Kế toán quản trị – 6 công việc mà một kế toán quản trị cần nắm

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Mở đầu

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thông tin kế toán quản trị với chức năng cơ bản là công cụ hữu hiệu để các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hiểu được tầm quan trọng đó, ở bài viết này chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu tổng quan nhất về kế toán quản trị như khái niệm, mục tiêu, kĩ năng cần có và đặc biệt là 6 công việc mà kế toán quản trị cần nắm trong ngành này. Mọi người cùng theo dõi nhé!

1. Khái quát về kế toán quản trị

Khái quát kế toán quản trị - Kế toán quản trị
Khái quát kế toán quản trị

1.1. Khái niệm kế toán quản trị

Theo luật kế toán Việt Nam “Kế toán quản trị là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Theo quan điểm này, ngoài việc nhấn mạnh vai trò của kế toán quản trị là thông tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết định còn cho biết quy trình nhận diện thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động.

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kế toán quản trị, song đều có những điểm cơ bản giống nhau:

  • Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chức hoạt động.
  • Kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học để đưa ra mọi quyết định kinh doanh.
  • Thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động giúp cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị doanh nghiệp: Lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và ra quyết định.

Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm kế toán quản trị như sau:

Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.

Tìm hiểu thêm tại: kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.2. Mục tiêu của kế toán quản trị

Mục tiêu của kế toán quản trị - Kế toán quản trị
Mục tiêu của kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một phương pháp xử lý các dữ kiện để đạt được 2 mục tiêu chính sau đây :

  • Mục tiêu liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợ với các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó (chi phí phát sinh) để thực hiện các mục đích cụ thể của đơn vị
    • Đối với kế toán quản trị, mô hình doanh nghiệp thể hiện dưới dạng gắn các mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi với các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động với việc tiêu dùng các nguồn lực này (thể hiện các chi phí)
    • Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi
  • Mục tiêu tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí với giá trị (lợi ích) mà chi phí đó tạo ra
    • Bất kể khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy, kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của hương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa mục tiêu duy nhất là luôn hạ thấp chi phí.
    • Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế
    • Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý

Tìm hiểu thêm tại: Mục tiêu của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.3. Kĩ năng cơ bản mà kế toán quản trị cần có

Các kĩ năng cơ bản của kế toán quản trị - Kế toán quản trị
Các kĩ năng cơ bản của kế toán quản trị

Liên quan đến những kỹ năng cần có đối với kế toán quản trị tài chính chuyên nghiệp, theo khảo sát mới nhất của hiệp hội kế toán quản trị toàn cầu về nhu cầu của DN với các phẩm chất và kỹ năng cần có của kế toán quản trị, cán bộ tài chính ở các cấp độ hoạt động và quản lý trong tổ chức, các phẩm chất và kỹ năng cần có trong bối cảnh hiện nay, cụ thể:

  • Nắm vững kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn: Kế toán nói chung là ngành đòi hỏi rất nhiều về kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Họ có vai trò quan trọng với công ty, do đó mà việc nắm vững những kiến thức chuyên ngành kế toán bao gồm phân tích tài chính, quản lý, và những nghiệp vụ liên quan là điều hết sức cần thiết.
  • Khả năng phân tích logic:Một trong những công việc của kế toán quản trị là phân tích tài chính từ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó sẽ có thể lập được kế hoạch cho doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, những hoạt động khác có thể được hoàn thành như kế hoạch đặt ra.
  • Kỹ năng giao tiếp: Bất kỳ vị trí nào cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp. Kế toán viên quản trị là người theo dõi và giám sát nhân viên nên càng cần phải giao tiếp tốt để trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp ở các phòng ban khác. Bên cạnh đó còn giúp ích cho việc truyền đạt thông tin đến các cấp lãnh đạo, quản lý.
  • Khả năng sắp xếp, tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, vì thế nên kế toán quản trị được yêu cầu phải biết cách tổ chức và sắp xếp công việc sao cho hợp lý, khoa học, cũng như biết ưu tiên công việc quan trọng hơn nhằm giải quyết triệt để. Thông qua đó có thể tổ chức làm việc hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng quản lý thời gian:Phải thực hiện rất nhiều công việc, nên kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp kế toán viên quản trị có thể hoàn thành được công việc nhanh chóng và đặt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc giúp họ có thể hoàn thành công việc đúng trình tự, khoa học hơn.

Tìm hiểu thêm tại: Tuyển dụng việc làm kế toán quản trị mới nhất

2. 6 công việc mà một kế toán quản trị cần nắm

Công việc kế toán quản trị cần nắm - kế toán quản trị
Công việc kế toán quản trị cần nắm

 

2.1. Thực hiện lập báo cáo tài chính từu hoạt động kiểm tra, phân tích

Thực hiện việc lập các báo cáo tài chính theo định kì của doanh nghiêp. Thông qua việc lập báo cáo này, cung cấp các thông tin đầu đủ và chi tiết nhất cho tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể khi triển khai các hoạt động kinh doanh.

