Với sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi của thời đại, thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của nền tảng Digital Marketing. Digital Marketing không còn là khái niệm xa lạ trong xu hướng marketing hiện nay. Đây là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều bạn trẻ bởi những cơ hội trải nghiệm và thử sức mang đến không hề nhỏ. Vậy, Digital Marketing là gì? Đâu là những kỹ năng cần thiết của một Digital Marketer
Hãy cùng khám phá bài viết và nhận những lời giải đáp để trở thành một Digital Marketer chuyên nghiệp, thực thụ nhé.
Nội dung bài viết
1. Digital Marketing là gì?
Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là các hoạt động quảng bá thương hiệu/sản phẩm nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói một cách đơn giản, Digital Marketing là việc xây dựng các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
3 yếu tố mà Digital Marketing nhấn mạnh: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số và tương tác với khách hàng.
2. Digital Marketer (Người làm Digital Marketing) là ai?
Digital Marketer là người xây dựng – triển khai – vận hành các chiến dịch Digital marketing. Thông thường, một Digital Marketer sẽ liên quan đến việc sử dụng các kênh digital để tạo ra leads và xây dựng brand awareness (nhận diện thương hiệu).
Vậy thì để “bước” vào nghề, một digital marketer cần những kỹ năng cần thiết nào?
3. Top 7 kỹ năng cần thiết của một Digital Marketer
3.1. Video
Để thu hút, tạo sự ấn tượng cho người dùng, khách hàng tiềm năng online chưa bao giờ là dễ dàng đối với Digital Marketer . Trong khi đó, điều thu hút sự chú ý của khách hàng chính là video chứa những nội dung hữu ích. Các nghiên cứu đã cho thấy video giúp tăng lượng tương tác và tạo xếp hạng cao hơn trên Google. Bạn không cần phải có kỹ năng nâng cao giống như một nhà sản xuất video chuyên nghiệp, nhưng bạn cần có kỹ năng, kiến thức cơ bản về cách viết kịch bản, tư duy hình ảnh và sử dụng thành thạo các ứng dụng để edit video. Ngoài ra, còn phải hiểu cách sản xuất một video chất lượng, tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho video.và các yếu tố ảnh hưởng của video sẽ là lợi thế cho bạn khi ứng tuyển công việc Digital Marketing.
3.2. SEO & SEM
Tìm kiếm online điều hướng quảng cáo digital. Bạn phải hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và SEM (search engine marketing) nếu muốn làm việc trong ngành này. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO sẽ giúp tăng thứ hạng trang web của doanh nghiệp trên bảng xếp hạng. Điều này sẽ giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Bên cạnh đó, SEM là một trong những cách để bạn hoạt động vững bước trong ngành. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn tỏ ra quá lo lắng và áp lực khi sử dụng back-end. Bạn cần có kiến thức nền tảng về SEO và hiểu được tầm quan trọng của SEO trong chiến lược triển khai. Khi nắm được bức tranh tổng thể, bạn sẽ có cách triển khai và xây dựng team phù hợp, đúng đắn. Hiểu cách SEO và SEM hoạt động và ảnh hưởng đến quá trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những nội dung còn lại của team digital mà không cảm thấy lạc lõng hay ở nhầm chỗ.
3.3. Content Marketing
Content là một công cụ cực kỳ mạnh giúp thu hút sự quan tâm và tương tác của đông đảo khách hàng. Content cần đảm tính sáng tạo, ấn tượng và cuốn hút, mang đến lượng thông tin hữu ích cho khách hàng. Đặc biệt đó phải là thông tin mới, đảm bảo tính chính xác nội dung thông tin phải hướng đến đối tượng khách hàng mong muốn. Hiểu rõ các khía cạnh của content, cách tạo ra content, hiệu quả của nó và cách sử dụng tốt nhất sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức khổng lồ đủ để biết về bất cứ vai trò nào trong digital marketing.
3.4. Data & Phân tích dữ liệu
Google Analytics được biết là công cụ quan trọng và phổ biến của Digital Marketing. Bạn có thể kiểm tra các báo cáo nhưng điều quan trọng hơn là cách sử dụng những thông tin bạn tìm được. Quản trị một dự án và áp dụng các kết quả tìm kiếm được từ phía khách hàng sẽ giúp bạn tìm ra các giải pháp hiệu quả trong việc làm tăng tỉ lệ chuyển đổi và tăng lượt truy cập. Thu thập và sử dụng dữ liệu cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, vì dữ liệu mà một công ty thu thập được giống như một mỏ vàng. Nó phải được phân tích kỹ lưỡng và chuyên sâu để có được và giữ chân khách hàng mới.
3.5. Design Thinking
Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa thành công trên nền tảng kỹ thuật số. Tư duy thiết kế (Design Thinking) là cần thiết để tạo ra nội dung sáng tạo mang đến cho người dùng trải nghiệm mới mẻ, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp công ty hiểu được đâu là cách tương tác tốt nhất với khách hàng. Việc thấu hiểu tâm lý, hành vi người dùng cùng với tư duy về thiết kế sẽ giúp các sản phẩm xuất hiện trên website tốt hơn, hấp dẫn hơn. Hay những nội dung content được để ý hơn nhờ hình ảnh trực quan, thu hút.
