Chỉ số CASA là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong báo cáo tài chính ngân hàng. Nó dùng để đo lường khả năng thu hút tiền gửi của một ngân hàng. Đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh của các ngân hàng với nhau. Đối với các nhà đầu tư thì đây là chỉ số giúp đánh giá mã cổ phiếu có khả năng sinh lời.
Nội dung bài viết
1.Giới thiệu về chỉ số CASA
Không đơn giản là một con số, chỉ số CASA báo hiệu tình hình “sức khỏe” tài chính ngân hàng. Đồng thời cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó trên thị trường. Việc tối ưu hóa CASA sẽ tạo nền tảng phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai.
1.1. Chỉ số CASA là gì?
CASA – Current Account Savings Account
Current Account Savings Account viết tắt CASA nghĩa là “Tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng”. Đây là tiền do khách hàng tự nguyện gửi ngân hàng được thanh toán thường xuyên. Lãi suất không kỳ hạn thường thấp từ 0,1 – 0.5% tính qua ngày. Dưới đây là ví dụ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tỷ lệ CASA:
- Bạn mở thẻ ATM ở ngân hàng A để thực hiện giao dịch nạp tiền, chuyển khoản…. Chính số dư trong tài khoản bạn mới mở sẽ làm tăng chỉ số CASA ngân hàng A. Vậy là số lượng khách hàng vãng lai mở thẻ càng nhiều CASA ngân hàng đó càng tăng.
Do đó CASA sẽ giúp đánh giá khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Vì vậy đôi khi ngân hàng sẽ tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Mục đích thu hút thêm nhiều khách vãng lai mở tài khoản.
1.2. Cách tính chỉ số CASA
Chỉ số CASA giúp đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đồng thời giúp theo dõi sự ổn định, độ đáng tin cậy của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Công thức tính tỷ lệ CASA của 1 ngân hàng như sau:
- CASA = (Tổng số tiền huy động không kỳ hạn) / (Tổng số nguồn vốn huy động) hoặc (Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền ký quỹ) / (Tổng tiền gửi + Phát hành giấy tờ có giá).
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng chỉ số CASA
CASA – Tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng
Tỷ lệ CASA cao nghĩa là phần đông tiền gửi ngân hàng nằm trong tài khoản thanh toán và tiết kiệm. Đây là điều có lợi để ngân hàng huy động vốn với chi phí thấp. Đồng thời phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Ngoài ra tỷ lệ CASA cao cũng giúp ngân hàng chọn được tệp khách hàng thấp để phát triển nhiều sản phẩm mới. Như vậy có thể cho vay với lãi thấp hơn những ngân hàng khác giảm rủi ro. Vậy thì những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ CASA là gì?
Niềm tin của khách hàng
Tất nhiên khách hàng chỉ chọn những ngân hàng uy tín, an toàn để gửi tiền. Vì vậy ngân hàng phải xây dựng thương hiệu có độ uy tín, bảo mật và khả năng thanh khoản. Khi khách hàng đã tin tưởng thì tỷ lệ CASA của ngân hàng mới có thể tăng cao.
Lãi suất ngân hàng
Ngoài uy tín thì lãi suất luôn là 1 trong những yếu tố để các ngân hàng cạnh tranh với nhau. Thực tế không ít ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để thu hút nhiều khách hàng mở thẻ. Một khi lãi suất hấp dẫn chắc chắn khách hàng sẽ có xu hướng gửi nhiều tiền vào tài khoản. Nhờ đó tỷ lệ CASA ngân hàng cũng tăng lên.
Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng liên quan đến CASA
Hiện nay các ngân hàng cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau để thu hút khách hàng. Đó có thể là vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm…. Như vậy lượng khách hàng nạp tiền vào tài khoản nhiều hơn giúp tăng tỷ lệ CASA ngân hàng.
Các yếu tố liên quan kinh tế
Kinh tế tác động không nhỏ đến tỷ lệ CASA của ngân hàng điển hình như năm 2023. Hầu hết các ngân hàng thuộc top tỷ lệ CASA cao nhất đều giảm chứ không tăng. Kinh tế tăng trưởng và phát triển thì thu nhập người dân mới ổn định không ảnh hưởng tỷ lệ CASA. Vì lúc đó người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm nên gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại công việc không có, nguồn thu nhập bấp bênh thì tỷ lệ CASA chắc chắn phải đi xuống.
2. Chỉ số CASA nên bao nhiêu là tốt ?
2023 CASA các ngân hàng đều giảm
Có thể thấy đối với một ngân hàng tỷ lệ CASA càng cao càng tốt. Nhưng mức độ cao thế nào còn tùy vào ngân hàng với quy mô và mô hình kinh doanh riêng. Nếu muốn đánh giá tỷ lệ CASA thì phải dựa vào mặt bằng chung các ngân hàng. Sau đó đưa ra bảng phân tích, so sánh cụ thể. Nhìn chung tỷ lệ CASA càng cao thì càng chứng tỏ được vị thế của ngân hàng.
Ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nghĩa là nguồn tiền gửi ổn định có khả năng thanh khoản. Đồng thời thể hiện độ đáng tin cậy và khả năng phát triển bền vững của ngân hàng. Nhưng đây không phải chỉ số duy nhất đánh giá ngân hàng vì còn có chỉ số NIM, ROA, ROE….
Nhưng nếu tỷ lệ CASA quá cao lại dễ gây ra vấn đề. Ngân hàng quá phụ thuộc tiền gửi ngắn hạn của khách hàng dẫn đến rủi ro tài chính. Đó là khi khách hàng rút tiền đồng loạt hoặc thậm chí không gửi tiền nữa. Ngoài ra ngân hàng không thể sử dụng tối đa những nguồn vốn khác như khoản vay dài hạn. Điều này hạn chế ngân hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính kéo lợi nhuận đi xuống.
Nói chung chỉ số CASA cao sẽ mang đến nhiều tích cực cho ngân hàng. Nhưng để đảm bảo ổn định tài chính ngân hàng phải cân bằng giữa tỷ lệ CASA với nhiều nguồn vốn khác. Cụ thể là khoản tiền vay và đầu tư để tránh những rủi ro tài chính về sau.
3.Tầm quan trọng chỉ số CASA trong ngành ngân hàng
Chỉ số CASA liên quan đến nhiều yếu tố của ngân hàng
Chỉ số CASA có ý nghĩa quan trọng giúp đánh giá vị thế, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vậy tầm quan trọng của CASA trong ngành ngân hàng như thế nào?
3.1. Thể hiện khả năng thanh khoản ngân hàng
Chỉ số CASA của ngân hàng cao đồng nghĩa khả năng thanh khoản của ngân hàng được cải thiện. Khi đó tiền gửi trong tài khoản của khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tiền gửi của ngân hàng. Ngược lại chỉ số CASA thấp khả năng thanh khoản ngân hàng bị giảm. Do lúc này ngân hàng chiếm phần lớn tiền gửi của khách hàng trong các khoản vay hay đầu tư.
3.2. Lợi nhuận của ngân hàng
Chỉ số CASA ảnh hưởng đến chỉ số NIM viết tắt của Net Interest Margin nghĩa là biên lãi ròng. Khi chỉ số CASA cao đồng nghĩa tỷ lệ tiền gửi trong tài khoản thanh toán, tiết kiệm của khách hàng cao. Ngân hàng có thể dùng nguồn tiền này để đầu tư hay cho vay với lãi suất cao. Nhờ đó mức lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên.
3.3. Tính ổn định của ngân hàng
Dựa vào CASA có thể nhìn thấy mức ổn định nguồn tiền gửi của ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi trong tài khoản thanh toán, tiết kiệm của ngân hàng cao đồng nghĩa có nguồn tiền ổn định. Như vậy ngân hàng có thể dùng tiền này đầu tư, cho vay. Ngược lại chỉ số CASA thấp nghĩa là ngân hàng phải dựa vào những nguồn tiền khác. Đây là biểu hiện của sự không ổn định của ngân hàng.
3.4. Mức độ tin cậy của ngân hàng
Để đánh giá độ tin cậy của ngân hàng không thể bỏ qua chỉ số CASA. Khi nhìn thấy chỉ số này cao người gửi tiền cũng tin tưởng hơn vào khả năng thanh toán của ngân hàng. CASA cao cho thấy ngân hàng đó dịch vụ tốt, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hấp dẫn. Bởi thế đôi khi ngân hàng sẽ tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để thu hút thêm khách.
Có thể thấy CASA là chỉ số quan trọng hàng đầu của ngân hàng. Khi chỉ số này cao đồng nghĩa ngân hàng đó đáng tin cậy, có tiềm năng phát triển. Những nhà đầu tư cũng xem chỉ số CASA để đánh giá tiềm năng, khả năng tăng trưởng ngân hàng.
Bên cạnh đó phải kết hợp với báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó mới xác định được nguyên nhân chỉ số CASA cao. Mục đích đánh giá đúng tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng.
4. Top 10 Ngân hàng có chỉ số CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023
Chỉ số CASA thay đổi liên tục được các ngân hàng cập nhật theo từng quý và năm. Trong 9 tháng đầu năm 2023 tỷ lệ CASA ngân hàng đã phục hồi đáng kể. Mặc dù so với cuối 2022 thì CASA các ngân hàng vẫn giảm 1.4 điểm %. Quý I/2023 CASA tụt xuống 16.27% nhưng nhanh chóng phục hồi trong 2 quý liên tiếp. Tính đến cuối quý III/2023 đã tăng lên 17.61%.
Top 10 Ngân hàng có chỉ số CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023 như sau.
4.1. Chỉ số CASA của MBbank – Ngân hàng Quân đội
Đứng đầu top ngân hàng có chỉ số CASA cao tính đến tháng 9/2023 chính là MBbank. Dù vậy MB lại đi ngược xu hướng chung khi tỷ lệ CASA có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể giảm 1,1% so với quý II và 4.7% so với đầu năm. So với năm 2022 thì chỉ số CASA MBbank giảm từ 40.0% chỉ còn 35.4%.
