Trong thế giới kinh doanh ngày nay, nơi mà sự cạnh tranh trở nên ngày càng khốc liệt như, chiến lược tiếp thị chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trong số nhiều phương tiện tiếp thị hiện đại, Email Marketing tiếp tục nổi bật như một “chìa khóa kim cương” mang lại hiệu quả và kết quả tích cực. Bài viết này sẽ tìm hiểu tại sao Email Marketing vẫn giữ vững vị thế của mình trong chiến lược tiếp thị và làm thế nào bạn có thể khai thác hiệu quả từ “chìa khóa kim cương” này.
Nội dung bài viết
Email Marketing là gì?
Email Marketing hay tiếp thị qua email là một hình thức doanh nghiệp sử dụng email để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.
Email marketing được sử dụng để tạo ra một mối liên hệ trực tiếp và liên tục giữa các công ty và khách hàng của họ, với mục đích xây dựng tín nhiệm, tăng doanh số bán hàng và lượng khách hàng trung thành.
Trái với việc sử dụng Spam Email, tức là email với cùng một nội dung gửi hàng loạt đến bất cứ khách hàng nào, điều mà khiến chúng ta đều chán ghét và cảm thấy phiền phức, thậm chí là từ chối nhận mail, hoặc những email đó sẽ tự động cho vào hộp thư spam mà khách hàng chưa kịp tiếp nhận. Email Marketing thường được lên kế hoạch với mục đích cụ thể, rõ ràng cả về nội dung lẫn đối tượng khách hàng.
Các hình thức Email Marketing phổ biến
1. Email chào mừng (Welcome email)
Email chào mừng là email đầu tiên doanh nghiệp gửi cho khách hàng sau khi họ đăng ký trên website với mong muốn nhận được những thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình khuyến mãi. Một welcome email thông thường bao gồm lời cảm ơn, mật khẩu khi đăng ký sử dụng, đường link tới website công ty, địa chỉ email trả lời các thắc mắc, cách thức hủy đăng ký hay hướng dẫn sử dụng sản phẩm dịch vụ để chuyển tiếp đến các bước sau.
Email chào mừng là bước đầu tiên để khách hàng có thêm tin tưởng vào doanh nghiệp hoặc vào các sản phẩm họ đang sử dụng. Đồng thời trong các hình thức Email Marketing đây cũng là loại email có tỷ lên mở cao nhất, bạn hoàn toàn có thể tận dụng để truyền tải thông điệp về chất lượng sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.
2. Email bán hàng (Email sale)
Email sale là một trong các hình thức Email Marketing được sử dụng như một hình thức bán hàng trực tiếp trong đó sử dụng email để liên hệ, trao đổi với khách hàng về các giá trị của sản phẩm và thuyết phục họ mua hằng bằng các nội dung nhắm trúng đến nhu cầu của khách hàng. Trong những trường hợp khác, email được dùng để gửi thông tin ưu đãi, giảm giá đến khách hàng để kích thích nhu cầu mua trong ngắn hạn. Với những tác dụng lớn như vậy, email sale luôn được các doanh nghiệp sử dụng nhằm đẩy mạnh doanh thu.
3. Email bản tin (Email newsletter)
Email bản tin là hình thức sử dụng thư điện tử để gửi đến khách hàng những tin tức, sự kiện, thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp nhằm giáo dục và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.
Các email bản tin có thể được gửi hàng tuần, hàng tháng hoặc theo từng từng quý tùy thuộc vào mục tiêu đặt ra. Việc thực hiện duy trì giao tiếp với khách hàng thường xuyên là một trong những cách làm tuyệt vời giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, tăng cường lưu lượng truy cập website/blog và thúc đẩy họ mua hàng khi có nhu cầu.
