7 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH F&B

F&B là gì?

F&B là một trong những ngành khó nắm bắt bởi thị trường biến động nhanh và thay đổi liên tục. Làm thế nào để launching thành công một sản phẩm hay thương hiệu mới luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp.

F&B là viết tắt của “Food and Beverage Service”, có nghĩa là dịch vụ cung cấp đồ ăn và thức uống.

Trong thực tế chúng ta có thể bắt gặp dịch vụ F&B trong khách sạn hoặc trong các đơn vị kinh doanh độc lập như nhà hàng, quán café, quán bar, lounge, pub… Tuy vậy, với tính chất vừa bao gồm food – đồ ăn và beverage – đồ uống, thì F&B thường được sử dụng trong các khách sạn.

Trong các khách sạn, khu du lịch thì F&B chính là bộ mặt của khách sạn, là công cụ marketing hữu hiệu. Bộ phận này giữ vai trò gia tăng trải nghiệm của khách hàng và thu hút khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ.

Nhiều người thường nhầm lẫn F&B là tên gọi của ngành dịch vụ. Nhưng trên thực tế F&B chỉ là một tệp con của ngành dịch vụ. Trong khi đó dịch vụ là một từ được dùng để chỉ tất cả các loại dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống,…

F&B là một trong những ngành khó nắm bắt bởi thị trường biến động nhanh và thay đổi liên tục. Làm thế nào để launching thành công một sản phẩm hay thương hiệu mới luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp.

Nếu đến với con đường kinh doanh chỉ để thử hay trải nghiệm thì ngành F&B không phải là lĩnh vực bạn nên lựa chọn. Kinh doanh nhà hàng hay quán cafe những tưởng sẽ mang đến “siêu lợi nhuận” nhưng chỉ người trong cuộc mới biết tiền của ra đi nhanh thế nào. F&B có độ cạnh tranh ngành rất khốc liệt, bên cạnh đó còn là bài toán về nhân sự và dòng tiền

7 Điều cần chuẩn bị để gia nhập ngành F&B

1. Lựa chọn mô hình nhà hàng

Bước đầu tiên khi khởi nghiệp ngành F&B nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng là quyết định chọn mô hình. Bạn đang xem xét mở một nhà hàng cao cấp hay nhà hàng tầm trung? Bạn dự định phục vụ những món ăn thuần Việt hay các món Ý, Pháp? Sau khi lựa chọn được mô hình nhà hàng bạn dự định kinh doanh, bạn mới có hướng để tính tiếp đến các bước dự trù ngân sách, thuê địa điểm hay thiết kế không gian.

2. Huy động nguồn vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết cần phải có khi mở nhà hàng. Trước hết, bạn cần xác định số vốn đang có và nguồn vốn có thể huy động được? Nếu nguồn vốn cá nhân không đủ khả năng đáp ứng quy mô kinh doanh thì bạn cần kêu gọi thêm người góp vốn hoặc lựa chọn những hình thức vay. Nhưng để thuyết phục các nhà đầu tư, bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng, khởi nghiệp ngành F&B phải chi tiết rõ để chủ đầu tư thấy họ sẽ được gì nếu đầu tư hoặc cho bạn vay tiền.

Không một nhà đầu tư nào muốn chơi trò may rủi hay đầu tư theo cảm tính, vậy nên việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cẩn thận để thuyết phục họ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể huy động vốn mở nhà hàng bằng hình thức vay người thân, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Khi có đủ nguồn ngân sách, bạn mới có thể thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình được.

3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định tệp khách hàng mục tiêu là một trong những điều quan trọng nhất cần nghiên cứu khi bắt đầu khởi nghiệp ngành F&B. Sự thay đổi về môi trường văn hóa làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn. Do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng mong muốn được thưởng thức nhiều loại ẩm thực đa dạng, phong phú. Nhiều khách hàng muốn thưởng thức những món truyền thống, nhưng nhiều khách muốn trải nghiệm sự mới mẻ độc đáo của phong cách phương Tây.

