Quản trị đa văn hoá luôn có sức ảnh hưởng lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo trong một môi trường đa văn hóa chính là họ phải dung hòa được những khác biệt văn hóa ở các khu vực khác nhau nếu không xung đột văn hóa sẽ xảy ra và cản trở bước đường tiến tới thành công của họ.
Hãy cùng clibme.com tìm hiểu 5 bí kíp quản trị đa văn hoá tại doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả nhất nhé!
Nội dung bài viết
I. Quản trị đa văn hoá là gì?
Khái niệm
Theo Alder, quản trị đa văn hoá được định nghĩa như sau:
“Nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới, mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa. Quan trọng hơn, nó nghiên cứu nhằm tìm hiểu và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.
Nó mở rộng phạm vi quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp từ trong nước tới phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa“.
Nói chung, có thể hiểu một cách đơn giản quản trị đa văn hoá là phương pháp quản lý của một công ty hoặc tổ chức có nhiều nhân viên đến từ các nền văn hóa khác nhau, nhằm mục đích cố gắng để đảm bảo sự đồng nhất trong môi trường công ty để đạt được mục tiêu của công ty. Phương pháp này nhấn mạnh sự tôn trọng và đảm bảo rằng mọi người trong công ty làm việc với nhau trên nguyên tắc tôn trọng và trân trọng những giá trị và sự khác biệt của nhau.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đa văn hoá
-
Sự khác biệt văn hóa
Khác biệt văn hóa là việc giữa hai hay nhiều nền văn hóa có những giá trị khác nhau, thậm chí trái ngược nhau tạo nên những nét riêng làm cho có thể phân biệt các nền văn hóa đó với nhau.
-
Sự giao tiếp
Hiện nay, có ba xu hướng chủ yếu liên quan đế tầm quan trọng ngày càng cao của giao tiếp đa văn hóa:
Thứ nhất, thị trường toàn cầu hóa đồng nghĩa với việc môi trường làm việc ngày càng có nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thứ hai, sự phát triển trong ngành giao thông – vận tải cũng như công nghệ thông tin làm cho khoảng cách trên thế giới trở nên nhỏ bé hơn và con người trở nên gắn bó hơn.
Thứ ba, ngày càng có nhiều người nhập cư đến từ các nền văn hóa khác nhau, làm thay đổi hình thái của lực lượng lao động của một quốc gia.
-
Sốc văn hóa
Sốc văn hóa là tình trạng tinh thần và thể chất tác động tới một người khi mọi thứ trước kia từng quen thuộc với họ như ngôn ngữ, thức ăn, tiền tệ, các giá trị,… đột nhiên biến mất bởi vì anh ta đã đi tới một nền văn hóa mới.
III. Sự cần thiết của quản trị đa văn hoá đối với các doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, quản trị đa văn hóa nhằm mục đích để hiểu và tôn trọng những khác biệt văn hóa, cũng như cung cấp môi trường làm việc tốt nhất có thể cho mọi nhân viên. Quản trị đa văn hoá còn giúp tổ chức tạo ra một môi trường làm việc năng động, tạo ra sự độc lập và động cơ cho các thành viên trong công ty.
Những tác động của sự đa dạng văn hoá trong các doanh nghiệp đã và đang đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản trị về mức độ cấp thiết trong việc nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm trong hoạt động quản trị đa văn hoá như:
-
Tìm hiểu và xây dựng các chính sách hợp lí
Điều này nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực do các xung đột văn hóa trong hoạt động kinh doanh quốc tế gây ra; tạo điều kiện hết mức cho các lao động nước ngoài làm quen và dần thích nghi được với nền văn hóa của quốc gia mà họ làm việc.
-
Phát triển các chính sách công bằng
Thực hiện các hội nghị và hội thảo, tổ chức các cuộc họp để tăng cường sự hiểu biết về các văn hoá khác nhau; và cung cấp các công cụ và hướng dẫn để giúp các công ty và các cá nhân hợp tác với nhau trong môi trường đa văn hoá.