4. Email giao dịch
Email giao dịch là hình thức email được gửi cho khách hàng khi họ thực hiện một giao dịch thành công nào đó. Trong email giao dịch, nội dung thường hướng dẫn khách hàng các bước tiếp theo để hoàn thành thanh toán hoặc cách sử dụng sản phẩm. Ví dụ: xác nhận đơn đặt hàng, xác nhận trạng thái đơn hàng hoặc hóa đơn online…
Email Marketing: Sức Mạnh Đặc Biệt Trong Chiến Lược Tiếp Thị
1. Chi phí thấp
Một trong những lợi thế rõ ràng nhất của tiếp thị qua email khiến marketers vẫn ưa chuộng sử dụng phương thức này đó là chi phí thấp hơn so với các kênh tiếp thị chính thống. Không có chi phí in ấn hoặc bưu chính và không phải trả phí để đổi lấy việc tiếp xúc trên một bảng quảng cáo, tạp chí hoặc kênh truyền hình nhất định. Các nhà tiếp thị email có thể xem xét đầu tư vào phần mềm chuyên dụng để tự động hóa, theo dõi và đánh giá email của họ.
Các bạn chỉ cần phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ một khoản kinh phí để gửi hàng ngàn email cùng một lúc, nhưng các chi phí này thấp hơn nhiều so với những gì bạn sẽ trả bằng cách sử dụng các kênh tiếp thị khác.
2. Tính cá nhân hóa cao
Email Marketing cho phép cá nhân hoá nội dung và gửi thông điệp riêng biệt đến từng khách hàng, tạo sự tương tác cá nhân hơn.
Những email được cá nhân hóa bằng cách thêm tên người nhận hay nội dung cá nhân hóa theo nhu cầu của người nhận sẽ tạo kết nối cá nhân và khiến khách hàng của bạn cảm thấy được coi trọng. Về lâu dài, sự kết nối này tạo ra niềm tin và lòng trung thành. Nuôi dưỡng khách hàng trung thành của bạn là rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, vì việc tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% có thể làm tăng lợi nhuận của bạn lên 25% hoặc hơn.
3. Dễ dàng kiểm tra, đánh giá
Sử dụng Email Marketing sẽ dễ dàng đo lường và đánh giá sự thành công của mình thông qua các thông số như tỷ lệ mở thư, tỷ lệ click, tổng thư đã gửi thành công… Từ đó có những điều chỉnh để đạt được mục tiêu marketing đề ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể đo lường được kết quả của chiến dịch Email Marketing ngay lập tức mà không phải chờ đợi như những kênh truyền thống.
4. Có thể tự động hoá
Các dịch vụ tiếp thị qua email khiến tự động hóa trở thành một miếng bánh hấp dẫn, cho dù bằng cách sử dụng các mẫu trình tự được tạo sẵn hay tạo chúng theo cách thủ công. Ví dụ: một trong những email tự động phổ biến nhất mà doanh nghiệp sẽ gặp là email “chào mừng”. Những thông báo này được tự động kích hoạt khi người dùng đăng ký, vì vậy, các doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc gửi chúng theo cách thủ công..
5. Dễ gây dựng niềm tin với khách hàng
Trong kinh doanh việc sở hữu khách hàng trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào công ty, cửa hàng là điều vô cùng quý giá. Nhiều người đã mất hàng năm trời để tạo dựng.
Với email marketing, nếu bạn cho họ thấy được sự chân thành, thân thiện thông qua thư ngỏ; thông tin sản phẩm có ích với bản thân khách hàng thì đương nhiên họ sẵn sàng tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn. Khi đã có được niềm tin, mua hàng chỉ còn là vấn đề thời gian. Doanh thu bán hàng cũng từ đó mà tăng lên.
Cách Tận Dụng Hiệu Quả Email Marketing
1. Xây Dựng Chiến Dịch Thông Điệp Mạnh Mẽ
Việc xây dựng chiến dịch với nội dung mạnh mẽ là chìa khóa. Mỗi thông điệp cần phản ánh giá trị, lợi ích và sự độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại. Thực hiện tối ưu hóa tỷ lệ mở và tương tác bằng cách sử dụng tiêu đề hấp dẫn và ảnh sáng tạo, và quan trọng nhất là đặt lịch gửi email vào những thời điểm phù hợp, tùy thuộc vào thói quen online của đối tượng.
2. Tự Động Hóa và Personalization
Sự tự động hóa là một công cụ mạnh mẽ, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực. Tận dụng tính năng tự động hóa để gửi thông điệp chăm sóc sau mỗi giao dịch, hỏi ý kiến phản hồi từ khách hàng, và thậm chí tạo ra chuỗi email tương tác dựa trên hành vi trước đó.