Thực hiện việc kiểm tra và phân tích đối với các báo cacso đó, đưa ra kết quả phân tích để thấy được kiệu quả và thiếu hụt về ngân hàng, tài chính trong quá tỉnh vận hành mọi hoạt động của công ty để phát triển. Thông qua các phân tích cụ thể này, sẽ đưa ra đánh giá tốt nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp để biết được hoạt động của công ty có hiệu quả hay không.

2.2. Thực hiện tính giá thành cho các sản phẩm của công ty

Nhân viên kế toán quản trị trong doanh nghiệp cần tập hợp các thông tin liên quan đến giá thành của đầu vào – giá của nguyên vật liệu, công của nhân viên và tất cả các chi phí có liên quan làm cơ sở để tính chính xác cho giá thành sản phẩm.

Thông qua việc tính giá thành sản phẩm này, giúp tạo ra một mức giá phù hợp và đảm bảo phù hợp với nguồn chi phí ban đầu bỏ ra vừa mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng vẫn đảm bảo giá cả hợp lí vừa túi tiền người tiêu dùng hiện nay.

2.3. Thực hiện hạch toán về doanh thu chi tiết, phân bổ hợp lí chung

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp cần phải thực hiện các hạch toán thật chi tiết cho doanh thu của công ty. Thông qua hạch toán chi tiết này giúp phân tích và đưa ra được số liệu cụ thể là doanh thu, lợi nhuận có ngang bằng với vốn bỏ ra hay không, thông qua đó biết được hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.

Thực hiện phân bổ đối với các chi phí chung để đảm bảo cho các hoạt động của công ty được phát triển. Không chỉ vậy, thông qua việc phân bổ hợp lí của kế toán quản trị còn mang đến hiệu quả và giảm các khoản chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình hoạt động của công ty

2.4. Kiểm tra chứng từ các khoản thu chi của công ty

Thực hiện kiểm tra đối với các khoản thu chi, các chứng từ của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động kiểm tra này, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thông tin và đặc biệt là hỗ trợ tôt snhaast trong việc kiểm toán tài chính doanh nghiệp được thực hiện đúng qui định.

Kiểm tra chứng từ cũng sẽ giúp kiểm soát tốt với các khoản thu chi cho mục đích cụ thể nào đó, thông qua đó giảm thiểu thất thoaast ngân sách hoặc những khoản chi không đúng theo qui định của công ty.

2.5. Tổng hợp, phân tích số liệu về kế toán để thực hiện cáo cáo

Kế toán quản trị là người tổng hợp phân tích số liệu về kế toán của toàn bộ công ty, thực hiện báo cáo để đưa ra các dự basoc ho nguồn vốn cần theo nhu cầu của hoạt động kinh doanh tại công ty.

Thực hiện việc phân tích đối với các số liệu thu thập được vào làm báo cáo chi tiết lên cấp trên. Thông qua bảng báo cáo này, các nhà quản trị hình dung rõ nhất về chi phí, các khoản tài chính đang diễn ra trong doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định như thế nào. Từ đố có được đánh giá về hiệu quả của tài chính cũng như lợi nhuận của công ty tạo ra.

2.6. Thực hiện phân tích các vấn đề về kế toán – tài chính theo yêu cầu

Ngoài những công việc ở trên thì kế toán quản trị còn thực hiện các công việc về phân tích các thông tin liên quan đến kế toán trong quản trị theo yêu cầu từ cấp trên trong doanh nghiệp. Hoàn thành nhiệm vụ được gia hiệu quả và đảm bảo đúng với tiến độ công việc của mình.

Họ đồng thời là người đưa ra đề xuất trong việc cắt giảm chi phí đối với các hoạt động từ việc phân tích hiệu quả và các hoạt động liên quan đến tài chính trong doanh nghiệp hiện nay.

Kết luận

Chắc hẳn qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu thêm phần nào về kế toán quản trị và tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó những kĩ năng cần thiết, mục tiêu cần đạt được đối với người làm trong ngành kế toán quản trị giúp cho những người muốn theo đuổi ngành này có sự chuẩn bị tốt hơn trong công việc sau này, đồng thời hình dung ra nhưng công việc cần làm khi là một kế toán quản trị.

 

Bài viết liên quan:

Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

Tài chính doanh nghiệp – 9 nguyên tắc “cốt tử” trong quản lý bạn cần phải biết

Kế toán tài chính là gì? 5 điều cơ bản cần biết về kế toán tài chính 

Người thực hiện: Vũ Thị Huyền

MSV: 19051109

INE3104 3_Bài tập lớn

 

5 thoughts on “Kế toán quản trị – 6 công việc mà một kế toán quản trị cần nắm

Comments are closed.