Hành vi khách hàng trong thị trường F&B
Hành vi khách hàng trong thị trường F&B

Bên cạnh đó, tuỳ vào số tiền bạn đầu tư và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn địa điểm phù hợp. Nhưng bạn cũng phải hiểu rõ một điều rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp ngay trung tâm thành phố lớn thì chi phí sẽ cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì. Bạn cũng cần kiểm tra, xem xét thật kỹ lưỡng mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay số lượng khách hàng tiềm năng ở nơi đây. Họ có nằm trong số khách hàng chiến lược của nhà hàng không?

4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Một căn nhà muốn đứng vững cần phải xây nền móng, một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thành công cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp ngành F&B, tạo nên thương hiệu F&B của riêng bạn, giúp bạn nhìn rõ được quá trình mình cần làm gì từ khi chuẩn bị cho đến giai đoạn bắt đầu.

Hãy xây nó thật chi tiết với những phần sau:

– Ý tưởng kinh doanh: bạn muốn mở một quán ăn nhanh, nhà hàng bistro hay quán bar? Quán cafe, trà sữa hay trà chanh? Bạn sẽ bán đồ ăn / đồ uống nào và giá của mỗi loại là bao nhiêu?

– Mô hình doanh nghiệp: bạn đang bắt đầu kinh doanh độc lập hoặc thông qua quan hệ đối tác? Là một công ty cổ phần hay công ty TNHH?

– Thị trường mục tiêu: nhóm khách hàng nào sẽ là tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn?

– Địa điểm: Quán của bạn sẽ được đặt ở đâu? Khách hàng của bạn ở đâu? Bạn sẽ phải đối mặt với loại cạnh tranh nào trong lĩnh vực đó?

– Marketing: Xây dựng chiến lược marketing cho thương hiệu cụ thể và bám theo mục tiêu của từng giai đoạn phát triển.

– Dự trù tài chính và ngân sách: dự trù những loại chi phí mà bạn sẽ phải chịu, ví dụ: hàng tồn kho (thực phẩm và đồ uống), lao động, thuê và các chi phí khác,..

– Hoạt động: Bộ máy doanh nghiệp của bạn sẽ như thế nào, gồm bao nhiêu bộ phận và sẽ có bao nhiêu nhân viên? Văn hóa doanh nghiệp ra sao?…

– Tạo USP

USP (Unique Selling Point) là điểm bán hàng độc nhất – yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi chiến lược marketing. Đây là công cụ để giúp bạn xây dựng hình ảnh của sản phẩm/ thương hiệu của mình trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ: trà sữa giá rẻ nhất, sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại, vv.

Để tạo ra USP phù hợp, bạn hãy kết hợp các thành phần sau: nhu cầu của khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ đối thủ, tính năng/ lợi ích riêng biệt chỉ có ở sản phẩm của bạn, lời hứa thương hiệu.

– Quảng bá ra mắt sản phẩm

Sự quan tâm của khách hàng phần nào đánh giá được mức độ thành công của việc quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các chiến dịch quảng cáo, tổ chức sự kiện để tăng độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu. Dưới đây là các công cụ phổ biến và hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp launching sản phẩm mới cho ngành F&B:
Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội thông qua: Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,…

  • Tổ chức sự kiện soft-opening, grand-opening, liveshow,…với sự góp mặt của người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng và khách hàng mục tiêu.
  • Phát tờ rơi, treo banner, standee, ooh,.. tại địa phương
  • Truyền thông đại chúng thông qua tivi, báo đài,…

Một số chiến lược launching cho ngành F&B

Chúng tôi đã tổng hợp các chiến lược launching đã được vận hành và mang lại hiệu quả cho ngành F&B, bạn hãy tham khảo nhé:

