D với mục tiêu tạo ra lực lượng lao động linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong ngành dược. Kết quả, họ đã giảm thời gian cần để điền vào các vị trí quản lý từ 2 năm xuống còn 9 tháng, đồng thời giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự hàng đầu. 

Xem thêm: Các hình thức đào tạo trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay 

3.3. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, do vậy tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến quản trị nguồn nhân lực.

Đánh giá nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, phân tích và so sánh giữa tiêu chuẩn đã đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân viên trong một thời gian nhất định.

Để phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó có việc nghiên cứu đánh giá nguồn nhân lực với các nội dung như chất lượng, cơ cấu, kết quả lao động v.v. tuỳ theo mục đích, yêu cầu mà việc đánh giá phải đáp ứng.

Đánh giá hiệu suất nhân viên là quá trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Mục tiêu của đánh giá hiệu suất nhân viên là giúp doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân viên, từ đó có thể đưa ra các biện pháp khen thưởng, kỷ luật phù hợp.

  • Xác định tiêu chí đánh giá: Thiết lập các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu suất làm việc như chỉ số mục tiêu, chỉ số công việc và chỉ số bổ sung. 
  • Phản hồi liên tục: Cung cấp phản hồi định kỳ để nhân viên biết được mình đang làm tốt điều gì và cần cải thiện điều gì.
  • Lên kế hoạch phát triển: Dựa vào kết quả đánh giá, xác định kế hoạch phát triển cá nhân để nâng cao hiệu suất. 

3.4. Quản lý tiền lương và phúc lợi 

Bài toán về tiền lương và phúc lợi
Bài toán về tiền lương và phúc lợi

Người lao động luôn bị thu hút bởi những chính sách tiền lương và phúc lợi được nhận khi làm việc tại doanh nghiệp. Đó như một phần thưởng xứng đáng dành cho công sức bỏ ra của họ. Còn đối với nhà quản lý doanh nghiệp, ngân sách bỏ ra cho hai hạng mục tiền lương và phúc lợi lại được coi là khoản đầu tư. Và khi đã đầu tư thì phải sinh lời.

Như vậy, nên đầu tư vào tiền lương hay Phúc lợi nhân viên? Đâu là khoản đầu tư đem lại hiệu quả tối ưu?

Lợi ích khi doanh nghiệp đầu tư vào phúc lợi nhân viên

Phúc lợi là một trong những mối quan tâm của người lao động và cũng là “thỏi nam châm” để giúp doanh nghiệp thu hút được nhân tài. Trong các doanh nghiệp sẽ có một số phúc lợi không bắt buộc như: có thêm ngày phép, chia sẻ lợi nhuận, bảo hiểm khám chữa bệnh cao cấp, phụ cấp ăn uống, cung cấp trang thiết bị làm việc hiện đại,…

Còn đối với người lao động, dĩ nhiên họ rất mong chờ một doanh nghiệp có nhiều phúc lợi tốt. Đưa ra những chính sách phúc lợi nhân viên tốt là cách làm thông minh để doanh nghiệp có được những người nhân viên tận tụy, trung thành và giúp giảm chi phí cho hoạt động tuyển dụng (với vị trí thay thế).

Lợi ích khi doanh nghiệp đầu tư vào tiền lương cho nhân viên

Dường như tiền lương được xem là yếu tố quan tâm hàng đầu của người lao động khi tìm kiếm công việc. Nếu phúc lợi cho nhân viên là “thước đo” của một doanh nghiệp tốt, thì tiền lương lại là “thước đo” của người đi làm bởi vì mức lương thường đi kèm với năng lực. Đầu tư tiền lương cho các vị trí cần nhân lực trình độ cao là yếu tố cần để doanh nghiệp có được những nhân tài và phát triển vững mạnh.

Chính vì vậy, quản lý tiền lương và phúc lợi trong quản trị nguồn nhân lực bao gồm xây dựng chính sách công bằng, quản lý ngân sách, tạo gói phúc lợi hấp dẫn, tuân thủ pháp luật, giao tiếp minh bạch, điều chỉnh linh hoạt theo thị trường và phản hồi nhân viên, đánh giá hiệu suất, và linh hoạt quản lý thay đổi để duy trì tính cạnh tranh và hài lòng của nhân sự.

3.5. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý kinh doanh

                      

Lãnh đạo và quản lý kinh doanh
Lãnh đạo và quản lý kinh doanh

Quản lý doanh nghiệp và lãnh đạo là những kỹ năng cơ bản mà tất cả các nhà quản lý nguồn nhân lực phải có để thành công. Các chuyên gia nhân sự ngày nay cần được chuẩn bị để giải quyết những thách thức về tổ chức trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, từ các công ty tư nhân nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận đến các tập đoàn lớn, đa quốc gia.

