Bí kíp xây dựng văn hoá doanh nghiệp thành công và câu chuyện của 3 hãng thời trang lớn.

Xây dựng văn hóa là một trong những tiêu chí không thể thiếu đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Điều này còn ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ của bạn trên thị trường. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Các yếu tố giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bí kíp giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và xem các hãng thời trang lớn đã làm gì để có được thành công như vậy

 

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

– Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)

– Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)

2. 6 yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp thành công

Theo Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.

Theo nhà báo John Coleman đã quan sát và nhận định rằng có ít nhất 6 yếu tố tạo nên một văn hóa doanh nghiệp vĩ đại. Việc tích hợp các yếu tố đó có thể là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa khác biệt và một tổ chức lâu dài phát triển trường tồn.

2.1. Tầm nhìn 

Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu với một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một.

Điều này dễ dàng nhận thấy nhất là ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.

Một tuyên bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.

2.2 Giá trị tạo nên văn hoá doanh nghiệp thành công

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù tầm nhìn cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. Và nhiều doanh nghiệp cũng tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,…chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp. 

McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng “Đừng trở thành cái ác – Don’t be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.

2.3. Thực tiễn

Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.

Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm” và “tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến hành ấy, nó trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn.

Tương tự như vậy, nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. Và bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực.

2.4. Con người

Người nào sẽ đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? nhân sự nào sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó?… Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp đó chính là con người.

Đó là lý do tại sao các công ty lớn trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Theo Charles Ellis (tác giả sách What it Takes: Seven Secrets of Success from the World’s Greatest Professional Firms) chia sẻ: “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”. Với ông một công ty nên phỏng vấn từ 8 tới 20 người cho một ví trí tuyển dụng nhằm tránh bỏ sót nhân tài. Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một người mà sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắng bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẳn có”.

2.5. Sức mạnh của câu chuyện

Marshall Ganz đã từng là một phần quan trọng trong phong trào lao động nông nghiệp của Caesar Chavez và ông cũng giúp xây dựng nền tảng tổ chức cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama năm 2008. Hiện tại ông là giáo sư tại đại học Harvard, một trong những lĩnh vực chính của nghiên cứu và giảng dạy của ông là “sức mạnh của câu chuyện”. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo.

Và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.

Như Coca-Cola, họ đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy. Hay những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã dần dần tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành công nhất trên thế giới.

Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.

2.6. Môi trường làm việc “mở”

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.

Tại sao Pixar lại mở rộng không gian làm việc nơi mà các thành viên công ty có thể gặp gỡ và tương tác với nhau không giống như những công ty truyền thống? Tại sao Thị trưởng Michael Bloomberg lại thích để nhân viên của ông ngồi trong một môi trường “thoáng”, chứ không phải là trong những văn phòng riêng biệt với cửa ra vào cách âm? Và tại sao các công ty công nghệ phần lớn lại tập trung ở Thung lũng Silicon? Cũng như các công ty tài chính lại luôn tọa lạc ở London và New York? Có rất nhiều câu trả lời cho mỗi câu hỏi, nhưng câu trả lời rõ ràng nhất đó là vì nơi ấy cấu hình nên một nét văn hóa.

Kiến trúc mở mang lại nhiều thuận lợi hơn khi làm việc văn phòng, điển hình như sự hợp tác. Một số thành phố và quốc gia có nền văn hóa khác nhau có thể sẽ không tán thành với yếu tố này. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp từng nơi từng quốc gia, luôn đa dạng và phong phú. Nếu như ở Mỹ các doanh nghiệp có đặc trưng của tính tự do, phóng khoáng thì còn Nhật các doanh nghiệp có tính kỷ luật, sự tận tụy. Nếu ở Hàn Quốc các doanh nghiệp có nét đặc trưng là trung thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao thì ở Đức các doanh nghiệp thể hiện tính chính xác, thận trọng, kỷ luật và thực tế.

Chính những yếu tố này góp phần làm nên nét độc đáo riêng cho từng văn hóa doanh nghiệp ở từng nơi.

Đọc thêm : 3 lợi ích cốt lõi làm nên tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

3. 3 thương hiệu lớn có văn hoá doanh nghiệp thành công

3.1 GUCCI

Gucci – Một trong những thương hiệu được đánh giá là đỉnh cao thời trang đẳng cấp quý tộc, là kết tinh tình yêu trân trọng nghề thủ công truyền thống mang đậm hơi thở và linh hồn Ý. Bắt nguồn từ lối sống xa hoa và đầy phô trương của giới quý tộc châu Âu, thương hiệu đã cho ra đời các “tác phẩm” có giá trị vĩnh hằng vượt thời gian.