  • Tặng quà trước ngày ra mắt: tạo mini game nhận quà trên Facebook/ Instagram/ Tiktok,…
  • Tăng khả năng hiển thị tự nhiên: tối ưu hóa từ khóa, trải nghiệm người dùng và xây dựng nội dung hữu ích
  • Tạo nội dung có thể chia sẻ: tạo các bài viết chất lượng cao, chủ đề nhiều người quan tâm để họ chủ động muốn chia sẻ các nội dung này
  • Tiếp thị lại: giữ liên lạc với khách hàng cũ, nhắc nhở họ về việc ra mắt sản phẩm mới
  • Tiếp thị truyền miệng: khuyến khích khách hàng nói về sản phẩm/ thương hiệu của bạn bằng việc tặng họ phiếu giảm giá hoặc giao hàng miễn phí, vv.
  • Thiết lập mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng: gửi tặng sản phẩm cho các blogger, tiktoker hay influencer trải nghiệm rồi chia sẻ nó đến với cộng đồng.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng: xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng chu đáo, đào tạo nhân viên cẩn thận để cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
  • Tiếp thị email: xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng bao gồm: tuổi tác, nơi ở, sản phẩm yêu thích,… để lập chiến lược email marketing mang tính cá nhân hóa.
  • Chuẩn bị các câu hỏi thường gặp trước khi ra mắt sản phẩm: bạn có thể đặt mục này vào website hoặc fanpage của mình để đón đầu người dùng và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm của bạn.

5. Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, đảm bảo chuỗi cung ứng tốt

Kinh doanh nhà hàng, bạn nên lựa chọn cho mình những nhà cung cấp nguyên vật liệu cố định để chắc chắn nhà hàng luôn có món ăn để phục vụ khách hàng. Bạn nên liên hệ và tìm nhà cung cấp thực phẩm sạch, uy tín có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo các cách bảo quản nguyên liệu khoa học để tránh hỏng hóc. Luôn tham khảo giá nguyên vật liệu ở thị trường chung để tránh bị nhà cung cấp nâng giá.

6. Lên menu và xác định giá

Yêu cầu cơ bản nhất khi lập menu khách hàng là phải tạo được sự thu hút thị giác với thực khách. Menu nhà hàng nên được thiết ngắn gọn, tập trung các món ăn chính và được bố trí chi tiết. Hơn nữa bạn nên chèn thêm các hình ảnh minh họa phong phú, sinh động nhưng đảm bảo không gây rối mắt người nhìn. Giá tiền cũng là một yếu tố bạn phải cân nhắc cẩn thận. Bạn nên thể hiện một cách khéo léo để thực khách không bị phân tâm vào giá tiền thay vì chú ý vào món ăn.

7. Mua trang thiết bị, hệ thống quản lý kinh doanh

Hệ thống đặt món, giao hàng tận nơi cho nhà hàng
Website đặt món online, giao hàng tận nơi
Tính năng đặt bàn trước cho nhà hàng,...
Quản lý đặt bàn trước

Như những mô hình khác, kinh doanh nhà hàng bạn cũng cần chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho cả kinh doanh online và offline. Một số khoản cần đầu tư để kinh doanh F&B trong thời kì chuyển đổi công nghệ hiện nay:

Thiết kế web đặt món, đặt bàn cho nhà hàng, quán ăn,...
  • Thiết kế Website đặt bàn, đặt món online
    • Trang Chủ
    • Giới thiệu
    • Quản lý chi nhánh
    • Menu – Thực đơn
    • Đặt món online (Pickup/Giao hàng)
    • Giỏ hàng
    • Thanh toán: COD
    • Quản lý đặt bàn/Bàn đang trống
    • Danh sách đặt bàn
    • Quản lý tài khoản khách hàng
    • Lịch sử đơn hàng
    • Đánh giá/Feedback của khách hàng
    • Quản lý mã giảm giá
    • Báo cáo thông minh
    • Responsive trên thiết bị di động
    • Liên kết mạng social media,….

> Tham khảo: Cách tối ưu hóa website cho ngành F&B hiệu quả

  • Phần mềm thanh toán, máy POS như KiotViet, Misa,…
  • Phần mềm chăm sóc khách hàng tự động như Panda Loyalty,…
Phần mềm tích điểm đổi quà Panda Loyalty
Phần mềm tích điểm đổi quà, chăm sóc khách hàng tự động Panda Loyalty

Có nhiều loại thiết bị, phần mềm từ cao cấp đến bình dân trên thị trường mà bạn có thể lựa chọn dựa vào nguồn tài chính và nhu cầu sử dụng.

> Tham khảo: Chi phí thiết kế website đặt bàn đặt món online cho nhà hàng, quán ăn là bao nhiêu?

Các mô hình kinh doanh F&B phổ biến nhất 2022

Ngày nay, nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng không còn giới hạn ở sự “ăn no” mà là trải nghiệm, thưởng thức và khám phá. Nắm bắt được tâm lý này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư cho mô hình kinh doanh ẩm thực mới lạ, độc đáo. Đặc biệt, những mô hình kinh doanh mới thích ứng với tình hình mới sau dịch được kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn.

Thứ nhất, mô hình kinh doanh đồ ăn/đồ uống take-away (khách hàng mua mang đi). Mô hình này đã phát triển vì cuộc sống bận rộn đã thúc đẩy nhu cầu mang đi để tiết kiệm thời gian. Theo xu hướng này, một số thương hiệu phục vụ ăn uống đã mở các cửa hàng nhỏ mang đi hoặc các thương hiệu chỉ kinh doanh trực tuyến đã mở thêm cửa hàng để khách hàng đến mua mang về.  Để tăng tốc độ phục vụ, nhiều cửa hàng còn đầu tư sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ ghi nhận order và thực hiện thanh toán với nhiều phương thức nhanh chóng.

Thứ hai, mô hình kinh doanh tự phục vụ đang là xu hướng bùng nổ hiện nay. Năm 2022, nhiều nhà hàng, quán cà phê cũng sẽ theo xu hướng và chuyển đổi phương thức hoạt động từ “phục vụ bàn” sang “tự phục vụ”. Tự phục vụ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và chủ doanh nghiệp. Về phía khách hàng, họ được trải nghiệm một cảm giác mới thú vị, khác hoàn toàn với cách phục vụ truyền thống khi không phải đợi nhân viên mang đồ ăn, thức uống mà được tự do di chuyển, lấy đồ. Ngoài ra, nhờ mô hình này, các công ty có thể tiết kiệm chi phí nhân sự.

Thứ ba, mô hình hai chiều giữa phân phối thực phẩm và dịch vụ F&B ngày càng phát triển.  Ở khía cạnh thứ nhất, dịch vụ ăn uống sẽ tích hợp các mô hình sản xuất và phân phối thực phẩm như một giải pháp an toàn và định hướng kinh doanh lâu dài. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất và phân phối thực phẩm sẽ chủ động gắn mô hình dịch vụ ăn uống để tự tạo đầu ra. Đặc biệt, doanh nghiệp ở mô hình này còn có thể tập trung vào phát triển các chuỗi điểm bán sở hữu hoặc nhượng quyền.

Tiếp theo, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ở các thành phố lớn, ngành dịch vụ ăn uống đang dần mở rộng ra các tỉnh lẻ. Đây là lý do ngày càng nhiều chi nhánh của các thương hiệu lớn mọc lên ở các tỉnh thành, tạo thành một xu hướng phát triển mới. Ưu điểm của mô hình này là chi phí thuê mặt bằng, nhân lực sẽ rẻ hơn, giúp thu lợi nhuận nhanh. Ngoài ra, những thương hiệu nổi tiếng tại các thành phố lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh và được người tiêu dùng đón nhận, ưa chuộng.

Cuối cùng, mô hình All-in-shop trở nên phổ biến. Mô hình này được hiểu là sự tập trung của nhiều tiện ích khác nhau tại một khu vực nhất định. Các tiện ích này thường có mối liên hệ với nhau và phục vụ nhu cầu cấp thiết nhất là kích thích khách hàng hành động nhiều hơn. Ví dụ chuỗi tiện ích có thể bao gồm: hàng tiêu dùng, quầy thực phẩm, quầy thuốc, dịch vụ ngân hàng tích hợp…

Sinh viên thực hiện: Đỗ Hồng Anh

Mã sinh viên: 20050745

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 6

Mã lớp học phần: INE3104_6