Personalization, hoặc cá nhân hóa, chính là “đỉnh cao” của Email Marketing. Việc sử dụng tên người nhận, tùy chỉnh nội dung dựa trên thông tin cá nhân, và gửi ưu đãi đặc biệt theo sở thích cá nhân là cách tốt nhất để tạo ra trải nghiệm cá nhân và tăng cường sự tương tác.
3. Đánh Giá và Tối Ưu Hóa Chiến Dịch
Việc đánh giá hiệu suất và tối ưu hóa dựa trên dữ liệu là bước quan trọng để không ngừng cải thiện chiến lược. Theo dõi các metric như tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp, và doanh số bán, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người nhận phản ứng và điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt.
4. Đưa ra lời kêu gọi hành động
Mỗi email được gửi đi đều hàm chứa những mục đích như: tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh số bán hàng,…và để thực hiện được mục đích đó thì tất nhiên bạn cần thêm lời kêu gọi để kích thích khách hàng hành động.
Lời kêu gọi hành động cần đặt ở những vị trí nổi bật, thu hút khách hàng, thường bao gồm các cụm từ như: ”Đăng ký tại đây”, “Nhận ngay”, “Nhận quà”, “Tìm hiểu thêm”,…
Dự đoán xu hướng cho năm 2024
1. Personalization trong Email Marketing với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo
Personalization đã và đang là yếu tố quyết định sự thành công của Email Marketing, và trong năm 2024, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ nâng cao cường độ của nó. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy sẽ giúp tăng cường khả năng cá nhân hóa, từ việc tạo nội dung đến thời điểm gửi email. Hệ thống sẽ ngày càng hiểu rõ người nhận và có khả năng dự đoán hành vi của họ để cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa tối ưu.
2. Tối Ưu Hóa Đa Kênh
Email Marketing sẽ không chỉ tập trung vào chiếc hộp thư đến mà còn tích hợp mạnh mẽ với các kênh khác như truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến và thậm chí là trải nghiệm trực tuyến. Việc tối ưu hóa đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống liên kết vững chắc với khách hàng và đồng thời cung cấp thông điệp liền mạch qua nhiều nền tảng.
3. Interactive Email và Video Marketing
Năm 2024 sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể của Interactive Email và Video Marketing trong chiến lược Email Marketing. Khả năng tương tác, như khảo sát và trò chơi, sẽ làm tăng độ hấp dẫn của các chiến dịch. Video Marketing sẽ trở thành một phần không thể thiếu, giúp truyền đạt thông điệp một cách sinh động và thú vị.
4. Chăm Sóc Khách Hàng Qua Email
Email Marketing sẽ không chỉ là công cụ để quảng bá sản phẩm mà còn là kênh chăm sóc khách hàng. Việc tạo ra các chiến dịch email sau mua hàng, hỏi ý kiến phản hồi, và cung cấp nội dung giáo dục sẽ trở nên phổ biến hơn để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và tăng giá trị khách hàng.
Lời kết
Nhìn chung, Email Marketing không chỉ là một phương tiện tiếp thị, mà là một chiến lược tối ưu giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối liên kết với khách hàng. Với tính linh hoạt, chi phí hiệu quả và khả năng tương tác mạnh mẽ, Email Marketing không chỉ là “chìa khóa kim cương” cho chiến lược tiếp thị hiện tại mà còn là nguồn động viên cho sự phát triển trong tương lai cạnh tranh. Điều quan trọng là hiểu rõ và tận dụng đầy đủ tính năng và ưu điểm của nó để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả và bền vững.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Marketing tại đây:
Wifi Marketing: Giải pháp tiếp thị tiềm năng dành cho các doanh nghiệp trong năm 2024
Nhìn lại: Kinh doanh theo trend 2023 – Hốt bạc hay vỡ mộng?
Storytelling: Nghệ thuật kinh điển trong marketing của 3 thương hiệu hàng đầu thế giới
Thị trường Mobile Marketing Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Huyền
Mã sinh viên: 21050877
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 2
Mã lớp học phần: INE3104_9
Pingback: Thị trường Mobile Marketing Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 - Clibme.com - Thư viện kiến thức Kinh tế - Tài Chính