4.2. Chỉ số CASA của ngân hàng Techcombank – Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Techcombank ngân hàng đứng thứ 2 chỉ số CASA
Việc sụt giảm tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cũng xảy ra với ngân hàng Techcombank. Hiện tại Techcombank đang đứng vị trí thứ 2 với chỉ số CASA 33.6% thấp hơn 2022 (37.0%). So với quý II/2023 thì tỷ lệ CASA của Techcombank đã có sự tăng nhẹ. Dù vậy thì khó mà đạt được mức kỷ lục mà Techcombank từng có.
4.3. Chỉ số CASA Vietcombank – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Đứng thứ 3 chính là ngân hàng nhà nước lớn hàng đầu của Việt Nam – Vietcombank. Vào quý II/2023, Vietcombank ghi nhận tỷ lệ CASA chạm đáy nhưng nhanh chóng phục hồi trong quý III/2023. Cụ thể tỷ lệ CASA Vietcombank là 30,3% thấp hơn 2.9 điểm % so với 2022 (33.1%).
4.4. Chỉ số CASA MSB – Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam
Ngân hàng MSB đứng thứ 4 có tỷ lệ CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023
Ngân hàng MSB đứng thứ 4 trong top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023. Trong đó tỷ lệ CASA của MSB chính là 27.6% thấp hơn 2022 3.4 điểm % (31.0%). Vào năm 2022 ngân hàng MSB cũng từng có thời điểm vượt mặt Vietcombank để vào Top 3.
4.5. Chỉ số CASA ACB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
ACB là cái tên đứng thứ 5 trong danh sách ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023. Cụ thể tỷ lệ CASA của ngân hàng ACB là 20.5% đi ngang so với quý II/2023. Đồng thời giảm 1.7 điểm % so với năm 2022 (22.2%).
4.6. Chỉ số CASA VietinBank – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngay sau ngân hàng ACB chính là VietinBank với mức tỷ lệ CASA 19.8%. Đặc biệt VietinBank là ngân hàng duy nhất không suy giảm chỉ số CASA trong năm nay. Ngân hàng cũng ghi nhận số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng tốt 4.8%. Đây là con số tương đương tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn.
4.7. Chỉ số CASA BIDV – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng BIDV đứng thứ 7 trong top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023. Cụ thể tỷ lệ CASA của BIDV đạt 18.0% giảm 0.4 điểm % so với năm 2022 (18.4%). Tuy nhiên so với quý II/2023 thì chỉ số CASA của BIDV đã tăng 1.3%. Mức tỷ lệ CASA BIDV vẫn dao động trong khoảng 17 – 19% từ năm ngoái đến năm nay.
4.8. Chỉ số CASA TP Bank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Năm 2023 ngân hàng TP Bank đã cùng với BIDV cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng. Tỷ lệ CASA TP Bank tính đến tháng 9/2023 là 17.3%, giảm 0.7 điểm % so với 2022 18.0%. Nếu so với đáy của quý I/2023 thì tỷ lệ CASA TP Bank đã phục hồi 3.2 điểm %.
4.9. Chỉ số CASA Sacombank – Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng Sacombank tụt hạng xuống vị trí thứ 9 top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất. Hiện tại tính đến tháng 9/2023, tỷ lệ CASA của Sacombank đang là 17.1% thấp hơn 1.9 điểm % so với năm 2022 (19.0%).
4.10. Chỉ số CASA SeABank – Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Ngân hàng SeABank cái tên duy nhất tăng trưởng tỷ lệ CASA
SeABank đứng thứ 10 trong danh sách ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất tính đến tháng 9/2023. Dù vậy SeABank lại gây ấn tượng khi là cái tên duy nhất có sự tăng trưởng tỷ lệ CASA. Cụ thể tính đến tháng 9/2023, tỷ lệ CASA SeABank là 17.1% tăng 7.4 điểm % so với 9.7% của năm 2022. Thậm chí số dư tiền gửi không kỳ hạn ở SeABank cũng tăng gấp đôi trong quý III/2023 lên 23.600 tỷ đồng. Nhờ vậy SeABank thành công thay vị trí thứ 10 của PGBank.
5. Kết Luận
Chỉ số CASA có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với một ngân hàng. Dựa vào chỉ số bạn sẽ biết được khả năng cạnh tranh và sự phát triển của ngân hàng đó. Nhưng đừng chỉ dựa vào mỗi chỉ số CASA mà còn phảixem báo cáo tài chính và nhiều yếu tố khác. Như vậy bạn mới có thể đánh giá những cổ phiếu ngân hàng tiềm năng để đưa ra quyết định đầu tư.
Đọc thêm:
Khám phá 6 Loại Phí Ngân Hàng phát sinh mà bạn cần biết để tiết kiệm tài chính và tránh mất tiền oan
Top 5 vị trí việc làm tiềm năng tại Ngân hàng: Cơ hội vàng cho sinh viên Kinh tế quốc tế