-
Trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết
Việc làm này giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm trong quản trị nguồn nhân lực đa dạng văn hóa một cách có hiệu quả, đồng thời có thể tận dụng cơ hội để biến đặc điểm về đa dạng văn hóa thành thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Nhìn chung việc quản trị đa văn hoá là một yếu tố then chốt đối với các doanh nghiệp và nó có nhiều vai trò khác nhau, bao gồm: tạo ra một môi trường làm việc đa văn hóa; cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các nhân viên trong việc thực hiện các chính sách đa văn hoá; phát triển các chương trình và hoạt động để tạo ra một môi trường làm việc đa văn hoá; và điều hành các hoạt động đa văn hoá.
→ Có thể nói rằng, quản trị đa văn hóa được coi như một chiến lược hiệu quả nhất để giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra trong doanh nghiệp do sự khác biệt về văn hoá gây ra.
Xem thêm: Quản trị đa văn hóa – 6 bí kíp làm việc trong môi trường đa văn hóa bạn phải biết
IV. Bí kíp quản trị đa văn hoá tại doanh nghiệp hiệu quả
Đa văn hóa luôn là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn, cả trong cuộc sống và công việc. Chính điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải thực sự khéo léo và tài tình trong mọi hành vi. Một sự thiên vị nhỏ cũng đủ khiến nội bộ doanh nghiệp xuất hiện vấn đề. Vì thế, nếu đang nắm vai trò quản lý, bạn nên lưu ý các tiêu chí hành động sau đây:
-
Tăng cường tập huấn về văn hóa
Các nhà lãnh đạo nên tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, lễ hội ẩm thực, lập bộ quy tắc ứng xử; thành lập hội đồng dân tộc thiểu số. Ví dụ: Ở Phần Lan hiện nay mức tăng dân số rất thấp, sẽ không có đủ dân số để cung cấp cho nền kinh tế trong 20 năm nữa. Chính vì vậy, nhà nước đã mở cửa đón dân nhập cư từ nước khác vào. Các cơ quan được tập huấn về văn hóa để chuẩn bị tuyển dụng nhân viên là người nước ngoài. Những người lao động nhập cư cũng được tập huấn về văn hóa để thích nghi tốt với đất nước mới.
-
Lấy cảm xúc con người làm trung tâm xây dựng
Con người là trung tâm của văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên và thay đổi điều này. Vì thế, con người phải luôn được chú trọng khi xây dựng môi trường làm việc thuận hòa thay vì chỉ nhắm vào tình hình kinh doanh. Bạn nhất thiết phải chú ý đến cảm xúc của nhân viên để có cách ứng xử phù hợp. Điều này thể hiện qua sự đồng cảm khi hoạn nạn, chia sẻ khó khăn trong nhiệm vụ,…
-
Không giao việc mà hãy coaching
Một ví dụ điển hình cho tiêu chí quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả này là Google. Họ chú trọng chính sách cho nhân viên để tạo sự thoải mái khi công tác. Các nhà quản lý cũng luôn cố gắng cải tiến văn hóa để phù hợp với sự mở rộng quy mô của đội ngũ nhân viên. Đây cũng là cơ sở cải thiện chất lượng của nhân sự qua từng giai đoạn.
Sự thoải mái này đến từ việc nhà lãnh đạo không giao tiếp bằng sự ra lệnh mà và chia sẻ, coaching. Google luôn chia sẻ thông tin về tình hình doanh nghiệp, chia sẻ chính sách mới của ban quản trị cho nhân viên. Họ coaching để nhân viên sáng tạo và tìm ra phương pháp hành động cho bản thân thay vì áp đặt, bắt ép nhân viên. Chính sự “mật ngọt chết ruồi” này đã giúp không khí làm việc bớt áp lực và nặng nề hơn, kích thích sự sáng tạo.