Cụ thể, họ cần phải hiểu luật tuyển dụng và quyền của nhân viên, tạo và quản lý các gói lợi ích cạnh tranh và giám sát văn hóa tổ chức lành mạnh trong khi quản lý hiệu quả các vấn đề nhân sự .

3.6. Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quản trị quan hệ lao động là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

4. Các xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện đại

Trong những năm gần đây, quản trị nguồn nhân lực đã có những thay đổi đáng kể, đáp ứng với xu hướng phát triển của nền kinh tế và xã hội. Một số xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện đại bao gồm:

4.1. Đào tạo và phát triển dựa trên năng lực

  • Phải có định nghĩa cụ thể, chi tiết về các cấp độ của năng lực
  • Phải có một lực lượng đồi dào bổ sung các “năng lực thành phần” giúp xác định cách thức mà một năng lực chính được áp dụng cho một công việc cụ thể như thế nào
  • Việc huấn luyện và phát triển phải được định hướng theo những năng lực cụ thể trong nhân viên
  • Phải thiết kế sẵn các hoạt động đào tạo và đề cương học tập nhằm giúp nhân viên phát triển từng năng lực cụ thể
  • Phải có các phương pháp khác nhau để đánh giá và xếp hạng các loại năng lực khác nhau
  • Phải có khả năng đánh giá trọng số của các năng lực dựa trên tầm quan trọng của chúng trong một công việc cụ thể

Bên cạnh đó quản trị nguồn nhân lực dựa trên năng lực không chỉ tập trung và năng lực theo kiểu mô hình ASK (Attitude – Skill – Knowledge) mà còn phải đầu tư cho năng lực tư duy (IQ), năng lực cảm xúc (EQ), và năng lực văn hóa (CQ) nhằm phát huy tổng lực năng lực của mỗi con người trong tổ chức một các lâu bền.

Tóm lại, khi áp dụng quản trị nguồn nhân lực dựa trên năng lực, các nhà quản lý cần chú trọng việc định nghĩa năng lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình.

4.2. Đào tạo nguồn nhân lực dựa trên hiệu suất

Mục đích của quản lý hiệu suất là nhằm:

  • Nâng cao kết quả công việc
  • Giảm thiểu tối đa chi phí, nguồn lực cần bỏ ra để đạt được kết quả như KPI ban đầu
  • Tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp, tiết kiệm nguồn lực cần bỏ ra
  • Xem xét và đánh giá tiến độ công việc, hỗ trợ phát triển kiến thức và kỹ năng của nhân viên

Quá trình này cần diễn ra liên tục trên tinh thần đối thoại cởi mở giữa quản lý và nhân viên, làm rõ kỹ vọng của đôi bên để thiết lập các mục tiêu hợp lý, khả thi.

4.3. Quản trị nguồn nhân lực dựa trên kết quả

Quản trị nguồn nhân lực dựa trên kết quả tập trung vào đạt được mục tiêu và hiệu suất. Các bước xây dựng quản trị nhân lực dựa trên kết quả bao gồm: 

      B1: Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định mục tiêu cụ thể cho cá nhân và nhóm làm việc.

      B2: Kế hoạch hành động: Phát triển kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu.

      B3: Theo dõi và đo lường: Thiết lập hệ thống đo lường hiệu suất để theo dõi tiến triển.

      B4: Phát triển năng lực: Đầu tư vào phát triển kỹ năng và năng lực của nhân viên.

      B5: Quản lý hiệu quả: Đào tạo quản lý để họ có khả năng hỗ trợ và thúc đẩy hiệu suất.

      B6: Kiểm tra và đánh giá định kỳ: Thực hiện đánh giá định kỳ để đảm bảo liên tục cải thiện.

Quản trị này giúp tối ưu hóa hiệu suất và tạo động lực cho nhân viên.

5. Kết luận

Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Làm thế nào để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?

Nắm bắt 5 Chiến Lược Tuyển Dụng Hiệu Quả Trong Quản Trị Nguồn Nhân Lực

5 yếu tố của môi trường làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc

5 thánh thức quản trị nguồn nhân lưc tại các công ty đa quốc gia

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 21050771
Mã lớp học phần: INE3104 10

6 thoughts on “Quản trị nguồn nhân lực – Bí quyết thành công của doanh nghiệp 2023

  1. shh says:

    Đây là một bài viết khá cụ thể về việc quản trị nhân lực, mang nhiều nét tương đồng với xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay.

  2. Dương says:

    1 bài viết rất hay, nó giúp tôi hiểu dc nhiều điều. Hy vọng sau này trang sẽ có thể sản xuất được nhiều những bài viết chất lượng như thế này nữa

Comments are closed.