Để có thể Design Thinking thành công bạn cần chú ý các bước sau:
- Đồng cảm (Empathize)
- Xác định vấn đề (Define problem)
- Tìm ý tưởng (Ideate)
- Thiết kế mẫu để hữu hình hóa ý tưởng (Prototype)
- Kiểm tra (Test)
3.6. Kiến thức về công nghệ
Công nghệ có ảnh hưởng vô cùng lớn trong thời đại số hiện nay. Digital Marketing là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng công nghệ, để nắm chắc kiến thức về bảo mật hay quản lý hệ thống thì bạn phải yêu thích, có khả năng thích ứng với những thay đổi của công nghệ, cần phải thích nghi nhanh chóng với những cập nhật thay đổi và hoàn thiện bản marketing plan phù hợp với thời đại. Chính vì vậy sở hữu trình độ và kỹ năng nhất định liên quan đến công nghệ sẽ là một trong những điểm cộng ưu tiên khi ứng tuyển vào các vị trí trong ngành Digital Marketing.
3.7. Hiểu cách tương tác
Mục tiêu hướng đến của Digital chính là thu hút khách hàng, quảng bá sản phẩm dịch vụ, bán hàng. Hơn hết, bạn cần biết cách tốt nhất để thu hút khách hàng là gì. Bạn sẽ cần sức thuyết phục cực kỳ lớn để có thể hình thành một chiến dịch giúp phát triển doanh nghiệp. Để có thể làm được điều đó bạn phải tìm ra điều gì đã giúp doanh nghiệp có được khách hàng như hôm nay và điều gì đã tạo nên sự cam kết và sự chuyển đổi đến mua hàng.
Tuy nhiên số lượng người theo dõi các trang mạng xã hội của bạn không bao giờ đủ để thể hiện kết quả công việc của bạn. Bạn cũng phải thuyết phục mọi người từ bên trong. Bạn sẽ phải thuyết phục nhóm của bạn, các bộ phận liên quan và đặc biệt là sếp rằng họ đang chi tiền cho điều xứng đáng. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ mọi công việc từ SEO đến content và công nghệ cũng phản hồi từ tất cả mọi người. Đó là cách tốt nhất để kế hoạch của bạn diễn ra suôn sẻ.
4. Những vị trí công việc trong nghành Digital Marketing
4.1. SEO Manager (Quản lý SEO)
SEO Manager có thể nói là một trong những vị trí hấp dẫn nhất đối với các Marketer. Ở vị trí này, bạn sẽ phát triển kỹ năng của một chuyên gia SEO để điều hướng nội dung và cải thiện content của công ty trên các nền tảng kỹ thuật số. Đầu vào của bạn sẽ định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng mục tiêu và insight khách hàng. Từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trên Google và mạng xã hội. Bạn cũng làm việc trực tiếp với người tạo nội dung. Điều này nhằm đảm bảo nội dung bạn sản xuất hoạt động tốt trên Google.
4.2. Content Marketing Specialist (Chuyên gia nội dung)
Với vai trò này, bạn không chỉ là người biên tập nội dung mà còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chiến lược để giúp website tăng lượng truy cập cũng như thứ hạng trên Google. Lên kế hoạch nội dung cần có là dạng hình ảnh, video, website, blog hay social media hay hấp dẫn và độc đáo nhất. Các chuyên gia này thường làm việc với cả những người ở các bộ phận khác để đảm bảo các sản phẩm và chiến dịch mà doanh nghiệp tung ra được hỗ trợ với nội dung quảng cáo trên từng kênh kỹ thuật số.
4.3. Social Media Manager(Người quản lý truyền thông xã hội)
Công việc của người quản lý truyền thông xã hội là tập trung vào việc thiết lập lịch đăng bài, tạo các bài đăng và theo dõi các bài đăng trên social media. Xem các bài đăng tương tác có hiệu quả không để có hướng đi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu bạn để ý, sẽ luôn có sự giao nhau giữa các vị trí để tạo nên một chiến lược digital marketing toàn diện.
4.4. Marketing Automation Coordinator (Điều phối viên tự động hóa)
Vị trí công việc này thiên về công nghệ nhiều hơn. Bạn sẽ làm việc với hiệu quả và kết quả của chiến dịch marketing tham gia vào việc đo lường và thống kê bằng cách theo dõi hiệu suất chiến dịch. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng.
4.5. Digital Marketing Manager (Quản lý Digital)
Theo dõi sự tiến triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing tổng thể của cả doanh nghiệp, chia nhỏ từng nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ. Công việc của bạn sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới. Bạn cũng phải liên tục cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch Digital Marketing. Bạn cần phân tích các công việc marketing đã được thực hiện để theo dõi và đánh giá tổng thể kết quả của chiến dịch marketing.
Kết luận
Digital Marketing là một trong những ngành “hot” tại Việt Nam. Dấn thân vào Digital Marketing, bạn hình thành tư duy cầu tiến và nhanh nhạy với các thay đổi. Những kỹ năng trên đều là những thứ một Digital Marketer cần và nên có. Bạn càng biết nhiều kỹ năng thì chính bạn cũng càng trở nên giá trị hơn. Không có một giới hạn nào cho các kỹ năng của một Digital Marketer. Hãy bước ra ngoài, trau dồi và học hỏi nhiều hơn nữa về Digital Marketing. Mọi cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng!
Tham khảo thêm các bài viết về Marketing tại:
Phân biệt Omni-channel và Multi-channel Marketing
Inbound Marketing – Mô hình lí tưởng và hành trình kết nối khách hàng bền vững cho doanh nghiệp B2B
7 bước kiếm tiền với tiếp thị liên kết cực dễ
Phát triển chiến lược Social media marketing
Marketing Online Là Gì? Chiến Lược Marketing Online Phù Hợp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
MSV: 19051218
Lớp: INE 3104 6_Bài tập lớn