-
Thời gian chuẩn bị
Khi mọi người không thoải mái với một tình huống nhất định, hoặc họ đang phải dùng một ngôn ngữ thứ hai để trình bày quan điểm trong cuộc họp, họ có thể không muốn tham gia cuộc họp đó. Nếu người lãnh đạo không hiểu được tâm lý này, mà vẫn cố thúc ép họ nhanh chóng đưa ra ý kiến thì tình huống sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều. Vì vậy, người lãnh đạo cần truyền thông rõ với đội ngũ về những mong đợi của mình với nhân viên và cho phép nhân viên có thời gian chuẩn bị và phản hồi khi họ đang gặp căng thẳng.
-
Tuyệt đối không phân biệt đối xử trong môi trường quản trị đa văn hoá
Dù là quy mô vùng miền hay quốc gia thì sự khác biệt văn hóa vẫn luôn tồn tại. Tôn trọng sự khác biệt thay vì phân biệt đối xử sẽ mọi người đánh giá cách hành xử của lãnh đạo nhiều hơn. Không một ai muốn mình trở thành đối tượng bị “dìm” và không thể phát huy năng lực. Vì vậy, bạn nhất định phải là một nhà lãnh đạo công tâm và rõ ràng.
-
Hướng tới hoạt động làm việc nhóm
Muốn gắn kết mọi người với nhau, bạn nên thử cân nhắc hoạt động làm việc nhóm. Đây cũng là tôn chỉ xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp của Facebook (Meta). Họ tôn trọng cách làm việc tự do, bình đẳng, nhà quản lý không được thể hiện khoảng cách cấp bậc. Hình thức làm việc theo nhóm luôn được đề cao để tạo điều kiện giao lưu, đồng thời là phương pháp quản lý con người cực hiệu quả.
-
Lãnh đạo phải là nguồn động lực cho nhân viên
Một nhà lãnh đạo bi quan, tiêu cực không bao giờ có thể lãnh đạo đội nhóm hoạt động hiệu quả. Tư duy tích cực ảnh hưởng rất lớn đến thành quả công việc sau cùng. Thay đổi lối nghĩ và cách biểu đạt cảm xúc thực sự rất cấp thiết trong việc xây dựng môi trường đa văn hóa. Lưu ý là với mỗi nhân viên, bạn phải có cách truyền động lực phù hợp mới mang đến hiệu quả.
Một nghiên cứu của Gallup cho thấy, cứ 10 nhân viên thì chỉ có 2 người đồng ý mạnh mẽ rằng hiệu suất của họ được quản lý theo cách thúc đẩy họ hoàn thành công việc xuất sắc – điều này cho thấy rõ ràng mức độ động viên của một nhà lãnh đạo giỏi đối với nhân viên. Điều quan trọng là một nhà lãnh đạo giỏi phải có những kỳ vọng & giao việc hợp lý, đánh giá cao tôn trọng nhân viên của họ.
-
Lắng nghe nhân viên nhiều hơn
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn phải lắng nghe để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.
Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn.
-
Quan sát sự tương tác giữa các nhân viên
Sự khác biệt trong văn hoá đôi khi có thể gây ra sự hiểu nhầm và thậm chí là những xung đột, những mâu thuẫn không đáng có.
Vì vậy, ở vị trí của một người lãnh đạo, bạn cần phải làm tốt nhiệm vụ quản trị đa văn hoá trong doanh nghiệp của mình bằng cách tỉ mỉ quan sát để nhanh chóng phát hiện và can thiệp sớm với những dấu hiệu cho thấy sự hiểu nhầm có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Sự đồng cảm với từng nhân viên chính là yếu tố quan trọng để làm giảm mức độ căng thẳng của tình huống.
V. Kết luận
Quản trị môi trường đa văn hóa tại doanh nghiệp thực sự là thử thách mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải vượt qua. Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi, nhưng lại tạo cơ sở để bạn trở nên “cứng cáp” hơn. Nếu thành công, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo tài ba và nhận được sự tôn trọng, nể phục từ nhân viên.
| Xem thêm 4 mô hình doanh nghiệp trên thế giới
| Xem thêm Hội nhập văn hóa và bài học của 4 công ty đa quốc gia
| Xem thêm 7 Nét độc đáo trong văn hoá doanh nghiệp của người Nhật Bản
| Xem thêm 3 kinh nghiệm “xương máu” khi đàm phán với đối tác Trung Quốc