  • Tầm nhìn: Tái phát minh phương pháp tiếp cận hoàn toàn hiện đại đối với thời trang. Dưới tầm nhìn mới của giám đốc sáng tạo Alessandro Michele, hãng thời trang cao cấp nổi tiếng Gucci đã định nghĩa lại sự sang trọng cho thế kỷ 21, tiếp tục củng cố vị thế là một trong những nhà thời trang đáng mơ ước nhất thế giới.
  • Sứ mệnh: Trở thành người dẫn đầu trong thị trường sang trọng ở tầm thế giới.

3.2 CHANEL

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang được nhắc đến nhiều nhất hiện nay khi liên tục xuất hiện trên các tạp chí thời trang hàng đầu. Tự do, giải phóng phụ nữ, đam mê sáng tạo, sang trọng tột bậc, tính độc đáo, sang trọng nữ tính, đơn giản và đẳng cấp là số ít giá trị cốt lõi xung quanh các sản phẩm Chanel được thiết kế. Công ty cũng tin tưởng vào việc thúc đẩy nghệ thuật và văn hóa. Giá trị cốt lõi của công ty phản ánh chính Coco Chanel và niềm tin của bà. Những giá trị cốt lõi này có thể được nhìn thấy trong mọi thứ mà thương hiệu cung cấp và thực hiện.

Giá trị cốt lõi của CHANEL

  • Duy trì và phát triển , chú trọng làm tốt những phận vụ của mình là giá trị cốt lõi của Chanel
  • Hướng tới chất liệu cổ điển
  • Nhưng sự sáng tạo và đổi mới liên tục đi kèm với sự cổ điển cao cấp lại cách Chanel đang làm
  • Họ có một tuyên ngôn ngầm hiểu đó là từ chối và khước từ với việc sale
  • Hệ thống cửa hàng tạo ra một trải nghiệm mà “người mua thông thường” không thể với tới, họ muốn người mua có một cảm giác mà chỉ hệ thống cửa hàng mới có thể làm, thứ này các thương hiệu thời trang nhanh không làm được.

SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN THƯƠNG HIỆU tạo nên văn hoá doanh nghiệp thành công

  • Sứ mệnh thương hiệu của Chanel “To be the Ultimate House of Luxury, defining style and creating desire, now and forever”. Cái nhìn trong sứ mệnh thương hiệu Chanel luôn được khắc họa một hình ảnh thanh lịch duyên dáng và phong cách từ khi bắt đầu hình thành cho đến thời hiện đại.
  • Tầm nhìn của thương hiệu Chanel gói gọn trong năm chữ đó chính là “For fashion to be functional”.

3.3 DIOR

Dior là một thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng thế giới đến từ đất nước Pháp xinh đẹp. Hiện nay, công ty đang thuộc quyền kiểm soát và điều hành của người đứng đầu thương hiệu thời trang Louis Vuitton (LVMH) – tỷ phú Bernard Arnault với 59,01% cổ phần. Còn 42,36% cổ phần thì thuộc quyền sở hữu của Dior.

Tầm nhìn và sự mệnh của Dior?

  • Tầm nhìn:

Dior khẳng định đưa sức sống vào sản phẩm, và sản phẩm sẽ trở nên phổ biến trên thị trường, tạo ra chất lượng hấp dẫn và có hồn và xây dựng một hệ thống quản lý tích hợp “chất lượng, môi trường và an toàn”, đó là chìa khóa để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh và không bao giờ kết thúc. Điểm khởi đầu của việc theo đuổi giá trị và phẩm giá với sự yên tâm, hài lòng và thoải mái là để khởi động các dịch vụ “không rủi ro” cho xã hội. Sự hài lòng của khách hàng là mục đích vĩnh cửu của Dior, cung cấp các sản phẩm hạng nhất, dịch vụ hạng nhất, để mọi khách hàng đều hài lòng.

Tầm nhìn của Dior là “To become the world’s most popular brand in all products that enhance their lifestyle”. Câu này được dịch ra có nghĩa là trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới trong tất cả các sản phẩm để nâng cao phong cách sống.

–       Mission:

Sứ mệnh mà thương hiệu thời trang nổi tiếng này luôn theo đuổi đó là:

We strive to create the environment that is fun, welcoming and that encourages customers to tap into their creativity and explore their personal styles.

– Our strive to provide our clients with the highest quality promotional merchandise available worldwide.


Kết luận: Văn hóa là linh hồn doanh nghiệp

Khi một lãnh đạo bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, có lẽ điều cuối cùng họ suy nghĩ chính là tạo dựng văn hóa bên trong doanh nghiệp mình. Nhưng văn hóa này có lớn mạnh hay không phụ thuộc vào bộ máy điều hành và cách chèo lái của lãnh đạo.

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Do đó có thể nói văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp. Nói nôm na: Nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra.

Một số bài viết tham khảo:

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ A – Z

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ? 3 VÍ DỤ VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Văn hóa doanh nghiệp là gì? 6 yếu tố giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả